- Thành lập trung tâm thương mại tại thị trường EU nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường. Việc này đòi hỏi Nhà nước phải hỗ trợ ban đầu về tài chính và nhân sự, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích tổ chức hay cá nhân tham gia.
- Phát triển thương mại điện tử: tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tạp chí nước ngoài, đưa thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu nông sản. Các ấn phẩm giới thiệu về doanh nghiệp và các mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ góp phần hữu hiệu trong việc cung cấp thông tin tới bạn hàng nước ngoài. Hơn nữa, tỷ lệ dân số truy cập internet ở các nước EU rất lớn, thông qua internet các thông tin về sản phẩm có thể đến với người tiêu dùng một cách nhanh gọn, chính xác và đầy đủ, đồng thời tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp về khâu quảng cáo.
- Quan hệ với Việt Kiều: Cộng đồng người Việt ở các nước EU có từ lâu đời và khá đông đảo, họ có những đóng góp nhất định cho nước sở tại và có nhiều người thành đạt trong kinh doanh. Họ nắm vững những phong tục tập quán và có hiểu biết sâu sắc về đặc điểm thị trường cũng như thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng ở đó. Bằng cách để Việt Kiều làm trung gian môi giới sản phẩm, ta có thể thông qua quan hệ với cộng đồng người Việt tại các nước EU để nắm lấy nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ buôn bán với các nước này theo nhiều cách, hoặc có thể mời họ làm cố
71
vấn cho chúng ta trong hoạt động kinh doanh tại thị trường EU, đó là cơ hội để có được nhiều thông tin bổ ích mà có thể chúng ta không ngờ tới được.
- Củng cố khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu: Với mục đích tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, các cơ quan Nhà nước cần đẩy nhanh việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại, hiệp định tránh đánh thuế hai lần… với các nước EU trên cơ sở các quy định của WTO và các nguyên tắc, thỏa thuận của thị trường chung châu Âu dưới dự điều hành của liên minh châu Âu. Hơn nữa, Nhà nước dùng các cơ chế, chính sách để giúp các doanh nghiệp phát triển, vì thế Nhà nước cần ban hành những luật lệ, quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản một cách chặt chẽ và phù hợp để tạo nên hành lang pháp lý bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả như quy định bắt buộc về kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo nông sản xuất khẩu sang EU có chất lượng hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đồng thời, tạo lập môi trường pháp lý để thương mại điện tử phát triển, góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại với các doanh nghiệp EU, từ đó tăng cường quảng cáo, kí kết hợp đồng, phân phối nông sản sang EU.
72
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế là quá trình tham gia vào một sân chơi chung cạnh tranh bình đẳng. Để có thể chơi và thắng hay đơn giản là không bị các đối thủ khác đánh bật ra khỏi sân chơi, đòi hỏi ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam phải có đủ sức mạnh khi tham gia vào cuộc chơi đó. Muốn vậy, ngành phải tìm ra những giải pháp để có được sản phẩm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp với nhu cầu của thị trường EU và đủ sức cạnh tranh với các đối thủ ngang hàng thậm chí mạnh hơn. Việt Nam cần phải nắm rõ các rào cản đặt ra cho các nước nhập khẩu nông sản của EU, đồng thời nắm rõ hiện trạng nông sản của mình để tìm cách phát huy những điểm mạnh, khắc phục những yếu kém, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản. Vì vậy, khóa luận đã tập trung nghiên cứu và đạt được những kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, khẳng định sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Thị trường EU có tầm quan trọng lớn trong việc khẳng định chất lượng nông sản Việt Nam liên quan đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang các thị trường mới, đồng thời khiến Việt Nam nhìn nhận rõ những hạn chế trong xuất khẩu nông sản và rút ra những bài học từ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Nhìn chung, hàng nông sản Việt Nam càng ngày đang không ngừng được cải thiện về cả số lượng và chất lượng, giá cả để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường, tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam cũng ngày càng mạnh và đông đảo hơn, nguy cơ mất thị trường nếu cứ dậm chân tại chỗ.
