Vai trò của chính quyền, tổ chức xã hội ở địa phương

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 105 - 106)

14 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và diễn tiến”

3.3.1 Vai trò của chính quyền, tổ chức xã hội ở địa phương

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam vẫn còn diễn ra nhiều nơi với mọi đối tượng và gây hậu quả nghiêm trọng (Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội 2006). Vấn đề này không chỉ là của riêng từng gia đình nữa. Nó rõ ràng có những ảnh hưởng tới cộng đồng. Vì vậy vai trò của chính quyền, tổ chức xã hội ở địa phương là rất quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng này. Chính quyền, tổ chức xã hội ở địa phương bao gồm các ban ngành thuộc chính quyền cơ sở, các đoàn thể và các tổ chức cộng đồng.

Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng hiểu vai trò của các tổ chức chính quyền trong việc phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực. Khi được hỏi, nhiều nạn nhân và cả người gây bạo lực lại cho rằng, bạo lực gia đình là vấn đề của gia đình họ, chính quyền địa phương chỉ có thể can thiệp ở một mức độ và đôi khi việc xảy ra rồi thì các cơ quan mới biết và biết rồi thì lần sau nó vẫn tái diễn.

“Vợ chồng tôi sống ở đây bao nhiêu năm, giận nhau, chiến tranh với nhau không ít lần nhưng tôi chưa khi nào báo cho ai biết. Tôi nghĩ để mọi người biết thật xấu hổ. Tôi cũng không muốn con cái bị ảnh hưởng về tâm lý. Để chính quyền địa phương biết thì còn nói làm gì, lúc đó còn đâu dám ra đường. Hơn nữa cái chính là ở ông ấy. Chính quyền xuống có khi ông ấy còn chưởi cả chính quyền. Một lần không sao, nhiều lần thì ai dám xuống” (PVS, nạn nhân nữ.).

Một ý kiến khác lại cho rằng “Chính quyền địa phương bị mua chuộc bởi chính người chồng của mình. Họ đều là những bạn hữu với nhau, ngồi với nhau có chén rượu là bao che cho nhau hết, chỉ khổ những người vợ”. Trong khi đó các ý kiến của nam chủ hộ cũng cho rằng việc gia đình chỉ muốn gia đình giải quyết, không muốn sự can thiệp của chính quyền địa phương, bởi lẽ “họ đâu có hiểu hoàn cảnh gia đình tui”

Trái ngược với nhận xét, ý kiến của người dân, các tổ chức, chính quyền tại địa phương lại cho rằng vấn đề bạo lực gia đình là vấn đề của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng. Bạo lực gia đình diễn ra trong gia đình nhưng nó thực sự gây ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Nó cũng gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự và phong trào thi đua chung của cả địa phương. Nên chính quyền địa phương cần có vai trò trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng này. “Chúng tôi được trả lương để làm việc, chúng tôi cần có

trách nhiệm với những vấn đề làm ảnh hưởng tới cá nhân và cộng đồng nơi đây. Bạo lực gia đình mà trong đó nạn nhân là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Nếu không can thiệp họ sẽ rất thiệt thòi. Hội phụ nữ có các thành viên trong ban hòa giải. Các cấp hội phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng, bởi nạn nhân của bạo lực gia đình thường là phụ nữ. Bản thân chúng tôi là cùng giới nên thấu hiểu hoàn cảnh tâm sinh lý của người phụ nữ, biết san sẻ với chị em đồng thời cũng lên tiếng bảo vệ chị em” (PVS, cán bộ hội phụ nữ)

Những quan niệm khác nhau này vì đâu? Chính quyền địa phương thì rất quan tâm và coi việc ngăn ngừa bạo lực gia đình là có vai trò của chính quyền. Trong khi đó người dân lại e ngại để chính quyền vào cuộc, e ngại có chính quyền rồi nhưng chưa hiệu quả mà còn thêm xấu hổ. Vậy phải chăng vấn đề nằm ở việc nhận thức của người dân hay do các biện pháp mà các tổ chưc, chính quyền nơi đây thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả tốt hoặc chỉ mới mang tính hình thức?

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w