Thái Lan

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 37)

Thái Lan cách đây 25 năm là một nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay Thái Lan đã trở thành một nước phát triển trong khu vực Asean. Nền nông nghiệp đối với Thái Lan có thể coi là xương sống của đất nước với diện tích đất nông nghiệp lớn gấp 2,62 lần nước ta. Tuy nhiên, do dân số ít nên bình quân đất canh tác trên đầu người gấp 4 lần Việt Nam. Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, các mặt hàng nông sản khác như cao su, điều, rau quả… cũng rất được thị trường EU ưa chuộng. Năm 2010 và 2011, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản sang thị trường EU của Thái Lan lần lượt là 7,3% và 19,6%. Sự thành công của Thái Lan do đã áp dụng các biện pháp và chính sách hợp lý, Việt Nam có thể học hỏi các kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản

Chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, sử dụng các chính sách vĩ mô để can thiệp và điều tiết sản xuất nông sản một cách có

30

hiệu quả. Chính phủ hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua việc ổn định giá vật tư, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp…; thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng cách xóa bỏ chế độ hạn ngạch, không thu thuế xuất khẩu, cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi những khoản vay ngắn hạn, dài hạn và trung hạn, ngoài ra Chính phủ còn giúp định hướng thị trường xuất khẩu, can thiệp ký những hợp đồng lớn,… Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác nông nghiệp đưa ra chính sách nhận thế chấp nông sản cho người nông dân vay vốn với lãi suất thấp, thu mua và nhận ký gửi một số loại nông sản như thóc, lúa theo yêu cầu.

Thứ hai, cải tiến chất lượng nông sản

Bắt đầu từ việc cải thiện giống cây trồng phù hợp với điều kiện của Thái Lan kết hợp với sử dụng hiệu quả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, mà khuyến khích hơn nữa là việc cải tạo đất đai, từ đó nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất. Phương pháp canh tác “trong một môi trường thân thiện” được Thái Lan đưa vào áp dụng đã làm tăng năng suất rau quả và giảm thiểu thuốc trừ sâu, quy mô trồng rau nhà vườn cũng được chuyển thành quy mô trang trại, đem lại kết quả thành công cho Thái Lan và ngày càng được khuyến khích thực hiện. Thái Lan đã ban hành và thực hiện các chính sách cải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm, thiết lập hệ thống ThaiGAP, cung cấp các dịch vụ tư vấn và huấn luyện về GAP cho nhà sản xuất. Ở Thái Lan, nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt là đầu tư dây chuyền chế biến hiện đại cũng như các công nghệ kỹ thuật liên quan đến phơi, sấy, bảo quản. Mới đây, Thái Lan đã phát triển công nghệ sấy khô nông sản mới ngay sau thu hoạch bằng lạnh thay vì bằng nhiệt, giải quyết những khó khăn về thời gian bảo quản, diện tích sân bãi và nhân lực của các phương pháp truyền thống.

Thứ ba, xây dựng chiến lược giá

Giảm các chi phí sản xuất đầu vào để hạ giá thành sản phẩm như giảm thuế nhập khẩu giống, phân bón, nông cụ… liên tục đưa giống mới vào thử nghiệm và nhân giống ra diện rộng để tăng năng suất, chất lượng góp phần giảm giá, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giá so với nông sản của các đối thủ khác trên thị trường.

31

Thứ tư, đầu tư FDI vào nông nghiệp

Nhận thức được giá trị kinh tế và tiềm năng nông sản của từng vùng, từ đó định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việc khai thác thế mạnh những sản phẩm có lợi thế so sánh. Chính phủ miễn giảm 50% thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị đối với các dự án FDI trong nông nghiệp; hơn nữa, những dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.

Thứ năm, giảm thiểu thủ tục hành chính rườm rà

Thái Lan sử dụng đồng thời hai hệ thống thông quan là hệ thống thủ công và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI để rút ngắn thời gian thông quan cho hàng xuất khẩu, trong đó có nông sản. Hệ thống này sẽ tự động xử lý thông tin như kiểm tra dữ liệu khai báo, so sánh, kết nối dữ liệu, thông báo kết quả xử lý ngay thông qua đường điện tử tới kho hàng để làm các thủ tục tiếp theo và hàng hóa sẽ được giải phóng.

32

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 37)