KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 112 - 113)

14 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và diễn tiến”

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Bạo lực gia đình là vấn đề không chỉ của riêng gia đình mà còn là vấn đề của cộng đồng và xã hội. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hiện tượng tương đối phổ biến, đặc biệt là bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. Nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực đã được bình thường hóa, người phụ nữ đã phải chịu đựng và chấp nhận bạo lực và phải giữ im lặng về những điều mà họ đang phải hứng chịu. Đây thật sự là một vấn đề xã hội cần được nhìn nhận đúng bản chất của nó.

Bạo lực gia đình là vấn đề phức tạp, không do nguyên nhân đơn lẻ gây ra mà là sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau. Các yếu tố nguy cơ gây bạo lực gia đình có thể được phân tích từ các cấp độ: Cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình, cấp độ cộng đồng, cấp độ xã hội. Nhưng theo kết quả nghiên cứu bạo lực của chồng đối với vợ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội (điển hình là phụ nữ ở xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) thì nguyên nhân về nhận thức sai lệch về bình đẳng giới, về tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn là chủ yếu. Cùng với đó là nguyên nhân từ tệ nạn xã hội, nghiện rượu, cờ bạc, ma tuý hay áp lực từ cuộc sống. Yếu tố kinh tế dù khó khăn hay giàu có cùng với áp lực của cuộc sống hiện đại trong làm ăn kinh tế cũng làm gia tăng của bạo lực gia đình với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội. Sự xử phạt không nghiêm minh của pháp luật với hành vi bạo lực cũng khiến cho hành vi bạo lực không được răn đe và khống chế, chính vì thế mà trong tất cả các trường hợp nghiên cứu thì tác giả nhận thấy rằng không có một ông chồng – người gây ra bạo lực nào tỏ ra một chút ăn năn, hối hận, cảm thấy có lỗi với người vợ - nạn nhân sau khi gây ra bạo lực kể cả đối với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, chúng ta cần sớm xây dựng những giải pháp đồng bộ để ngăn chặn cũng như loại bỏ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Do đó mà việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w