2.2.1.1. Bản ghi nhớ Malayxia - Thái Lan
Cũng nhƣ nhiều quốc gia trong khu vực Biển Đông, mâu thuẫn giữa Malayxia - Thái Lan cũng hết sức phức tạp. Mâu thuