10 Nguồn: Kết quả Nghiên cứu bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam,
3.2.4. Lạm dung rượu bia, cơ bạc, chất gây nghiện
Một nguyên nhân nữa là bản thân những người đàn ông cũng không nhận thức được rằng việc bạo hành với vợ không chỉ là việc “hạ cẳng chân, thượng cẳng tay” “ông ấy cứ rượu vào là ông ấy chửi, toàn nhè vợ và con
chửi rồi đập phá lung tung, chạy không nhanh ông ấy còn phang cho ấy chứ”. Các phân tích cho thấy về mặt tâm lý khi uống rượu, nghiện hút, hay
ham mê cờ bạc…con người thường mất tự chủ, cay cú và nếu bị thua thiệt thì thường tìm cách đổ lỗi. Đối tượng bị đổ lỗi thường là những người thân thuộc, có quan hệ gần gũi hoặc lệ thuộc vào kinh tế, tình cảm. Từ thái độ thiếu kiềm chế đến nói năng xúc phạm, đòi hỏi bất hợp lý và đi liền với đó là hành vi bạo lực. Một số nghiên cứu về bạo lực gia đình cho đến nay cũng chỉ ra rằng những thói quen của đàn ông như uống rượu, cờ bạc, chơi số đề, nghiện hút có mối liên hệ với bạo lực trong gia đình. Tỷ lệ những phụ nữ có chồng nghiện hút, cờ bạc, uống rượu…bị ngược đãi cao hơn so với những phụ nữ có chồng không có thói quen đó14 “những gia đình có bạo lực gia đình ở
xã thường rơi vào những gia đình có chồng nghiện hút hoặc rượu chè, cờ bạc” (PVS cán bộ phụ nữ xã, trường hợp 15). Số liệu cuộc điều tra NHTG
1999 cũng chỉ ra rằng sự khác biệt về tỷ lệ bị ngược đãi giữa nhóm phụ nữ có chồng uống rượu và không uống rượu là rất cao: có 15,8% và 8,1% phụ nữ có chồng không uống rượu bị chửi và bị đánh so với 30,4% và 18,4% phụ nữ có chồng uống rượu. Tỷ lệ phụ nữ bị đánh trong số phụ nữ có chồng chơi cờ bạc là 29,8% so với tỷ lệ bị đánh trong số phụ nữ có chồng không chơi cờ bạc là 11,4% (Viện Gia đình và Giới, 2007).
Thói quen nghiện rượu, cờ bạc, chất gây nghiện không chỉ là ngòi nổ cho bạo lực gia đình mà còn là yếu tố duy trì và thúc đẩy bạo lực. Những chất này làm cho người bị lệ thuộc vào chúng bỏ bê công việc, bỏ bê gia đình. Họ