Nội dung của thoả thuận khai thác chung dầu khí

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 27)

Trên thực tế, thoả thuận khai thác chung rất đa dạng và phong phú. Vì thế nội dung của chúng cũng rất khác nhau. Nhƣng nhìn chung, thông thƣờng mỗi thoả thuận khai thác chung đều bao gồm các nội dung sau:

- Xác định thiết lập khu vực khai thác chung: khi ký kết thoả thuận khai thác chung, điều đầu tiên các nƣớc phải tiến hành xác định khu vực khai thác chung. Khu vực này đƣợc thiết lập trên cơ sở các toạ độ trên bản đồ, có diện tích rõ ràng. Thông thƣờng nó đƣợc giới hạn trong phạm vi khu vực có tranh chấp về chủ quyền của các quốc gia, nếu ở đó chƣa có thoả thuận về phân định biển, hoặc đƣợc xác định bằng sự đóng góp bằng nhau về diện tích các vùng biển của các quốc gia tính từ đƣờng ranh giới phân định biển, nếu ở đó đã có thoả thuận về phân định biển (đây là trƣờng hợp các bên có thể căn cứ vào vị trí mỏ dầu hoặc tài nguyên khac để xác định phạm vi khai thác chung). Ngoài ra cũng có những thoả thuận mà phạm vi khai thác chung còn vƣợt quá cả khu vực đang có tranh chấp nhƣ trƣờng hợp khái thác chung giữa Cô oét và Ảrâp Sauđi.

- Thiết lập cơ chế hợp tác: Khai thác chung là một thoả thuận trên cơ sở tự nguyện giữa các quốc gia có chủ quyền nên tuỳ theo đặc điểm địa lý khu vực, tình hình của các gia hữu quan mà các bên có thể lựa chọn cơ chế hợp tác và mô hình khai thác chung khác nhau. Phần lớn các nƣớc hữu quan khi đàm phán về nội dung Hiệp định khai thác chung đều thống nhất thiết lập ra một cơ quan quản lý chung. Cơ quan này sẽ gồm một số lƣợng đại diện bằng nhau từ mỗi nƣớc, nhân danh hai Chính Phủ và chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động thăm dò và khai thác trong vùng. Ngoài ra các bên còn xác định rõ cách thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc ra các quyết định chung để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác.

Tuỳ thuộc vào đối tƣợng khai thác chung mà các bên quyết định thành lập cơ chế hợp tác có thể giản đơn hay phức tạp. Nhƣng tựu chung lại thì có thể phân làm hai mô hình cơ quan quản lý chủ yếu:

+ Mô hình1: Cơ quan quản lý chung có quyền lực tƣơng đối mạnh với quyền giám sát và quyết định hầu hết các vấn đề nhƣ trong các thoả thuận giữa Thái Lan- Malayxia, Với tƣ cách pháp nhân đầy đủ và thẩm quyền cấp phép, quy định các điều khoản và các trƣờng hợp miễn trừ và tham gia vào các hợp đồng khai thác với các công ty nƣớc ngoài [8]. Cơ quan quyền lực chung Malayxia- Thái Lan có quyền thay mặt cac nƣớc hữu quan cấp giấy phép cho hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên… Hay nhƣ “Uỷ ban hợp tác” Ảrập Xêút Suđăng với vai trò nhƣ phụ trách điều tra và phân định khu vực sở hữu chung, nghiên cứu vấn đề thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực, khích lệ cơ cấu chuyên nghiệp tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác, thụ lý và thẩm tra đơn xin cấp phép và nhƣợng quyền khai thác.

