Nguyên nhân từ môi trường quản lý xã hộ

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 101)

14 Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và diễn tiến”

3.4.7. Nguyên nhân từ môi trường quản lý xã hộ

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong các gia đình có một phần là xuất phát từ môi trường, quản lý xã hội. Nếu cán bộ cơ sở có nhận thức không đầy đủ về quyền của người phụ nữ và thiếu ý thức, tinh thần trách nhiệm đối với vấn đề bạo lực gia đình thì sẽ là yếu tố gián tiếp làm thúc đẩy và duy trì bạo lực. “Họ mà không báo cáo thì chúng tôi không thể biết, mà chúng tôi cũng

chỉ gọi vợ chồng họ lên khuyên nhủ thôi, còn sau đó như thế nào thì vợ chồng phải tự giải quyết, chứ việc nhà người ta làm sao mình can thiệp sâu được”. (PVS, Cán bộ phụ nữ xã, trường hợp 18)

Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy bạo lực gia đình rất ít khi được xử theo luật hình sự. Theo quy định của pháp luật nếu người vợ bị thương tích

do người chồng đánh với mức trên 10% sức khỏe mới áp dụng Luật hình sự. Khi các cán bộ xã can thiệp đến những gia đình có bạo lực thì họ nhấn mạnh đến việc bảo vệ tính toàn vẹn của gia đình hơn là sự an toàn và quyền được bảo vệ hợp pháp của phụ nữ “Giải quyết theo hướng để vợ chồng hòa hợp,

gia đình không phải li tán, chứ chúng tôi không làm nặng quá vấn đề thì lúc đó có khi lại không hay” (PVS, Cán bộ phụ nữ xã, trường hợp 17).

Các tổ hòa giải, công an cũng chỉ can thiệp những vụ hành hung nghiêm trọng, khi có đơn tố cáo của nạn nhân hoặc khi có người báo cáo lên. Những hiện tượng ngược đãi phụ nữ diễn ra âm thầm phía sau cánh cửa thường không được ai biết đến và người phụ nữ phải một mình chịu đựng. Những bạo lực về tinh thần, thì sự phát hiện và can thiệp của hàng xóm láng giềng hay tổ hòa giải còn rất hạn chế hoặc không có. Nhiều chỗ, nhiều nơi còn tồn tại quan niệm “đèn nhà ai, nhà ấy rạng” hoặc “vợ chồng đóng cửa bảo nhau” nên các hành vi bạo lực gia đình có môi trường để tồn tại dai dẳng, khó can thiệp triệt để và có hiệu quả.

Can thiệp của cộng đồng có nhiều hạn chế vì hiểu biết của một số cấp lãnh đạo cơ sở, tổ dân cư và mọi người nói chung về luật pháp liên quan đến bạo lực trong gia đình và quyền của phụ nữ còn yếu. Gần đây, nhờ được tuyên truyền rộng rãi hơn về các hiện tượng bạo lực gia đình nên nhiều người đồng tình lên án các hành vi đánh đập vợ con và đó cũng là cơ sở thuận lợi hơn cho công tác hòa giải, phòng chống bạo lực ở các địa phương “các văn

bản về Luật Hôn nhân, luật phòng chống bạo lực gia đình đã được chúng tôi tuyên truyền đến các hộ gia đình, nên bây giờ nhiều nam giới họ cũng nhận thức được tốt hơn trước. Chỉ có những gia đình nào không tham gia vào bất kì tổ chức nào thì họ mới không được chúng tôi tuyên truyền thôi” (PVS Cán bộ phụ nữ, trường hợp số 10).

Như vậy, bạo lực đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố Hà Nội đang tồn tại nhiều nhất là bạo lực về tinh thần. Trong đó các yếu tố liên quan đến

quyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nảy sinh các mâu thuẫn, sự phát triển thành xung đột và bạo lực gia đình. Gia trưởng và sự lệ thuộc của phụ nữ, bất bình đẳng giới, nghèo đói, không chỉ đy phụ nữ vào các tình huống có nguy cơ cao như mất quyền, không có tiếng nói, lệ thuộc vào kinh tế, không có việc làm,…cácnguyên nhân này còn tác động đến cách nghĩ và hành vi của người chồng và cộng đồng cũng như một bộ phận cán bộ liên quan.

Các nguyên nhân tác động đến xung đột và bạo lực gia đình dù ở cấp độ nào thì cũng không tác động riêng rẽ. Các nguyên nhân này thường đan xen, phụ thuộc và thúc đẩy lẫn nhau. Ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay, khi mà đời sống của người dân đã có phần khá hơn trước, lối sống cũng được thành thị hóa hơn thì có một vài yếu tố đang khuyến khích môi trường xung đột và bạo lực gia đình như nghiện rượu, nghiện hút, cờ bạc, ngoại tình…Bên cạnh đó là sự tồn tại và phổ biến của quan niệm, thái độ và hành vi gia trưởng, bất bình đẳng ở một bộ phận nam giới, một số phụ nữ và cán bộ làm công tác liên quan. Mặc dù theo ý kiến của các cán bộ xã, những người trong các ban, tổ hòa giải thì người dân đã nhận thức tốt hơn về quyền của phụ nữ và về những hành vi sai phạm pháp luật nhưng những vấn đề về tinh thần bị bạo hành trong các gia đình vẫn còn là một khó khăn, thách thức đặt ra trước công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở cả ba cấp độ, cá nhân, gia đình và xã hội.

Tiểu kết

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Trên đây tác giả luận văn chỉ khái quát những nguyên nhân chiếm phần nhiều dẫn đến bạo lực gia đình tại đại bàn nghiên cứu. Còn trên thực tế, các nguyên nhân, yếu tố tác động làm thúc đẩy bạo lực gia đình còn rất nhiều. Có thể phân các yếu tố tác động đến bạo lực gia đình hiện nay thành ba nhóm, một là các yếu tố cá nhân, hai là các yếu tố liên quan tới gia đình và cộng đồng và ba là các yếu tố mang tính cấu trúc có liên quan tới quyền. Nhưng có một nguyên nhân chính gây nên bạo lực gia đình đối vơi phụ nữ chính là bất bình đẳng giới. Chính sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa và xuyên suốt các vụ bạo lực trong gia đình.

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w