10 Nguồn: Kết quả Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,
2.1.5. Kết hợp các hình thức bạo lực trong bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Theo khảo sát định lượng, tỷ lệ bạo lực thể chất và tình dục là chỉ tiêu quan trọng về bạo lực do chồng gây ra và được sử dụng để so sánh quốc tế. Các chỉ tiêu về tỷ lệ bạo lực hiện tại và trong cuộc đời tương ứng là 9% và 34%. Tỷ lệ bạo lực trong cuộc đời khác nhau theo vùng và giữa các nhóm dân
tộc và thay đổi từ 8% đến 38%.13 Nhưng theo kết quả nghiên cứu định tính- phỏng vấn sâu thì hầu hết những người phụ nữ đều cho rằng họ bị phần lớn là bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần. Nhưng tất cả đều cho rằng đã bị bạo lực thể xác nghĩa là bị luôn bạo lực tinh thần rồi, bị bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế cũng nghĩa là bị cả bạo lực tinh thần rồi. “Bị chồng đánh hay cưỡng ép
chuyện vợ chồng thì tinh thần cũng khổ sở lắm. Người chứ phải sỏi đá đâu mà không buồn, không tủi không khóc cho được”(PVS, nữ nạn nhân 42 tuổi
trường hợp số 2)
Khi kết hợp ba loại bạo lực chính: thể xác, tình dục và tinh thần do chồng gây ra đã có hơn nửa phụ nữ (58%) trả lời từng bị ít nhất một trong ba loại bạo lực này trong cuộc đời. Tỷ lệ này trong 12 tháng qua là 27%. Có sự liên hệ chặt chẽ giữa ba loại bạo lực và đánh giá sự đan xen chỉ ra rằng luôn có một phụ nữ vừa bị bạo lực tình dục hoặc thể xác vừa bị lạm dụng tinh thần. Bạo lực tinh thần có ảnh hướng đến phụ nữ nhiều hơn so với bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Các hành vi bạo lực thường không phải là mới mà là những hành vi lặp đi lặp lại. Trong số các nạn nhân bị bạo lực, 8,4% nạn nhân bị ≥ 2 đối tượng gây bạo lực, trong đó chủ yếu (91,1%) là chồng và gia đình, họ hàng nhà chồng, vấn đề này đã làm cho bạo lực gia đình càng trở nên phức tạp, chiếm ưu thế trong các dạng bạo lực và trở thành một vấn nạn của xã hội.
Tiểu kếtvề các hình thức bạo lực trong gia đình đối với phụ n
Những phân tích trên đây đã cho thấy còn nhiều phụ nữ bị bạo hành trong gia đình dưới các hình thức khác nhau. Bạo lực tinh thần và kinh tế cũng không kém phần quan trọng so với bạo lực tình dục và thể xác và thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn bạo lực tình dục và thể xác. Cách chia ra các hình thức bạo lực chỉ là một cách tương đối, với mục đích dễ phân tích, giúp người đọc nhìn nhận rõ hơn về các hình thức. Trên thực tế, các hình thức này thường đan xen và ảnh hưởng sâu sắc với nhau. Phụ nữ đã bị bạo lực
về kinh tế, thể chất hay tình dục thì chắc chắn cũng sẽ bị tác động đến yếu tố tinh thần. Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố, cụ thể là xã Kim Chung cho thấy phụ nữ chủ yếu bị bạo lực về tinh thần.
Bạo lực trong gia đình thể hiện rõ sự kiểm soát, áp đặt của người chồng lên người vợ và nó diễn ra theo một chu kỳ. Điều này cho chúng ta thấy phần nào bản chất của bạo lực gia đình là một hành vi do con người (người chồng) tạo ra một cách có ý thức. Người chồng gây bạo lực với vợ vì biết rằng hành động của anh ta sẽ mang lại những kết quả nhất định đối với người vợ hoặc đối với mối quan hệ của họ. Dù là bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục hay kinh tế thì bạo lực cũng bắt đầu từ sự bất hòa cẳng thẳng giữa hai vợ chồng, xảy ra bạo lực, rồi tỏ ra hối hận của người chồng và cố gắng lấy lại niềm tin của vợ và vợ chồng lại trở lại bình thường. Các hành vi bạo lực thường được người vợ tha thứ nhưng vấn đề gây ra bạo lực thì lại không được giải quyết triệt để và sau một thời gian, giai đoạn bắt đầu lại xuất hiện và bạo lực lại xảy ra. Nhìn nhận được bản chất của bạo lực gia đình sẽ là chìa khóa giúp các nhà nghiên cứu về gia đình tìm được hướng đi trong việc tìm ra giải pháp góp phần hạn chế tình trạng này.