8 GS Lê Thi: Bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ và phát triển Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 1/
2.1.1. Bạo lực về thể chất
Bạo lực thể chất được biểu hiện qua các hành vi thô bạo như hành hung, thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Hành động có mục đích gây thương tích cho nạn nhân như đánh, đạp, xô, đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, gây thương tích bằng dao kéo và các vật dụng khác. Giới hạn sử dụng phương tiện duy trì sức khỏe như giấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phá rối không cho ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa, ma túy, bỏ rơi nơi đường vắng vẻ, nguy hiểm ....
Đây là hình thức bạo lực được nhắc đến nhiều nhất khi được hỏi về bạọ lực của người chồng đối với vợ. Với nhiều ý kiến ban đầu trong những cuộc phỏng vấn sâu mà nghiên cứu thực hiện thì người trả lời chỉ nhắc tới bạo lực thể chất. Với quan niệm của họ thì bạo lực thể chất mới được coi là bạo lực.
Những khác biệt giữa quan niệm của nhiều người Việt Nam và quan niệm của Liên Hiệp quốc về Bạo lực gia đình
Hành vi Quan niệm của
LHQ
Quan niệm đa số người Việt Nam
Đánh vợ không để lại thương tích
Bạo lực Không phải bạo lực
Đánh vợ gây thương tích Bạo lực Bạo lực
Đánh vợ khi vợ làm điều sai trái Bạo lực Không phải bạo lực Đánh vợ khi vợ không có gì
điều sai
Bạo lực Bạo lực
Đánh vợ thường xuyên Bạo lực Bạo lực
Bắt ép vợ phải làm tình Bạo lực Không phải bạo lực
Không cho phép vợ về thăm bố mẹ đẻ
(Nguồn: Báo cáo hoàn thiện về ước tính thiệt hại kinh tế do BLGĐ đối với phụ nữ tại Việt Nam – UN Women, H. 2012, tr.16)
So với các hình thức bạo lực khác thì hầu hết những người được hỏi đều nhận thức được rõ về hành vi được coi là bạo lực thể chất. Tuy nhiên cũng nhiều trường hợp trả lời cho rằng chỉ khi người chồng có những hành động thô bạo, làm tổn thương về thể xác với người vợ thì lúc đó mới gọi là bạo lực. Còn những hành động như xô đẩy, tát, đá thì cũng chỉ là “nóng tính của đàn ông”, không có gì để nói là bạo lực. Điều này cho thấy nhận thức chung của
người dân về bạo lực gia đình vẫn còn rất đơn giản, coi đây là điều rất bình thường trong cuộc sống vợ chồng như cách người dân vẫn thường nói “bát đũa còn có khi xô nữa là quan hệ vợ chồng”.
Hành vi bạo lực thể chất được kể lại với nhiều hành động khác nhau, được thực hiện bằng tay hoặc bằng một vật gì đó gây đau đớn thể chất cho người khác. Cụ thể các hình thức bằng tay như: tát, đấm, đá…vào mặt, vào mắt, vào người, bóp cổ, dứt tóc, ghì mặt xuống mặt đường. Với đồ vật: dùng gậy, dép, dao, thang giường, đá…để phang, quăng, ném, quật, chém…vào đầu vào người hay dí vào cổ.
Qua phỏng vấn sâu, những hành động của người chồng được người vợ mô tả lại có thể cảm nhận là nỗi sợ hãi, ám ảnh. Những người vợ mô tả những hành vi đó từ mức độ nhẹ như tát, xô, đẩy cho đến mức độ trầm trọng hơn như đấm, đá, kéo lê hay đe dọa bằng vũ khí. Các nạn nhân cho biết các hành vi bạo lực thường diễn ra ở nhà, song không loại trừ ngoài nhà, nơi công cộng.
