Hệ thống trợ giúp và các dịch vụ hỗ trợ phòngchống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 125)

định những việc lớn trong nhà thường như thế nào? Có sự thay đổi nào trong suốt quá trình chung sống không? Nếu có, lý do của sự thay đổi này là gì?

7. Tại sao có những mâu thuẫn giống nhau trong nhiều gia đình nhưng ở gia đình chị lại xảy ra bạo lực ?(Phân tích các điều kiện chủ quan và khách quan của quá trình này; Những loại mâu thuẫn nào trong gia đình chị nếu không được giải tỏa/ Giải quyết kịp thời dễ dẫn đến các hành vi bạo lực?)

8. Chị nhận thấy bạo lực trong gia đình để lại những hâu quả gì? ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, quan hệ, kinh tế, xã hội và con cái như thế nào? (Phản ứng của con cái chị khi chứng kiến cảnh chồng chị bạo lực chị?)

9. Theo chị, bạo lực trong gia đình có phải là cách giải quyết những mâu thuẫn nhanh và tốt nhất hay không? Có thể có những cách gì để giải tỏa những mâu thuẫn trong gia đình để tránh xảy ra tình trạng bạo lực?

10. Thái độ của chị những lần bị chồng bạo hành? Chồng chị có hối hận và tìm cách làm lành với chị sau đó không?

11.Chị đã biết những nguyên nhân dẫn đến việc chồng chị bạo lực chị, vậy tại sao chị không tìm cách để ngăn chặn những nguyên nhân ấy? Chị đã thử tìm hiểu những cách và cố gắng để ngăn chặn xung đột xảy ra giữa hai vợ chồng không?

12. Nếu có điều ước được trở lại những ngày tháng hai vợ chồng sống hạnh phúc, Chị có nghĩ rằng mình có thể ngăn chặn được những mâu thuẫn đã xảy ra không? Chị sẽ chọn những cách nào để gia đình mình được hạnh phúc hơn? Vì sao?

II. Hệ thống trợ giúp và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực giađình đình

13. Những lần bị chồng bạo lực, chị phản kháng như thế nào? Chị có hay tâm sự với các con hay những người thân bạn bè hoặc báo cho chính quyền không? Vì sao? Theo chị vì sao còn nhiều người không dám nói ra tình trạng bị bạo lực của mình? Làm thế nào để những người như chị dễ dàng nói ra được điều đó?

14. Tại địa phương, đã có những hoạt động nào nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và hậu quả của no? (Các ban/ ngành đã có những hoạt động/ chương trình nào liên quan đến việc này: truyền thông, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn, cứu tế…)

15. Chị đã biết những quy định nào của luật pháp giải quyết những vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình? Chị có biết đến Luật Phòng chống bạo lực gia đình không?

16. Để nâng cao hiệu quả của việc phòng, ngừa/ phát hiện/ can thiệp và ngăn chặn bạo lực gia đình nhằm hạn chế hậu quả, xây dựng gia đình hạnh phúc, môi trường sống trong cộng đồng an toàn, lành mạnh, mọi người cần làm những gì?

Bộ câu hỏi dành cho nam chủ hộ

I. Nhận thức và đánh giá tình trạng bạo lực trong gia đình

1. Anh đã nghe đến cụm từ “Bạo lực trong gia đình” chưa? Nếu đã nghe, theo anh những hành vi nào được coi là Bạo lực trong gia đình? Bạo lực trong gia đình bao gồm những dạng nào?(để họ tự kể, luôn hỏi xem “còn dạng nào được coi là bạo lực nữa không?”, hạn chế gợi ý).

2.Trong số những dạng bạo lực như anh kể ra, dạng bạo lực nào hay thường xuyên xảy ra nhất ở địa phương mình

3. Theo anh, những gia đình thuộc dạng nào thường xẩy ra các hành vi bạo lực trong gia đình? (Có phải do chênh lệch về trình độ học vấn, nhận thức xã hội, khác nhau về lối sống? Yếu tố nghề nghiệp của vợ/ chồng?). Những nhóm gia đình khác nhau về nghề nghiệp, mức sống hay độ tuổi, học vấn… có những dạng bạo lực khác nhau không? Tại sao? Có sự khác biệt nào so với khoảng 1 năm và 5 năm trước đây không? Vì sao?

4. Anh có nhớ lần đầu tiên xảy ra bất hòa trong cuộc sống vợ chồng là về việc gì không? Điều này có lặp lại trong những lần mâu thuẫn sau này trong cuộc sống vợ chồng hay thường mâu thuẫn ở lĩnh vực khác? Thường thì hay xảy ra dạng bạo lực nào? Có hay xảy ra bạo lực gia đình không?

5. Anh có biết những nguyên nhân trực tiếp của những lần Anh bạo hành chị không? Theo anh, những yếu tố nào là nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình hiện nay? Đâu là nguyên nhân hay gặp phải nhất? Vì sao? So với trước đây (khoảng1 năm và 5 năm trước) có gì khác không? Lý do của sự thay đổi này là gì?

6. Trong gia đình, ai là người có vai trò kinh tế nổi trội hơn? Việc quyết định những việc lớn trong nhà thường như thế nào? Có sự thay đổi nào trong suốt quá trình chung sống không? Nếu có, lý do của sự thay ðổi này là gì?

7. Tại sao có những mâu thuẫn giống nhau trong nhiều gia đình nhưng ở gia đình anh lại xảy ra bạo lực ?(Phân tích các điều kiện chủ quan và khách quan của quá trình này; Những loại mâu thuẫn nào trong gia đình anh nếu không được giải tỏa/ Giải quyết kịp thời dễ dẫn đến các hành vi bạo lực?)

8. Anh nhận thấy bạo lực trong gia đình để lại những hâu quả gì? ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, quan hệ, kinh tế, xã hội và con cái như thế nào? (Phản ứng của con cái anh khi chứng kiến cảnh vợ chồng anh mâu thuẫn?)

9. Theo anh, bạo lực trong gia đình có phải là cách giải quyết những mâu thuẫn nhanh và tốt nhất hay không? Có thể có những cách gì để giải tỏa những mâu thuẫn trong gia đình để tránh xảy ra tình trạng bạo lực?

10. Đến lúc này, anh nghĩ như thế nào về những việc mình đã làm đối với vợ? Sau những lần bạo hành vợ, anh có hối hận không? Anh có tìm cách làm lành với chị không? Thái độ của chị những lần ấy?

11. Anh đã biết những nguyên nhân dẫn đến việc anh bạo lực chị, vậy tại sao anh không tìm cách để ngăn chặn những nguyên nhân ấy? Anh đã thử tìm hiểu những cách và cố gắng để ngăn chặn xung đột xảy ra giữa hai vợ chồng không?

12. Nếu có điều ước được trở lại những ngày tháng hai vợ chồng sống hạnh phúc, anh có nghĩ rằng mình có thể ngăn chặn được những mâu thuẫn đã xảy ra không? Anh sẽ chọn những cách nào để gia đình mình được hạnh phúc hơn? Vì sao?

II. Hệ thống trợ giúp và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình

13. Những lần anh chị mâu thuẫn, vợ anh có hay tâm sự với con cái, người thân hay bạn bè không? Nếu có thì thái độ của những người đó với anh như thế nào? Và ngược lại thái độ của anh đối với họ?

14. Tại địa phương, đã có những hoạt động nào nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và hậu quả của nó? (Các ban/ ngành đã có

những hoạt động/ chương trình nào liên quan đến việc này: truyền thông, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn, cứu tế…)

15. Anh có biết việc anh làm là vi phạm pháp luật không? Anh đã biết những quy định nào của luật pháp giải quyết những vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình?

16. Để nâng cao hiệu quả của việc phòng, ngừa/ phát hiện/ can thiệp và ngăn chặn bạo lực gia đình nhằm hạn chế hậu quả, xây dựng gia đình hạnh phúc, môi trường sống trong cộng đồng an toàn, lành mạnh, mọi người cần làm những gì?

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w