Lịch sử hình thành thoả thuận

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 76)

Vịnh Thái Lan hay còn gọi là Vịnh Xiêm, nằm ở phía Tây Nam Biển Đông, do bờ biển của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malayxia bao bọc. Vịnh trải dìa từ 50 đến 140 vĩ Bắc và từ 990 đến 105 Kinh Đông với diện tích khoảng 293.000km2, chu vi khoảng 2.300 km, chiều dài vịnh khoảng 628 km. Vịnh Thái Lan có độ sâu lớn nhất khoảng 80 m ở giữa vịnh, độ sâu cửa Vịnh khoảng 60m. Điểm Tây Nam của vịnh bắt đầu tại mũi Trengganu, có toạ độ là 5022‟ Vĩ độ Bắc, 1000 50 Kinh dộ Đông, kết thúc ở phía Bắc Đông Bắc mũi Cà Mau tại 8036‟ độ vĩ Bắc và 102021‟ độ kinh Đông. [5].

Kết quả thăm dò tài nguyên cho thấy, Vịnh Thái Lan là một vịnh có chứa đựng tiềm năng kinh tế tƣơng đối lớn. Bên cạnh nguồn lợi về hải sản phong phú thì vịnh còn chứa đựng một trữ lƣợng dầu khí tƣơng đối lớn. Theo thăm

dò của nhiều chuyên gia, Vịnh Thái Lan nằm giữa hai bồn trũng dầu mỏ và khí, một trên đất liền và một trên biển, vì vậy có thể khai thác đƣợc các mỏ dầu ở đây. Ở hƣớng Bắc về phía Bắc Thái Lan có các mỏ dầu MAESOON với trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 1.136.000 thùng, ở phía Nam - Việt Nam, tại bồn trũng Mê Công và Nam Côn Sơn, trữ lƣợng dầu ƣớc tính vào khoảng 2.800 triệu thùng. [29]

Trong khu vực cửa Vịnh Thái Lan, giữa Việt Nam và Malayxia có một khu vực chồng lấn hẹp rộng khoảng 2.800km2 nhƣng có tiềm năng lớn về dầu khí. Vào đầu năm 1940 trong khu vực chồng lấn giữa hai quốc gia, đã phát hiện ra ba mỏ dầu khí có thể khai thác thƣơng mại. Tuy nhiên trong khu vực chồng lấn này, Việt Nam – Malayxia chƣa có đƣờng biên giới rõ ràng. Ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam tại khu vực này đƣợc quy định năm 1971 bằng việc ngày 9/6/1971 Nam Việt Nam mở thầu trên khu vực có đƣờng yêu sách thềm lục địa là đƣờng trung tuyến đƣợc vạch giữa các đảo ven bờ Việt Nam và Malayxia. Phía Malayxia đƣa ra ranh giới của mình năm 1979. Nhƣ vậy, một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng 2.500km2 đã hình thành bởi yêu sách đơn phƣơng của Việt Nam năm 1971 và Malayxia năm 1979. Sỡ dĩ có sự chồng lấn đó là do chính quyền Việt Nam Cộng hoà có tính đến hiệu lực của đảo Hòn Khoai và các đảo của cả hai nƣớc, còn Malayxia lại chỉ tính đến các đảo ven bờ của mình mà bỏ qua đảo Hòn Khoai của Việt Nam (đảo Hòn Khoai cách bờ Việt Nam là 6,5 hải lý vuông).

Trong tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, quyền về chủ quyền đối với thềm lục địa thể hiện: “ ...bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam cho đến hai

trăm hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó”, điều này còn thể hiện trong Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Còn với Malayxia, chính quyền Malayxia cho xuất bản một tấm bản đồ thể hiện yêu sách thềm lục địa. Đƣờng ranh giới ngoài của yêu sách chính là đƣờng trung tuyến giữa đảo Redang của Malayxia và mũi Cà Mau của Việt Nam, không tính tới thềm lục địa của các đảo ven bờ của Việt Nam [28]. Căn cứ vào các quy định của Công ƣớc Luật biển năm 1982 thì yêu sách thềm lục địa của hai nƣớc là không trái với quy định với luật pháp quốc tế “... chiều rộng tối thiểu của thềm lục địa là 200 hải lý và tối đa không mở rộng ra ngoài giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không vượt quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500m”. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này với vùng biển hẹp nhƣ Vịnh Thái Lan đã dẫn đến sự chồng lấn làm phát sinh tranh chấp.

