Cách thức giải quyết bạo lực gia đình tại địa phương

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 106 - 112)

14 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và diễn tiến”

3.3.2 Cách thức giải quyết bạo lực gia đình tại địa phương

Khi được hỏi “các tổ chức chính quyền ở địa phương mình có những hoạt động gì để phòng ngừa, ngăn chăn hiện tượng bạo lực gia đình?”, tác giả nhận được nhiều câu trả lời nhưng hầu hết đều có chung các biện pháp. Với hoạt động phòng ngừa, tổ chức, chính quyền tại địa phương có những hoạt động như tuyên truyền, tạo mạng lưới hỗ trợ từ chính người dân xây dựng gia đình văn hóa, khuyến khích người dân tham gia vào các câu lạc bộ thể thao, văn hóa, văn nghệ ở thôn, xã. Còn với những gia đình đã xảy ra bạo lực chính quyền thực hiện các hoạt động ngăn ngừa bằng cách can thiệp, hòa giải có khi nhờ tới tòa án, đồng thời giáo dục và xử lý người gây ra bạo lực, giúp đỡ nạn nhân.

“Trước đây thực sự mà nói thì công việc phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình chưa được các tổ chức chính quyền xã quan tâm nhiều. Nhưng từ khi Luật Phòng chống bạo lực ra đời, có hiệu lực và có các văn bản về xã thì chúng tôi đều hiểu được rõ vai trò của mình hơn. Xã cũng đã có nhiều hoạt động nhằm để mọi người quan tâm đến vấn đề này, để cùng có trách nhiệm trong việc ngăn ngừa”. ( PVS Cán bộ thôn). Tuyên truyền để lên án về các hành vi bạo lực là phương pháp tổ chức, chính quyền địa phương sử dụng nhiều nhất. Trước đây những va chạm và mâu thuẫn trong gia đình ít được cộng đồng quan tâm. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực đã được quan tâm nhiều hơn. Ngoài việc phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, địa phương đã quan tâm tuyên truyền theo các hình thức khác nhau. Có thể do một hoặc nhiều tổ chức phối hợp triển khai và chịu trách nhiệm chính “Chúng tôi kết hợp với từng thôn, tổ chức các buổi sinh hoạt hàng tháng để nói chuyện về vấn đề này, tổ chức các câu lạc bộ khuyến khích mọi người tham gia. Trong những buổi họp, lồng ghép luôn việc tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình và hậu quả. Những ai là nam giới tham gia vào thì cũng có nhận thức tốt hơn lên, những gia đình còn bạo lực gia đình là vì họ không chịu tham gia một tổ chức nào cả, không nghe tuyên truyền gì cả” (PVS, cán bộ phụ nữ xã)

Một phương thức nữa được sử dụng trong việc ngăn ngừa bạo lực gia đình ở địa phương là nâng cao vai trò mạng lưới hỗ trợ trong cộng đồng. Mấu chốt của vấn đề là sự quan tâm đến nhau trong cuộc sống chung, chia sẻ trong xây dựng kinh tế gia đình cũng như những khúc mắc trong cuộc sống để mỗi người cảm thấy còn có sự chia sẻ của mọi người. Chính các nhóm tổ chức cộng đồng, chính thức và không chính thức có vai trò quan trọng trong việc can thiệp và phát hiện sớm các hành vi bạo lực gia đình. “Mấy lần chồng

đánh tôi không báo cho chính quyền biết nhưng cũng có lúc mọi người biết và xuống can ngăn, sau nay tôi mới biết là mấy người trong thôn họ lên báo giùm” (Pvs, nữ nạn nhân bị bạo lực)

Xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa được coi như giải pháp bổ trợ quan trọng trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, ngăn ngừa các hành vi bạo lực (Nguyễn Hữu Minh - Trần Thị Vân Anh, 2009).

