5. Từ kinh nghiệm và thực tiễn công tác, anh chị có thể chia sẻ xem làm thế nào để phát hiện sớm các mâu thuẫn có thể dẫn đến xung đột và bạo lực? Nếu phát hiện được các nguy cơ của bạo lực, các bước tiếp theo phải làm là gì? Để hạn chế ngăn ngừa hành vi bạo lực có thể xảy ra? Kinh nghiệm của anh chị về lĩnh vực này (nếu có) như thế nào?
6. Theo anh chị, làm thế nào để phát hiện ra hoặc xác định được các nạn nhân bị bạo lực gia đình? Vì sao còn nhiều nạn nhân bạo lực không nói ra tình trạng của mình? Vì sao còn nhiều nạn nhân bạo lực không nói ra tình trạng của mình? Nhóm nạn nhân nào thường hay giấu diếm tình trạng tồi tệ của mình nhất? Vì sao lại như vậy? Làm thế nào để nạn nhân bị bạo lực - nhất là phụ nữ- có thể dễ dàng nói ra điều đó?
7. Anh, chị có thể đánh giá thế nào về vai trò của gia đình/ hàng xóm/ cụm dân cư ...trong việc phát hiện và can thiệp các hành vi bạo lực gia đình? Làm thế nào để việc tìm hiểu, phát hiện và giúp đỡ can thiệp các hành vi bạo hành không bị coi là hành vi ”tọc mạch”, xâm phạm chuyện riêng của các gia đình?
8.Trong trường hợp/ tình trạng nào, nạn nhân của bạo lực gia đình mới đứng ra tố cáo, khởi kiện người gây ra các hành vi bạo lực? Tại sao lại như vây?
9. Anh, chị thấy rằng, muốn ngăn chặn/ hạn chế tình trạng bạo lực trong các gia đình hiện nay, chúng ta phải làm gì? Bằng những biện pháp nào?
10. Cán bộ ở cơ sở đã làm những gì để nâng cao nhận thức để nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình và hậu quả của nó? (Các ban/ ngành đã có hoạt động/ chương trình nào liên quan đến việc này như : truyền thông, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ tư vấn, cứu tế..?)
11.Cần làm gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này? (tăng cường cơ sở vật chất, năng lực cán bộ? Sự phối hợp giữa các ban/ ngành? Sự quan tâm chỉ đạo của đảng ủy và chính quyền địa phương...?sửa đổi luật/ Quy trình giải quyết...?