Chất lượng hàng nông sảnxuất khẩu Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 56)

Thực tế cho thấy nông sản xuất khẩu Việt Nam mới chỉ chiếm ưu thế về số lượng mà chưa thực sự thuyết phục được khách hàng bằng chất lượng. Đối với thị trường khó tính như EU, nơi có các quy định hết sức khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sản phẩm bị từ chối nhập khẩu cao nhất. Đây chính là hậu quả của việc thiếu kiểm soát chặt chẽ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp, người sản xuất chỉ quan tâm đến số

49

lượng mà quên đi chất lượng, áp dụng cung cách sản xuất tùy tiện, nhắm mắt làm liều và chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt. Việc này không chỉ gây thiệt hại về tiền bạc mà quan trọng nhất là nó sẽ làm xấu đi hình ảnh nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Nông sản khi xuất khẩu sang thị trường EU phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe nhằm bảo vệ con người và môi trường, đó là điều khó khăn nhất mà Việt Nam đang đối mặt do chất lượng nông sản Việt Nam còn hạn chế. Chè là loại nông sản từng có số lượng xuất vào EU cao nhất của Việt Nam trong năm 2003, nhưng lượng chè xuất khẩu vào thị trường EU chỉ chiếm khoảng 1,8% thị phần nhập khẩu của EU. Năm 2013, ngành chè Việt Nam đón những tin không vui khi các đối tác EU đã trả lại nhiều lô hàng xuất khẩu sang EU do tồn dư hoạt chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, đó là 2 hợp chất Acetamiprid và Imidacloprid. Trong khi đó 2 hợp chất này đến năm 2015 mới được đưa ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Tuy Cục BVTV đã đưa ra 7 loại hợp chất khác thay thế và khuyến cáo người dân sử dụng nhưng doanh nghiệp không thể kiểm soát được lượng chè thu mua có đảm bảo chất lượng hay không. Bởi vì 2 loại thuốc kia vẫn được lưu hành trên thị trường và họ không thể kiểm soát được hành vi của người trồng chè có thể chạy theo lợi nhuận mà ít quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cái khó của doanh nghiệp.

Đại diện Cục Nông nghiệp nhận xét: “Dù nước ta đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê… nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Trong khi quy định mới của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn không cho phép có dư lượng thuốc trong chè. Đó là lý do một số công ty chè thuộc EU đã gửi thư cảnh báo chất lượng một số lô chè của nước ta. Pháp cũng yêu cầu hàm lượng chì trong sản phẩm đồ hộp phải dưới 0,1 ppm, giảm 5 lần so với trước kia”.

Rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng vấp phải những khó khăn tương tự. Bốn loại bệnh hại chính là bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá quả và vi khuẩn gây bệnh sẹo trên cam quýt rất phổ biến ở Việt Nam nhưng lại không hề có ở các nước EU.

50

Trong khi đó thị trường EU lại yêu cầu vô cùng khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ cần phát hiện một mẫu vi phạm toàn bộ lô hàng sẽ bị trả lại. Thực tế, tình trạng rau quả tươi xuất khẩu sang EU không đạt chất lượng không những không được cải thiện mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Rau quả có nguồn gốc Việt Nam đã bị phía EU cảnh báo 29 lần năm 2010 và tiếp tục bị cảnh báo 366 lần vào năm 2011. Tổng vụ sức khỏe người tiêu dùng của Liên minh châu Âu đã đưa ra lời cảnh báo sẽ đóng cửa thị trường rau quả nhập từ Việt Nam nếu phát hiện thêm 5 lô hàng bị nhiễm vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, kể từ ngày 15/01/2012 – 15/01/2013. Tuy nhiên, dù Cục bảo vệ thực vật đã công bố 15 mặt hàng rau quả tạm ngưng làm thủ tục xuất khẩu, ngay trong 03 tháng đầu năm 2012 EU vẫn phát hiện thêm 3 trường hợp vi phạm nữa chủ yếu ở rau thơm và một số loại quả. Để giữ được thị trường tiềm năng này và ngăn cản tác động xấu đến xuất khẩu các loại rau quả khác, từ ngày 15/5/2012 đến 1/2/2/2013, Cục Bảo vệ thực vật đã tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu đi các nước thuộc EU, gồm: húng quế, ớt, cần tây, mướp đắng và ngò gai để kiểm soát tốt hơn công tác kiểm dịch. Sau hơn một năm ngưng lại, ngày 30/06/2013, rau quả tươi đã được cấp phép trở lại để xuất khẩu vào thị trường EU.

Mật ong là một trong những mặt hàng tiêu thụ mạnh ở thị trường EU với mức tiêu thụ mật ong trên đầu người cao nhất thế giới. Tuy nhiên, mật ong Việt Nam chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về dư lượng các chất, đặc biệt là Carbenzamin, khiến cho mật ong nước ta bị cấm nhập khẩu từ năm 2007 (sau hai lần nhắc nhở vào năm 2003 và 2005). Đó là điều đáng buồn vì Việt Nam là một trong mười nước xuất khẩu mật ong hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 30 – 35 ngàn tấn/năm. Khi đó một số đơn vị nhập khẩu của EU yêu cầu mật ong Việt Nam phải đảm bảo 17 tiêu chuẩn về chất lượng, ngoài ra còn bắt buộc áp dụng hệ thống HACCP khiến chi phí tăng cao ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Hiện tại mật ong Việt Nam đã được nhập khẩu trở lại vào thị trường EU từ tháng 3/2013 và đang cố gắng hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng nhằm lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng trên thị trường này.

51

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 56)