Từ năm 1986, Malayxia đẩy mạnh phát triển dầu khí trong vùng Vịnh. Sau hơn 300 mũi khoan thăm dò, phía ESSO (Mỹ) đã đƣa ra đánh giá trữ lƣợng trong khu vực này vào khoảng 2 tỷ thùng dầu và 20.000feet khối khí, riêng khu vực chồng lấn Việt Nam – Malayxia, trữ lƣợng khí đƣợc đánh giá vào khoảng 1,1 ức feet khối [4]. Malayxia đã ký 3 hợp đồng dầu khí với các công ty nƣớc ngoài mà phạm vi của chúng chồng lấn lên vùng thềm lục địa do Việt Nam yêu sách. Các lô PM5 và PM8 cấp cho ESSO có diện tích chồng lấn khoảng 200km2 và 300km2 tƣơng ứng. Hợp đồng ký với Hamilton (Mỹ và Autralia) có khoảng 1.440km2 chồng lấn với lô 46 của Việt Nam. Ngoài ra, còn có sự chồng lấn với diện tích 800km2 do yêu sách của 3 nƣớc Việt Nam - Malayxia - Thái Lan nằm trong vùng khai thác chung Thái lan - Malayxia theo Thoả thuận ghi nhớ giữa Malayxia và Thái Lan năm 1979 [24].

Trƣớc hành động khai thác đơn phƣơng của Malayxia, phía Việt Nam đã đƣa ra quan điểm của mình. Với tinh thần sẵn sàng hợp tác cùng Malayxia trong tiến trình phân định thềm lục địa giữa hai nƣớc, trên cơ sở tôn trọng chủ

quyền và lợi ích của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, ngày 30/5/1991 Việt Nam đã gửi công hàm ngoại giao cho Bộ Ngoại giao Malayxia. Trong công hàm, Việt Nam khẳng định tình hữu nghị và tinh thần hợp tác giữa hai nƣớc không cho phép bất kỳ ai đƣợc đơn phƣơng cấp phép cho bên thứ ba tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn. Việt Nam sẵn sàng hợp tác cùng Malayxia tiến hành phân định thềm lục địa giữa hai nƣớc trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và lợi ích của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế. Vì vậy, các dự án thăm dò và khai thác dầu khí do PETRONAS tiến hành đều đã bị đình chỉ để chờ kết quả đàm phán.

Việt Nam và Malayxia đều là thành viên của Công ƣớc 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật biển, nguyên tắc chung để giải quyết phân định Thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế là nguyên tắc công bằng đã đƣợc ghi nhận tại các điều 73 và 84 của Công ƣớc: “Việc hoạch định ranh giới vùng Đặc quyền kinh tế (thềm lục địa) giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thoả thuận theo đúng pháp luật quốc tế như đã nêu ở điều 38 Quy chế của Toá án công lý quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng". Hai bên có thể tuần tự đàm phán, thu hẹp bất đồng đi đến một giải pháp công bằng trên cơ sở xem xét, cân nhắc tất cả các hoàn cảnh hữu quan nhƣ: hình dạng bờ biển, đảo, lƣờng hàng hải, tài nguyên... để tìm ra một giải pháp mà hai bên có thể chấp nhận đƣợc. Tuy nhiên, tiềm năng đầu khí lớn đƣợc phát hiện đòi hỏi hai bên phải sớm tìm ra một giải pháp khả thi để nhanh chóng khai thác, trong khi việc đàm phán phân định Thềm lục địa phải có thời gian. Mặt khác, với một vùng biển tranh chấp qúa hẹp (chiều rộng trung bình khoảng 10 hải lý), các mỏ dầu phát hiện đƣợc có nhiều khả năng nằm vắt qua đƣờng yêu sách. Điều này đòi hỏi hai nƣớc phải tiến hành hợp nhất mỏ mới có điều kiện khai thác thƣơng mại, dù có hay không có đƣờng

phân định. Chính vì vậy, hai nƣớc tạm gác mọi tranh chấp bất đồng trong việc phân định lại để tìm ra một giải pháp tạm thời nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên.

Tháng 1 năm 1992, trong chuyến thăm Kuala Lumpur của Thủ tƣờng Võ Văn Kiệt, một thoả thuận về tiến hành đàm phán phân định thềm lục địa giữa hai nƣớc đã đƣợc thông qua. Tiếp sau đó, ngày 24/4/1992, Thủ tƣớng

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 76)