9. Cấu trúc của luận văn
1.2. Bạo lực trên cơ sở giớ
Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1993 đã định nghĩa bạo lực trên cơ sở giới (BLG) như sau:
“Bất kỳ một hành động bạo lực nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư” đều gọi là bạo lực trên cơ sở giới.
Bạo lực trên cơ sở Giới được miêu tả tiếp trong Báo cáo Dân số “Chấm dứt Bạo lực đối với phụ nữ” 1999 như sau:
“Nó thường được biết đến như là bạo lực “trên cơ sở giới” bởi vì xuất phát một phần từ vị trí thấp kém hơn của người phụ nữ trong xã hội. Phần
khác, nhiều nền văn hóa có các niềm tin, chuẩn mực và thể chế xã hội làm chính đáng hóa bạo lực đối với phụ nữ và bởi vậy gây ra bạo lực đối với phụ nữ. Cùng là những hành động như nhau nhưng nếu chúng xảy ra với người chủ lao động, người hàng xóm hoặc người quen thì sẽ bị trừng nhưng lại không có vấn đề gì nếu nam giới có các hành động đó đối với phụ nữ, đặc biệt trong phạm vi gia đình”3.
Bạo lực gia đình là bất kỳ việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép tình dục, dù đã sử dụng hay đe dọa sử dụng, trong quan hệ tình cảm hoặc quan hệ gia đình. Bạo lực gia đình có thể bao gồm một hành động đơn lẻ hoặc bao gồm một số hành động tạo nên một kiểu lạm dụng trong đó có những hành vi tấn công hoặc kiểm soát. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý, mục đích của bạo lực gia đình là thiết lập và áp dụng quyền lực, sự kiểm soát đối với người khác. Bạo lực được sử dụng để đe dọa, xúc phạm hoặc làm nạn nhân khiếp sợ. nam giới thường sử dụng bạo lực như trên với vợ/ bạn tình, bao gồm vợ hiện tại hoặc vợ cũ, bạn gái hoặc đối tác hẹn hò.4
Theo Luật Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình được Quốc Hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên
trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Luật Phòng, chống bạo lực Gia đình của Việt Nam quy định các hành vi sau là hành vi bạo lực gia đình (Khoản 1, điều 2)
Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
Lăng mạ, hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
3Heise, L., Ellsberg, M., Gottemoeller, M., Báo cáo Dân số: Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ, Tập 27, Số 4, 1999
4Theo tài liệu, Công tác phòng chống bạo lực gia đình (Tài liệu dành cho học viên ngành hành pháp và tư pháp Việt Nam), 2011
Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà, và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau
Cưỡng ép quan hệ tình dục
Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Chiếm đoạt, hủy hoại, đạp phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình
Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Vậy bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động nhằm đe dọa hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó.