Nguyên nhân về kinh tế

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 95 - 97)

10 Nguồn: Kết quả Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,

3.2.3. Nguyên nhân về kinh tế

Kinh tế cũng là nguyên nhân tác động đến bạo lực gia đình. Ở những gia đình có kinh tế khó khăn, thì vợ chồng thường hay xảy ra xung đột, cãi vã nhau. Thực tiễn nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về “ Bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam” cho thấy: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo lực gia đình của người chồng đối với vợ là nguyên nhân kinh tế, chiếm tới 64,3 %. Nguyên nhân là vì những áp lực về kinh tế, nợ nần dễ làm cho

người trong cuộc sinh cáu bẳn. Sự căng thẳng thường xuyên trong gia đình đã gây sức ép nặng nề làm nhiều cặp vợ chồng không yên tâm sản xuất, có sản xuất thì cũng không hiệu quả. Việc phải vất vả kiếm sống hàng ngày đặt con người vào tình trạng dồn nén triền miên và bạo lực có thể nổ ra khi thậm chí chỉ có những bất đồng nhỏ. Hơn nữa nhiều ông chồng vũ phu trong khi đánh đạp vợ thì đạp phá luôn tài sản trong nhà. Nghèo khổ thường đi kèm những thói quen như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè làm cho sự bất hòa trong gia đình tăng lên (Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 1997:24; Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999: 19-20). Nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001:41) cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng mắng chửi tăng từ 11,1 % ở hộ gia đình có mức sống khá lên 16,7% ở nhóm hộ trung bình và tới 30,2 % ở nhóm hộ nghèo. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ bị chồng đánh tăng theo tình trạng kinh tế hộ gia đình (1,0%; 3,5% và 7,7%).

Số liệu NHTG cho thấy chỉ có 13 % và 6,6% phụ nữ ở hộ khá giả bị chồng chửi và đánh trong khi tỷ lệ này ở nhóm trung bình là 24,3% và 13,4% và nghèo là 26,9% và 17,6%. Tương tự, tỷ lệ phụ nữ bị ép QHTD ở các gia đình khá là 12,2% so với 17,8% ở gia đình trung bình và 24,2% ở gia đình nghèo (Viện Gia đình và Giới, 2007).

Tự chủ hay lệ thuộc về kinh tế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn cách giải quyết của các nạn nhận nữ. Những phụ nữ độc lập về kinh tế, có công việc làm, có thu nhập, xuất thân từ vùng đô thị thì họ ít cam chịu. Những phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào chồng, ở nhà nội trợ, xuất thân từ vùng nông thôn thì họ thường cam chịu bạo lực gia đình. Sự phụ thuộc về kinh tế, kể cả về nhà ở khiến nạn nhân “tự trói” mình trong cách ứng xử, nhất là những phụ nữ ở nông thôn.

Như vậy nghèo đói và bạo lực như một vòng luẩn quẩn bám lấy nhau, không tách rời. Nghèo đói làm tăng nguy cơ bạo lực gia đình và bạo lực làm cho gia đình khó thoát khỏi cảnh nghèo đó

Một phần của tài liệu Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở vùng ven đô thành phố hà nội hiện nay (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w