Thứ hai, chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU. Tuy có những điểm mạnh về lợi thế điều kiện tự nhiên, nhân công dồi dào, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao và các sản phẩm được tinh chế nhiều hơn… nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều yếu kém cần phải khắc phục như chất lượng chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chủng loại chưa phong phú, đa dạng và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường… Đây là những vấn đề mà ngành nông nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng khắc phục.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU như: nâng cao chất lượng nông
73
sản, sản xuất tập trung, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao và hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản Việt Nam… Những giải pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Đây là một đề tài tương đối rộng, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhưng do sự hạn chế về năng lực cũng như thời gian, khóa luận còn những thiếu sót nhất định và cần được tiếp tục bổ sung nghiên cứu thêm. Do đó, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn đọc và các nhà khoa học để có thể hoàn thiện hơn nữa khóa luận này cũng như các công trình khoa học trong tương lai.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (2005), Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, Dự án VIE/61/94, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2009 ngành nông nghiệp và PTNT, ngày
25/12/2009.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tháng 12 và cả năm 2010 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày 24/12/2010.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo kết quả thực hiện 12 tháng năm 2011 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày
25/12/2011.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngày 25/12/2012.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2013 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngày 24/12/2013.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 4 tháng năm 2014 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
ngày 24/04/2014.
8. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (2010), Xuất khẩu nƣớc/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu tháng 12/2010, ngày 01/09/2011.
9. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (2011), Xuất khẩu nƣớc/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu tháng 12/2011, ngày 25/04/2012.
10. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (2012), Xuất khẩu nƣớc/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu tháng 12/2012, ngày 29/03/2013.
75
11. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (2013), Xuất khẩu nƣớc/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu tháng 12/2013, ngày 25/04/2014.
12. Nguyễn Quốc Trí (2013), “Để xuất khẩu nông sản từ “thô” sang “tinh””,
Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 21/2013.
13. Minh Anh (2014), “Nhiều chính sách hỗ trợ DN kinh doanh cà phê”,
http://www.baohaiquan.vn/, ngày 02/02/2014.
14. An Huy (2013), “Cà phê mất giá do triển vọng được mùa”,
http://vneconomy.vn/, ngày 19/06/2013.
15. Đào Huyền (2013), “Xây dựng cho nông sản VN: Nâng vị thế, chống thất thu”, http://hanoimoi.com.vn/, ngày 09/09/2013.
16. Xuân Lộc (2014), “Nông sản vào EU: Đường rộng nhưng khó đi”,
http://www.doanhnhansaigon.vn/, ngày 20/01/2014
17. Hải Minh (2014), “Thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU sẽ tăng vọt”, http://cafef.vn/, ngày 25/02/2014.
II. Tài liệu Tiếng Anh
18. Directorate – General for Agriculture and Rural Development (2012),
Bilateral agricultural trade relations, European Commission.
19. Director – General for Trade (2013), European Union, Trade with Vietnam, European Commission.
20. Directorate – General for Agriculture and Rural Development (2012),
Statistical and economic information report 2011, European Commission.
21. Directorate – General for Agriculture and Rural Development (2012),
Statistical and economic information report 2012, European Commission.
22. Directorate – General for Agriculture and Rural Development (2012), The
EU and major world players in Fruit and Vegetable Trade, European
Community.
23. European Coffee Federation (2011), European Coffee Report 2010/11. 24. European Coffee Federation (2012), European Coffee Report 2011/12. 25. European Coffee Federation (2013), European Coffee Report 2012/13.
76
26. Eurostat (2011), Goods trade with ASEAN countries rebounds from 2009 to 2010; EU trade decifit rises by nearly 30%.
27. Eurostat (2013), Vietnam EU bilateral trade and trade with the world. 28. Hilde Brans (2013), Food and Agricutural Import Regulations and Standards – Narrative, Global Agricultural Information Network.
29. Quan Tran (2014), Vietnam: Grain and Feed Annual, Global