+ Mô hình2: Cơ quan quản lý chung với mô hình nhỏ yếu nhƣ trong các Hiệp định giữa Hàn Quốc - Nhật Bản, Ảrập Xê út - Cô oét, Malayxia - Việt

Nam…Các cơ quan này hoạt động chỉ đơn giản nhƣ là một cơ quan có tính chất liên lạc, tƣ vấn nhằm điều phối các hoạt động hợp tác hoặc nhƣ là cơ quan liên lạc giữa các công ty dầu khí quốc gia. Chẳng hạn nhƣ Uỷ ban liên hiệp Nhật- Hàn, với chức năng chủ yếu là kiểm điểm việc chấp hành Hiệp định giữa hai nƣớc, thụ lý báo cáo kỷ luật, tài vụ của ngƣời giữ giấy nhƣợng quyền. Uỷ ban này chỉ có quyền khuyến nghị hành động cho hai bên ký kết [8]. Hay nhƣ “Uỷ ban thƣờng trực” trong Hiệp định Cô oét - Ảrập Sauđi, cơ quan này thành lập để nghiên cứu các thủ tục hữu quan và kiến nghị dƣới sự chi phối của Bộ trƣởng Bộ Năng lƣợng hai nƣớc.

- Phân chia phí tổn khai thác và thu nhập

Đây là một vấn đề rất khó thoả thuận và mất khá nhiều thời gian vì nó trực tiếp ảnh hƣởng đến quyền lợi kinh tề của mỗi quốc gia hữu quan. Tuy nhiên việc đề cập đến vấn đề này trong thoả thuận khai thác chung là rất cần thiết vì khi xác định đƣợc nguyên tắc và tỷ lệ phân chia về chi phí và lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động khai thác bảo đảm sự công bằng giữa các bên, từ đó đảm bảo cho các bên đạt đƣợc mục đích của việc hợp tác khai thác tài nguyên chủ yếu vì lợi ích kinh tế. Thông thƣờng, trong lĩch vực khai thác dầu và khí, các bên thoả thuận một tỷ lệ bằng nhau (50:50) đối với chi phí và lợi nhuận; trong lĩchvực nghề cá, các bên thoả thuận nguyên tắc ngang bằng về năng lực khai thác. Tuy nhiên, trong Thoả thuận Nhật Bản - Hàn Quốc ngày 30-01-1974, quyền cấp đặc nhƣợng và thu thuế đối với các công ty đƣợc lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên trong vùng khai thác chung. Thoả thuận về phân chia lợi nhuận vừa quy định, vừa chịu ảnh hƣởng của các nội dung về xác định vùng khai thác chung, xác định cơ chế hợp tác, quy định quyền và nghĩa vụ của các nhà thầu, hay quy định về quyền quản lý và tài phán của các quốc gia đối với các hoạt động khai thác chung….

Ngoài ra các quốc gia còn căn cứ vào khu vực khai thác để phân chia lợi nhuận cho hợp lý: ở những nơi chƣa có đƣờng biên giới đều sử dụng nguyên tắc phân chia đều giữa các bên mọi chi phí và lợi nhuận có đƣợc từ hoạt động khai thác chung. Bởi vì khi chƣa có đƣờng ranh giới rõ ràng giữa hai nƣớc thì các bên vẫn duy trì yêu sách chủ quyền đơn phƣơng của mình đối với một phần hoặc toàn bộ khu vực khai thác chung. Trong lúc này giải pháp tạm thời là tạm gác tranh chấp và tiến hành khai thác chung, còn tài nguyên tất yếu đƣợc phân chia đều cho mỗi bên có yêu sách (nhƣ tại Điều 9 Thoả thuận Nhật Bản- Hàn Quốc; Điều 3 MOU Malayxia - Thái Lan; Điều 1 khoản 2 Hiệp định Australia - Indonesia). Còn với khu vực đã có đƣờng ranh giới xác định, diện tích khai thác chung nằm trên đƣờng biên giới tạo thành hai phần thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của hai nƣớc chƣa hẳn đã bằng nhau nên nghĩa vụ gánh vác phí tổn và hƣởng thu nhập của các bên hữu quan có sự khác nhau tuỳ từng trƣờng hợp. Tuy nhiên, sự phân chia lợi ích tại khu vực này vẫn phải đảm bảo lợi ích công bằng cho mỗi bên theo diện tích của họ trong khu vực khai thác chung.

