Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 45)

 Thị trường châu Á

Đây là một thị trường lớn với dân số đông và cầu tiêu thụ nông sản cao. Xét về vị trí địa lý, châu Á là nơi thuận lợi cho Việt Nam trong khâu vận tải. Việt Nam cũng có thế mạnh về quan hệ ngoại giao với các bạn hàng tại thị trường này, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản trở nên mạnh mẽ hơn. Các sản phẩm có khả năng xuất khẩu lớn của Việt Nam là gạo và chè, đặc biệt hướng tới các nước

38

Trung – Cận Đông, đây được coi là khu vực tiềm tàng với các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Tuy nhiên, các quốc gia châu Á vừa là bạn hàng tốt, vừa là những đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Việt Nam, đặc biệt là hai đối tác quan trọng ASEAN và Trung Quốc. Xuất khẩu nông sản sang ASEAN sẽ dần bị hạn chế. Bởi lẽ, đặc trưng cơ bản về các sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng của các nước trong ASEAN gần tương tự nhau, điều đó không có lợi về mặt cạnh tranh trong khu vực cũng như trên thế giới. Hơn nữa, phần lớn các sản phẩm nông nghiệp xuất sang thị trường này dưới hình thức tạm nhập tái xuất, không phù hợp với yêu cầu gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới.

 Thị trường châu Mỹ

Thị trường châu Mỹ là một thị trường tiêu thụ lớn, đem lại lợi ích xuất khẩu cao và đầy tiềm năng cho xuất khẩu nông sản. Các mặt hàng nông sản chủ yếu xuất sang thị trường này là cà phê, hạt điều, hồ tiêu, mật ong, cao su… mà xuất khẩu nông sản Việt Nam tập trung nhất vẫn là thị trường Mỹ, đặc biệt là xuất khẩu cà phê vào thị trường này do Mỹ là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện tại kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường này vẫn chưa cao. Nguyên nhân do Mỹ là thị trường có mạng lưới chế độ mậu dịch hết sức chặt chẽ, khả năng tiếp cận của Việt Nam vào thị trường bị hạn chế nhiều. Thêm vào đó, đây là môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt trong khi năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa cao.

 Thị trường EU

EU là một thị trường vô cùng khó tính, có thể nói là thị trường khó tính nhất trong xuất khẩu nông sản với hệ thống các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật khó lọt cũng như chính sách chung về nông nghiệp bảo hộ ngành nông nghiệp EU trong vòng bảo hộ cao. Các luật lệ này gây khó khăn cũng như áp lực không nhỏ cho các nước xuất khẩu nông sản đặc biệt là các quốc gia đang phát triển mặc dù đã và đang được hưởng những chính sách và ưu đãi lớn. Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường này một số mặt hàng như cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu… đặc biệt cà phê là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất và cũng đang được Việt Nam chú trọng cải tiến chất lượng, chuyển từ thô sang tinh chế để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của thị trường.

39  Thị trường châu Phi

Châu Phi là châu lục lạc hậu và chậm phát triển nhất thế giới do đó lợi ích xuất khẩu thu được tại thị trường này không cao. Tuy nhiên, thị trường này không yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng nông sản như các thị trường khác. Các quốc gia nhập khẩu chủ yếu của châu Phi là Ghana, Maroc, Congo, Tanzania và Nigieria. Châu Phi có nhu cầu lớn về các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, chè… Mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi chiếm khoảng 60%. Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước Bắc Phi như: An-giê-ri, Ai Cập, Maroc, Tunisia… tuy nhiên chủ yếu dưới dạng thô. Cho đến nay, châu Phi vẫn đang được coi là thị trường tiềm năng cho triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông sản Việt Nam.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trƣờng EU

EU là một thị trường nhập khẩu lớn mà Việt Nam đang hướng tới, đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản. Bởi lẽ EU là nơi tiêu thụ hàng nông sản nhiều nhất thế giới, với 28 quốc gia tập hợp nhiều thành phần dân tộc khác nhau, có lượng cầu lớn và đa dạng. Hơn nữa, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU ngày càng phát triển, đem lại cho Việt Nam cơ hội rộng mở hơn để nắm bắt thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên chinh phục thị trường này đòi hỏi cần rất nhiều nỗ lực. Thị trường EU khó tính với mặt hàng nông sản, hơn nữa, cạnh tranh mang tầm vóc quốc tế là một khó khăn lớn với doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù EU đã thực hiện một quy chế thuế nhập khẩu nhưng do nhiều thị trường cộng gộp nên vô cùng đa dạng về văn hóa và phong cách tiêu dùng. Do đó, để sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của thị trường là một điều không hề dễ.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)