Sự bất bình đẳng giớ

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 94 - 95)

10 Nguồn: Kết quả Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,

3.2.2. Sự bất bình đẳng giớ

Tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong gia đình và ngoài xã hội là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc làm tăng tình trạng bạo lực gia đình.Có thể nói rằng chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự giáo dục và thể hiện quyền lực của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Cũng chính vì tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại trong tư tưởng của rất nhiều người nên rất nhiều phụ nữ bị chồng đánh đập vẫn cam chịu và chấp nhận chung sống mà không dám đấu tranh giải phóng cho mình. Trong những gia đình ấy, người đàn ông thường rất gia trưởng. Gia trưởng ở đây được hiểu là sự thống trị của nam giới trong gia đình, là thứ bậc “chồng chúa, vợ tôi”. Đây được coi là yếu tố cốt lõi chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của không ít nam giới và phụ

nữ về vị trí của vợ và chồng trong gia đình và là nền tảng của các hành vi bạo lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới ở nhiều tầng lớp khác nhau đã gọi tên cụ thể việc cậy quyền, tính gia trưởng, độc đoán của người đàn ông là yếu tố chính dẫn đến mâu thuẫn và xung đột trong gia đình.

Nam giới luôn nghĩ rằng phụ nữ thì biết cái gì “ui dời, nó (vợ) có biết cái gì đâu mà nói, đàn ông phải lo bao nhiêu là việc”. Trong một số trường hợp người chồng cho mình quyền tự do tuyệt đối trong các mối quan hệ, kể cả quan hệ ngoài hôn nhân, bất chấp phản ứng và thái độ của vợ. “tôi bảo chồng là anh đi đâu không về ăn cơm anh phải bảo em chứ, toàn để em chờ cơm thì anh ấy cáu việc đéo gì phải chờ, cứ thế mà ăn, đi đâu cũng phải báo cáo à”, “muốn ly hôn thì cứ viết đi, đây đi với con nào là việc của đây nhá”. (PVS nữ nạn nhân, 22 tuổi, trường hợp 19)

Có ý kiến cho rằng ở những gia đình không có bạo lực, có thể đàn ông cũng thể hiện tính gia trưởng, vậy gia trưởng như thế nào dẫn đến tính mâu thuẫn và nảy sinh bạo lực? Vấn đề là liệu người vợ có chấp nhận một người chồng có thái độ và hành vi gia trưởng hay không? ở đây tính gia trưởng của nam và sự lệ thuộc của nữ đi liền với nhau, chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau tạo thành môi trường thuận lợi cho bạo lực gia đình “tôi không thể nói

chuyện được với anh ấy. Cứ mỗi lần nói gì, góp ý gì thì anh ta lại khùng lên to tiếng và chửi tục, nên đành phải im thôi không muốn để con cái nghe thấy”(PVS, nữ nạn nhân, 35 tuổi, trường hợp số 9)

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 94 - 95)