9. Cấu trúc của luận văn
1.3. Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA đã đưa ra định nghĩa “bạo lực trên cơ sở giới”, là một định nghĩa có mối liên hệ mật thiết với định nghĩa “bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ”: “Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ bởi họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng đến phụ nữ.Bạo lực trên cơ sở gới bao gồm những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe dọa gây đau khổ, cưỡng bức hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình và cộng đồng), nhưng nó không chỉ hạn chế ở dạng này. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do nhà nước gây ra hoặc bỏ qua”
Theo Domestic Violence (1993): Bạo lực với người phụ nữ trong gia đình là hành vi tấn công của một người thường là người đàn ông đối với người phụ nữ, có quan hệ tình cảm với họ bằng cách sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để kiểm soát về tài chính và các quan hệ xã hội của người phụ nữ đó.
Bạo lực đối với phụ nữ được gọi là bạo lực trên cơ sở giới vì hầu hết nạn nhân của bạo lực là phụ nữ. Bạo lực trực tiếp chống lại phụ nữ bởi vì giữa nam và nữ không có sự bình đẳng về quyền lực và địa vị.Việc đó khiến người phụ nữ dễ bị tổn thương khi bị bạo lực.
Bạo lực đối với phụ nữ bao gồm:
• Bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ.
• Hiếp dâm phụ nữ và trẻ em gái.
• Lạm dục tình dục phụ nữ và trẻ em gái
• Buôn bán phụ nữ
• Đẩy phụ nữ vào con đường mại dâm
• Không cho phụ nữ tham gia làm việc, học tập
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một dạng của bạo lực đối với phụ nữ. Trong khuôn khổ luận văn này khi nói đến bạo lực gia đình, tác giả chủ yếu bàn đến bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình.
Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình với phụ nữ tồn tại dưới những dạng khác nhau từ bạo lực thể chất, trực tiếp hay gián tiếp đến bạo lực tinh thần, tình dục, kinh tế. Sau đây là những biểu hiện cụ thể:
Bạo lực về thể chất
Đây là hình thức bạo lực đầu tiên có thể nhìn thấy rõ ràng và để lại những dấu tích dễ dàng nhận biết. Bạo lực về thể chất là kiểu hành hạ, đánh
đập, ngược đãi phụ nữ. Dù người phụ nữ được pháp luật bảo vệ khỏi các vụ ngược đãi nhưng hiện tượng đánh đập, ngược đãi ít khi bị khởi tố ra trước pháp luật trừ khi nạn nhân bị đánh trọng thương hoặc gây thương tích dẫn đến tử vong.
Bạo lực về tinh thần5
Hình thức này còn được gọi là bạo lực tình cảm/tâm lý. Đây là loại bạo lực khá phổ biến nhưng nó khó nhận dạng được so với bạo lực thể chất. Nạn nhân phải chịu các kiểu hành hạ như chửi mắng, hạ nhục với những lời lẽ thô thiển, nặng nề xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự. Không những thế, bạo lực tinh thần nhiều khi còn tồn tại dưới nhiều dạng như đe dọa tinh thần, khủng bố tâm lý ... gây nên sự phẫn uất, khủng hoảng ý thức và tâm sinh lý phụ nữ.
Bạo lực về tình dục
Bạo lực về tình dục là hành vi ép buộc bằng bạo lực, gạ gẫm, đe dọa, lừa gạt hoặc dùng kinh tế để có quan hệ tình dục với người khác trái với ý muốn của họ. Dùng các thủ đoạn khiến nạn nhân lệ thuộc hay trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục.
Bạo lực về kinh tế
Đây là loại bạo lực thường đặc trưng cho những nạn nhân là phụ nữ. Ở Việt Nam, loại bạo lực này chưa có thống kê đầy đủ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là hình thức phổ biến rộng rãi. Bởi Việt Nam là một nước nông nghiệp, người dân phần lớn sống trong môi trường thiếu kiến thức về bình đẳng giới. Quan hệ hôn nhân gia đình, vai trò vợ chồng chỉ được nhìn nhận dưới góc độ các quan niệm phong kiến, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo như các
5Trên Thế giới hiện chưa thống nhất về định nghĩa bạo lực tinh thần. Bạo lực tinh thần hoặc tâm lý thường là dạng bạo lực khó xác định nhất vì một số lý do. Thứ nhất không có biểu hiện tổn thương bên ngoài do bạo lực tinh thần. Thứ hai những hành vi như “xúc phạm”, “đổ lỗi” có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào và có thể chưa tới ngưỡng “lạm dụng”. Để xác định loại hành vi này có phải một dạng BLGĐ hay không thì cần xem xét nó có dựa trên quyền lực và sự kiểm soát hay không. Nhìn chung bạo lực tâm lý hay tinh thần thường phải là những hành động như thường xuyên đe dọa, hạ nhục hay kiểm soát, chứ không phải hành vi gây sức ép tâm lý hoặc xúc phạm đơn thuần.
quan điểm “tam tòng”, “tứ đức”, “trọng nam khinh nữ”. Từ lâu, người phụ nữ chỉ biết đến vai trò ở chốn “phòng the, bếp núc”. Mỗi ông chồng là một ông vua trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc mà ít khi quan tâm đến ý kiến của người vợ.