Khai thác chung với Thái Lan

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 100)

Trên cơ sở yêu sách của Việt Nam và Thái Lan về ranh giới thềm lục địa, Việt Nam và Thái Lan xuất hiện một vùng biển chồng lấn trong Vịnh Thái Lan rộng 6000km. Từ tháng 9/1992 đến tháng 8/1997 hai bên đã tiến hành 9 vòng đàm phán và thống nhất phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nƣớc bằng một đƣờng ranh giới duy nhất. Ngày 9/8/1997 hai nƣớc đã ký hiệp định phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Đƣờng phân chia thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nƣớc là một đƣờng thẳng từ điểm C (có vĩ độ 7o49‟00‟‟ Bắc, kinh độ 103o

02‟30‟‟Đông) đến điểm K (có vĩ độ 8o46‟54‟‟ Bắc, kinh độ 102o12‟11‟ Đông - nằm trên đƣờng cách đều đảo Thổ Chu và đảo Wai của Campuchia (đƣờng “dàn xếp tạm thời” giữa Việt Nam - Campuchia năm 1991) [24,tr.180].

Trong Hiệp định Việt nam - Thái Lan cũng đã dự trù về việc khai thác chung nguồn tài nguyên không sinh vật; „Trong trường hợp có cấu trúc dầu hoặc khí duy nhất, hoặc mỏ khoáng sản có tính chất bất kỳ nào nằm vắt

ngang đường biên giới thì hai quốc gia có trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thoả thuận sao cho các cấu trúc hoặc mỏ này được khai thác một chác hiệu quả nhất, chi phí cũng như lợi tức từ việc khai thác sẽ được phân chia một cách công bằng”.

Hai bên cam kết sẽ tiến hành đàm phán với Malayxia về khu vực yêu sách thềm lục địa chồng lấn giữa ba nƣớc, nằm trong vùng phát triển chung TháI Lan- Malayxia.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 100)