Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 77)

Lực lượng lao động là yếu tố quan trọng và là thành phần chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như xuất khẩu. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho ngành nông sản, phát triển đi đôi với bảo vệ nguồn lực quốc gia, lực lượng lao động ngày càng được chú ý, quan tâm nhiều hơn. Lao động Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, khéo léo… tuy nhiên đội ngũ lao động kỹ thuật cao vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. Do vậy, việc trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và ý thức phấn đấu cầu tiến cho người lao động là việc làm thiết yếu nhằm xây dựng một lực lượng lao động có đầy đủ trình độ chuyên môn, năng lực cao tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, tiếp thị, biết ứng dụng công nghệ khoa học, đưa nông sản thâm nhập thành công và tìm kiếm chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU. Để đạt được mục tiêu trên, cần phải:

- Tổ chức các khóa đào tạo, dạy nghề ngắn hạn cũng như dài hạn cho người lao động thuộc các loại hình như lao động quản lý, lao động kỹ thuật, lao động phổ thông; các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ hay tổ chức các buổi hội thảo có mời chuyên gia trong nước và quốc tế. Đặc biệt, cần chú ý đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ thuộc các doanh nghiệp xuất khẩu về thương mại quốc tế, luật quốc tế. Đưa cán bộ ra nước ngoài học tập kinh nghiệm quản lý, sản xuất để phổ biến cho người lao động trong nước. Tạo cơ hội việc làm và tận dụng những lao động xuất khẩu từ nước ngoài trở về, bởi lẽ họ có kinh nghiệm thực tế và những kỹ năng mà lao động trong nước chưa thể theo kịp.

70

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức thuộc các nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… để tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua đào tạo nhân lực; liên kết với các đối tác nước ngoài để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn bằng cách gửi lao động ra nước ngoài học tập hoặc mời chuyên gia về Việt Nam giảng dạy. Tổ chức các chuyến đi thực tế, khảo sát, thăm quan thị trường, học tập kinh nghiệm của các nước khác, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN.

- Cử người nằm vùng để tìm hiểu, xâm nhập thị trường thông qua các chuyên gia thuộc các chương trình hỗ trợ hoặc đội ngũ lưu học sinh (thuộc chương trình hợp tác đào tạo), đội ngũ lao động hay Việt Kiều.

- Quan tâm tới bảo hộ an toàn lao động, tạo cho người lao động một môi trường đảm bảo nhất để họ yên tâm làm việc với mức lương hợp lý.

- Đẩy mạnh việc nâng cao mặt bằng dân trí cho các vùng nông thôn thông qua xây dựng trường học, nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy, chất lượng trường lớp.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)