Còn trƣờng hợp có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua đƣờng ranh giới hai nƣớc thì nghĩa vụ gánh vác phí tổn và quyền lợi hƣởng thu nhập của mỗi nƣớc hữu quan thƣờng căn cứ vào tỷ lệ diện tích mỏ tài nguyên tại mỗi bên đƣờng ranh giới.

- Xác định thẩm quyền tài phán.

Đối với mỗi thoả thuận khai thác chung việc xác định thẩm quyền tài phán cũng rất cần thiết. Thẩm quyền tài phán căn cứ vào khu vực khai thác chung. Nhìn chung ở những nơi đã có đƣờng biên giới thì việc xác định quyền tài phán sẽ dễ dàng hơn. Trên thực tế đƣờng phân giới này cũng chính là đƣờng phân chia thẩm quyền tài phán. Đối với những thoả thuận khung về khai thác chung nhƣ trƣờng hợp Tuyên bố chung Achentia - Anh 1995 thì cần

có một thoả thuận riêng biệt đƣợc ký kết sau đó quy định chi tiết hơn về các vấn đề kể cả việc xác định thẩm quyền tài phán. Khai thác chung tiến hành ở khu vực chƣa có đƣờng phân định thì thẩm quyền tài phán do các bên thoả thuận.

- Nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp.

Để thoả thuận khai thác chung giữa các bên đạt đƣợc hiệu quả và liên tục, các bên hữu quan thƣờng trù liệu đến các khả năng phát sinh tranh chấp và giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, các tranh chấp rất đa dạng và phong phú vì vậy cách thức mà các quốc gia lựa chọn để giải quyết tranh chấp là rất khác nhau nhƣng đều trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Nhìn chung, các nƣớc đều có mong muốn giải quyết tranh chấp trƣớc tiên bằng con đƣờng ngoại giao, trên tinh thần hợp tác láng giềng thân thiện. Các nƣớc cũng có thể lựa chọn thống nhất đƣa tranh chấp ra “Uỷ ban hoà giải nƣớc thứ ba”, Trọng tài hoặc giải quyết tại Toà án quốc tế. Khi các tranh chấp đã đƣa ra Toà án quốc tế thì các bên phải chấp hành sự quản lý, cƣỡng chế và biện pháp tạm thời do toà án chỉ định.

- Hiệu lực của thoả thuận khai thác chung.

Khai thác chung nhằm mục đích khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đem lại lợi ích cho các quốc gia hữu quan. Vì vậy vấn đề hiệu lực của thoả thuận khai thác chung đƣợc quy định hợp lý sẽ có tác động tích cực, đặc biệt tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tƣ. Thời hạn hiệu lực rõ ràng cũng có nghĩa là sự công khai về khả năng thay đổi của luật pháp, chính sách tài chính, thuế… Các nhà đầu tƣ có thể trù liệu và lập kế hoạch lâu dài cho công việc kinh doanh tại khu vực này, với ý nghĩa đó việc quy định rõ ràng thời gian cùng nhau khai thác là hết sức quan trọng và cần thiết.

Việc quy định thời gian ngắn hay dài cho một hiệp định khai thác chung tuỳ thuộc vào ý chí của các bên hữu quan và thực tiễn của từng khu vực khai

thác chung cụ thể nhƣ: Thoả thuận Nhật Bản- Hàn Quốc 50 năm; Hiệp định Australia- Indonesia 40 năm… nhƣng trong thực hiện các bên có thể thoả thuận đình chỉ hiệu lực của thoả thuận khai thác chung.

- Bảo vệ môi trƣờng.

Để phù hợp với xu thế phát triển bền vững, khai thác tài nguyên phải đi đôi với hoạt động bảo vệ môi trƣờng nên vấn đề bảo vệ môi trƣờng biển, phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trƣờng cũng là một trong những vấn đề đƣợc quốc gia đặc biệt quan tâm. Vì vậy, các quy định về quy chế bảo vệ môi trƣờng thƣờng đƣợc đƣa vào nhƣ một nội dung quan trọng của các thoả thuận khai thác chung. Đặc biệt hoạt động khai thác chung tài nguyên ở đây chủ yếu là khai thác chung dầu khí, đây là một lĩnh vực khai thác có tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 27)