9. Cấu trúc của luận văn
1.4. Khái niệm vùng ven đô
Các nhà nghiên cứu phát triển đô thị đã đưa ra một số định nghĩa khác nhau về vùng ven đô, song có thể tóm tắt các điểm chung nhất như sau: Về mặt địa lý, vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn, vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông “nông thôn – ven đô – đô thị”. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn – ven đô – đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị, đồng thời cung cấp các sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị hóa một phần nông thôn thành các vùng ven đô mới.
Một số đặc trưng của vùng ven đô:
- Về kinh tế: Khác với nông thôn, vùng ven đô bao gồm toàn diện hơn các hoạt động kinh tế như các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ đô thị.
- Về xã hội: Vùng ven đô không thuần nhất về thành phần dân cư, trình độ dân trí và nhận thức của người dân cao hơn so với nông thôn vì được tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố hiện đại và được cung cấp thông tin thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau. Quan hệ xã hội đa chiều và phức tạp hơn, do vậy dễ nảy sinh những xung đột về lợi ích giữa các nhóm dân cư (đặc biệt
là trong sử dụng đất, các dịch vụ xã hội, vệ sinh môi trường, ...) trong quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị.
- Về văn hóa: Lối sống dân cư ven đô là sự pha trộn lối sống giữa nông thôn và đô thị do sự đa dạng về thành phần dân cư, trong đó chịu tác động mạnh của lối sống đô thị. Thái độ, hành vi và ứng xử giữa các cá nhân với nhau và với môi trường thay đổi theo xu hướng đô thị. Các giá trị, chuẩn mực văn hóa và lối sống biến đổi trong mỗi gia đình và ngoài xã hội.