Hộp 1. Ý kiến về các hành vi bạo lực thể xác của người chồng đối với vợ Sợ lắm, bây giờ em hỏi thì chị lại nổi hết cả da gà rồi đây này. Nó như cơn ác mộng nhưng lại có thể làm cho người ta đau đớn cả lúc tỉnh. Bình thường ông ấy cũng hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay rồi. Sẵn có gì đó gần bên cạnh lúc ông ấy tức lên thì ông ấy ném hết cả vào chị, gậy có, đất có, đá có, dép, tông hay kể cả cái liềm vừa đi gặt về. Chị mà không nhanh là vào người rồi. Nhưng
cũng có lúc không thể tránh được khi ông ấy dùng sức mạnh, đánh vào mặt chị, vào tay, chân chị, kéo lê chị trên nền nhà. Mà ở trong nhà còn đỡ, ông ấy còn kéo ra cả ngoài ngõ, ngoài đường, rồi đang đi họp ở ngoài thôn, cũng thụi cho vợ, như cố tình cho thiên hạ thấy. Khổ lắm em ơi.(PVS Nữ, nạn nhân, trường hợp số 5)
Hành vi mà những người chồng hay sử dụng bạo lực thể chất với vợ rất đa dạng và với nhiều cấp độ nặng nhẹ khác nhau. Những từ ngữ miêu tả hành vi của chồng mà nạn nhân trả lời thường là “tát hoặc ném vật gì về phía mình”, “xô đẩy, kéo tóc”, “đấm, đánh bằng vật gì đó”, “đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn”. Tuy nhiên, điểm nổi bật là trong những phụ nữ từng bị bạo lực thể xác, phần lớn trả lời họ bị bạo lực trầm trọng ít nhất một lần và các nhóm phụ nữ có tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn cũng cho biết là họ bị bạo lực trầm trọng nhiều hơn. Bạo lực càng tiếp diễn lâu ngày thì càng có nguy cơ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Trong nghiên cứu phỏng vấn sâu với người bị bạo lực đã cho thấy phụ nữ thường phải hứng chịu cùng một lúc nhiều hành vi bạo lực thể xác. Ví dụ, người chồng có thể bắt đầu bằng việc tát vợ và khi hai vợ chồng bắt đầu cãi cọ, người chồng sử dụng thêm các hành vi nguy hiểm khác như đấm, ném vật dụng vào người, kéo tóc, ấn đầu, bóp cổvà xé quần áo…
Một điều rõ ràng là bất cứ thứ gì cũng có thể được sử dụng như là “vũ khí” để gây thương tích về thể xác cho người vợ. Phụ nữ bị bạo lực gia đình trong các buổi phỏng sâu cho biết: những hành vi bạo lực hiếm gặp hơn, ví dụ như bóp cổ hoặc kéo tóc thường xảy ra cùng lúc với những hành vi khác và do vậy làm tăng mức độ nặng/nghiêm trọng của bạo lực. Sự kết hợp các hành vi bạo lực cũng có những tác động về mặt tinh thần đối với phụ nữ. Nhiều phụ nữ chia sẻ rằng chồng của họ thường túm tóc hoặc ấn đầu để họ không thể chạy trốn được khi bị đánh và người chồng thường bóp cổvợkhông phải “chỉ để dọa”. Nhóm phụ nữ này cũng đồng ý với nhau rằng bóp cổ và kéo tóc là ‘bạo lực thô bạo’, mặc dù những hành vi
này có thể không để lại những thương tích như những hành vi khác nhưng chúng ảnh hưởng mạnh đối với sức khỏe tâm thần của người bị bạo lực.
Hộp 2: Trích PVS nữ nạn nhân, trường hợp 2
Cái kiểu đánh của ông này cũng giống như mấy thằng cha say rượu khác.
Say rồi thì ông ấy chẳng biết đang cầm vật gì trên tay, cứ thế ném vào người chị, vào thằng con. Sẵn cái điếu cày là ông ấy phang. Chị chạy đi thì ông ấy cũng chạy theo, ghì chị xuống, túm lấy tóc chị, bóp cổ chị…mỗi lần như thế chị thấy tủi phận mình quá. Cũng là kiếp người mà sao vớ phải cái lão bất nhân. ( PVS nữ nạn nhân, 42 tuổi, trường hợp số 2).
Ông ta chỉ biết đánh và đánh. Ông nói gì mà chị nói lại là ăn ngay cái bạt tai.
Lúc đó ức lắm nhưng đành phải im lặng. Nhưng im lặng thì ông lại nghĩ mình khinh ông, ông lại chửi, lại đá đấm. Vừa đá vừa hét hay là mầy có thằng nào rồi. Mày xem thường tao mày không nói, cút xéo ra khỏi nhà tao. Ông cho mày biết thế nào là lễ độ nhé. Nếu chỉ thế thôi thì chị cũng chẳng thèm chấp và mặc kệ nhưng không chỉ chửi đâu, hắn sẽ xông vào, túm lấy người chị. Lúc đó chị không nghĩ ông là chồng mình, thấy ông giống coi quái vật quá! (PVS, nữ nạn nhân, 29 tuổi, trường hợp số 7)
Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra rằng khi tần suất các lần bị bạo lực thể xác cao thì mức độ nặng/nghiêm trọng cũng gia tăng. Trong một số trường hợp được phỏng vấn sâu thì tần suất diễn ra bạo lực thể chất là khá cao:
“tuần nào cũng bị chồng đánh, nếu không vì chuyện nhà cửa con cái thì lại đến chuyện rượu, chuyện nghi kị vợ” (PVS, Nữ nạn nhân 33 tuổi, trường hợp 1);
“Ông ấy đánh như cơm bữa ấy mà nên hôm nào ông mà không đánh thì lại thấy
không bình thường. Như nhà người khác, vợ chồng giận nhau, có đánh nhau thì sau tìm được nguyên nhân thì vợ tìm cách để chồng không đánh nữa nhưng đây thì không, vì nhiều lúc không có chuyện gì cả cũng thấy ông ấy đánh như là bị bệnh”(PVS, nữ nạn nhân, 42 tuổi, trường hợp số 2).
Những người được hỏi hầu hết đều cho rằng khoảng thời gian đầu mới kết hôn thì mối quan hệ vợ chồng ít mâu thuẫn hơn do lúc đó còn trẻ, tình cảm còn nhiều, chưa chịu nhiều áp lực từ cuộc sống hôn nhân, con cái và tài chính. Lâu dần càng sống chung với nhau lại càng biết rõ tính cách nhau, thể hiện rõ những thói hư tật xấu, cùng với những áp lực từ cuộc sống nên những mâu thuẫn nảy sinh nhiều hơn và bạo lực cũng xảy ra nhiều hơn, chỉ có một trường hợp nói rằng tỷ lệ này giảm dần theo thời gian tính từ thời điểm kết hôn, nhờ biết lựa nhau mà sống.
Hộp 3. Ý kiến về bạo lực thể chất tăng dần theo độ tuổi tính từ thời điểm kết hôn
“Tôi muốn quay trở lại khoảng thời gian trước đây khi vợ chồng mới lấy nhau. Chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu và sự tự nguyện nên cuộc sống hôn nhân lúc đầu rất là hòa hợp. Công việc của anh ấy lúc đó hay phải đi xa một tuần mới được về một lần. Tôi ở cùng bố mẹ đẻ vì lúc đó chưa có điều kiện ra sống riêng như bây giờ, mà nhà nội thì lại ở xa. Chỉ sau này tới khi có con, chồng hay vắng nhà làm tôi mệt mỏi, những mâu thuẫn dần bắt đầu nảy sinh và những bất đồng với quan hệ gia đình vợ làm vợ chồng mâu thuẫn ngày càng nhiều. Cho đến giờ thì tình trạng vẫn thế”(PVS nữ nạn nhân)
Gia đình nào cũng thế thôi, mới lấy nhau thì vợ chồng còn giữ nhiều ý tứ. Nếu về làm dâu thì người con gái lúc đầu bao giờ cũng hơi lo lắng và cẩn trọng trong mối quan hệ với chồng, nhà chồng nên tránh được những bất hòa. Vợ chồng cũng nhờ sống cùng bố mẹ mà kìm chế bản thân được tốt hơn nếu lỡ có mâu thuẫn. Nhưng sau này có điều kiện ra ở riêng rồi thì lại khác. Áp lực về kinh tế, rồi con cái, rồi ôm đau càng ngày càng nảy sinh mâu thuẫn và cả tỷ lệ bạo hành (PVS, nam chủ hộ)
Như vậy kết quả nghiên cứu tại vùng ven đô thành phố Hà Nội hiện nay có sự khác biệt so với kết quả “nghiên cứu quốc gia về Bạo lực gia đình đối với
phụ nữ tại Việt Nam, 2010”. Nếu như kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn cho thấy bạo lực thể chất trong đời do người chồng gây ra với người vợ tăng dần theo tuổi, theo thời gian kết hôn thì kết quả nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam năm 2010 lại thể hiện tỷ lệ bạo lực thể chất hiện tại cao nhất (12,2%) ở độ tuổi trẻ nhất (18-24 tuổi) và giảm dần theo độ tuổi, nghĩa là bạo lực thể chất xảy ra sớm và giảm dần theo nhiều năm (biểu đồ 1)
Biểu đồ 1.Tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực thể xác chia theo độ tuổi, Việt Nam 2010 (N =4561)
Trình độ học vấn của các cặp vợ chồng cũng tạo nên sự khác biệt trong cách giải quyết những mâu thuẫn trong gia đình. Học vấn của người chồng càng cao thì tỷ lệ có hành vi bạo lực thể xác đối với vợ càng giảm đi.
