Tác động tiêu cực tới sự ổn định của cộng đồng

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 86 - 87)

10 Nguồn: Kết quả Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,

3.1.4. Tác động tiêu cực tới sự ổn định của cộng đồng

Mọi người thường cho rằng bạo lực gia đình là việc riêng, nội bộ của từng gia đình. Tuy nhiên, thực tế lại chỉ ra rằng, bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề xã hội, làm đe dọa đến trật tự và ổn định của cộng đồng.

Những trường hợp được phỏng vấn đều cho rằng, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng tới hàng xóm láng giềng, ảnh hưởng tới trật tự công cộng. Những lời to tiếng, cãi vã mắng chửi sẽ làm ồn tới hàng xóm và gián tiếp gây ảnh hưởng tới những gia đình bên cạnh. Đó còn chưa kể tới những tác động tiêu cực tới con cái họ khi phải nhìn thấy, chứng kiến những hành động bạo lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý. Không ít trường hợp những người hàng xóm hoặc cùng làng, cùng thôn, xóm khi can ngăn bạo lực gia đình thì lại trở thành nạn nhân của chính bạo hành này.

“Tối hôm đó trời mưa, ông ấy mắng chửi em mới đàu hàng xóm không nghe thấy nhưng sau đó ông ấy cầm cai chôt cửa ném về phía người tôi, đau quá và chảy máu nên tôi chạy sang nhà hàng xóm, vừa lúc đó cũng có mấy người chạy ra. Ông ấy đuổi theo. Tôi đành chạy qua nhà bà hàng xóm. Ông ấy cũng chẳng ngại ngần xông vào nhà người ta đánh tôi. Mọi người can ngăn thì ông ấy chưởi tất cả mọi người, còn đòi đánh mọi người. Cho tới khi có người báo cán bộ xã và dọa công an thì ông ấy mới vừa lủm bủm vừa đi về”(PVS nạn nhân nữ, 42 tuổi, trường hợp số 2).

Ở cấp độ lớn hơn bạo lực gia đình là một hiện tượng lệch chuẩn trong hôn nhân, thể hiện một lối sống không lành mạnh trong gia đình,sự suy giảm đạo đức của không ít cá nhân. Bạo lực gia đình không chỉ là “cơn ác mộng” đối với các thành viên trong gia đình, mà còn là ngu cơ ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và sự bền vững của xã hội (Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, 2009).

“Thứ nhất, bạo lực gây rối loạn trật tự xã hội…Ở gia đình vợ chồng lục đục oánh lộn cũng dấn đến cộng đồng một tổ nhóm ảnh hưởng. Thứ hai, để lại hậu quả cho con cái không có tấm gương sáng, thấy cha mẹ như thế nó bỏ học, chưa kể việc li hôn khiến chúng bơ vơ thêm dẫn đến bụi đời, ăn chới trộm cắp. Một cái nữa là ảnh hưởng tinh thần lãnh đạo của địa phương. Một cạp vợ chồng đánh đập, gia đình li hôn thì lãnh đạo cũng phải vận động, giáo dục liên quan đến nhiều công việc; còn ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của địa phương. (Viện Gia đình và Giới, 2007).

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 86 - 87)