“Việc xây dựng gai đình văn hóa nhằm để mọi người trong gia đình soi lại các hành vi của mình. Ở những gia đình mà người chồng cũng để ý một chút thì cũng hạn chế bạo lực với vợ hơn, hoặc có thì cũng giảm đi độ nặng bởi xung quanh người ta lo xây dựng gia đình văn hóa cả mình cũng phải cảm thấy xấu hổ” (PVS, Cán bộ thôn)

Hoạt động can thiệp:

Khi bạo lực gia đình đã tiến triển lên mức độ trầm trọng hơn, tần suất cũng như cường độ mạnh hơn hoặc ở vào tình thế nguy hiểm thì nạn nhân thường nhờ cậy các tổ chức đoàn thể hoặc hàng xóm xung quanh sẽ báo với các tổ chức đoàn thể, chính quyền công an với hi vọng các tổ chức này sẽ gây áp lực và có biện pháp hữu hiệu cũng như mong muốn có được lời tư vấn cụ thể nhằm thoát khỏi tình trạng bạo lực.

Đầu tiên, tổ hòa giải sẽ tổ chức can thiệp. Thông thường tổ hòa giải sẽ tiến hành hòa giải từ hai đến ba lần “tổ hòa giải sẽ can thiệp khi biết được có trường hợp bị bạo lực gia đình. Nếu không giải quyết được thì nhờ tới công an. Trong trường hợp vẫn không giải quyết được thì nạn nhân sẽ làm đơn và gửi lên tòa. Nhưng ở đây không thấy các gia đình nào bị bạo lực mà gửi lên tòa. Phụ nữ ở đây họ che cho chồng lắm dù có bị đánh” (PVS, nữ tổ hòa giải)

Nghiên cứu ở vùng ven đô thành phố Hà Nội cho thấy sự tham gia của ban hòa giải, trưởng thôn, hội phụ nữ và công an là chủ yếu trong những trường hợp có bạo lực gia đình cần can thiệp. Tổ hòa giải ở đây là những người rất có trách nhiệm. “Khi xảy ra bạo lực gia đình, những gia đình liền

kề thường phát hiện đầu tiên. Họ thường đứng ra can ngăn, hòa giải. Nếu việc đó không có hiệu quả, họ báo lên tổ hòa giải thôn hoặc công an” (PVS

hội phụ nữ)

Đại diện Hội phụ nữ ở đây bao giờ cũng là những người gặp trực tiếp, đến tiếp cận, nắm bắt thông tin và can thiệp ngay từ khi nhận được trường hợp. Bên cạnh nhiệm vụ là quan tâm tới đời sống của chị em, còn có quan niệm là phụ nữ phải khuyên can phụ nữ trước nên Hội phụ nữ thường là thành viên trực tiếp tham gia hòa giải các vụ bạo lực ở cơ sở. Hội phụ nữ hoạt động thông qua các chi hội. Một số cán bộ chi hội được phân công gặp người chồng. Cũng có khi mời cả hai vợ chồng cùng ngồi để phân tích tình hình, tìm hiểu nguyên nhân và chỉ ra trách nhiệm của mỗi bên. Để nắm bắt được thông tin một cách chính xác, cán bộ phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và cần đến sự kiên trì rất lớn “Vụ gần đây tôi phải xuống nhà nạn nhân mấy lần, ngồi

mấy tiếng đồng hồ để nói chuyện với cả hai vợ chồng họ”(Cán bộ Hội phụ nữ).

Như vậy nghiên cứu chỉ ra rằng, ở địa phương, các hoạt động cho việc ngăn ngừa và can thiệp bạo lực gia đình đối với phụ nữ rất được quan tâm. Những người tham gia vào hoạt động này cũng rất có trách nhiệm. Tuy nhiên, điều đó chỉ ngăn ngừa được phần nào tình trạng bạo lực gia đình vì nó còn tùy thuộc vào việc nhận thức của nạn nhân và người chồng.

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 106 - 112)