Hộp 4. Ý kiến về hành vi bạo lực thể xác liên quan đến trình độ học vấn của người chồng
“Mấy cái ông học hành càng cao thì càng ít đánh vợ hơn so với mấy ông học hành thấp, ít công ăn việc làm, rảnh rỗi quá hay kiếm cớ đánh vợ (PVS cán bộ xã )”
“Tôi không khi nào đánh vợ cả chỉ một lần định tát nhưng lại thôi. Nhưng tôi cũng công nhận là tôi không thể nhẹ nhàng trong lời nói với vợ được. Công việc
của tôi rất bận, tôi cố gắng để lo được về kinh tế cho cả nhà nên rất áp lực. Những lúc như thế tôi chỉ có thái độ với vợ khi vợ càu nhàu chứ không đánh” (PVS, nam chủ hộ, 37 tuổi, trình độ Đại học)
Tức lên thì phải đánh thôi. Những lúc tức lên tôi không kiểm soát được hành động của mình đâu (PVS, nam chủ hộ, 40 tuổi, trình độ cấp 1)
Kết quả này cũng tương tự ở phụ nữ, mặc dù bạo lực gia đình không loại trừ trường hợp nào về trình độ học vấn. Nghĩa là nó có thể xảy ra ở những gia đình mà người vợ chỉ học hết cấp một, và cũng xảy ra ở những gia đình mà người vợ có trình độ đại học, có một công việc ổn định trong xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những phụ nữ có trình độ học vấn thấp (chưa học hết cấp ba) thường bị bạo lực nhiều hơn, đặc biệt bạo lực thể chất, bạo lực tình dục. Còn với những gia đình người vợ có trình độ học vấn cao hơn thì bạo lực xảy ra ít hơn và thường bi bạo lực tinh thần
Hộp 5: Ý kiến về sự liên quan giữa bạo lực thể xác và trình độ học vấn của vợ chồng
“Cứ bảo là đánh vợ là đồ không có học, nhưng tôi thấy ở những gia đình mà cả vợ và chồng được học hành tử tế thì vẫn xảy ra bạo lực. Mấy cái ông học hành cao nếu không đánh vợ thì cũng chì chiết khó nghe lắm. Ngay cạnh nhà tôi thôi chứ không nói đâu xa cũng có gia đình như thế. Mà những xích mích thế này cũng khó can thiệp lắm” (Nam cán bộ thôn)
Bạo lực thể xác xảy ra cũng tùy từng gia đình. Thường thì ở những gia đình mà cả vợ và chồng đều có trình độ học vấn từ đại học trở lên người ta ít đánh nhau lắm, nếu có cũng chỉ là số ít thôi. Tôi nghĩ người ta còn ngại hàng xóm nhìn vào, ngại cơ quan biết thì cũng ảnh hưởng tới công việc. Còn ở những gia đình mà vợ chồng chỉ học tiểu học, trung học thì họ không thích là họ cứ đánh nhau thôi, đánh nhiều, hàng xóm biết, lâu dần cũng quen (PVS, cán bộ xã).
Kết quả nghiên cứu của tác giả luận văn cũng khá trùng khớp với kết quả “Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam, 2010”.
Hầu như không có sự khác biệt đáng kể về các dạng bạo lực giữa các nhóm học vấn từ lớp 12 trở xuống. Chỉ riêng nhóm học vấn từ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên có tỉ lệ bị bạo lực thấp hơn đáng kể so với nhóm học vấn còn lại. Cụ thể thì có 6,6% phụ nữ trong số có học vấn trung cấp, cao đẳng, đại học bị đánh, thấp hơn 2 lần so với các nhóm học vấn khác.
Biểu đồ 2. Tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo lực thể xác chia theo trình độ học vấn của người phụ nữ, Việt Nam 2010 (N=4561)
Kết quả này cũng khá trùng khớp với kết quả phân tích số liệu điều tra năm 2012 “Học vấn càng cao thì tỷ lệ đồng ý rằng chồng có thể đánh vợ càng thấp… Những người có mức sống càng thấp thì tỷ lệ đồng ý chồng có thể đánh vợ càng cao hơn”
Không chỉ lúc bình thường, bạo lực thể chất của người chồng đối với người vợ còn được thực hiện ngay cả khi người phụ nữ đang mang thai. Bạo lực đối với phụ nữ đang mang thai được coi là bạo lực nghiêm trọng không những chỉ tác động tới người phụ nữ mà còn gây nguy hiểm cho bào thai. Kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy có những trường hợp bị chồng bạo lực thể chất trong thời gian mang thai. Tuy không phải tất cả các trường hợp được hỏi đều bị
nhưng điều đó cũng phản ánh một thực trạng về nạn bạo lực trong gia đình của người chồng đối với vợ ở những thời điểm lẽ ra không được phép bạo lực nhất. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng về thể xác, tâm lý, tinh thần người phụ nữ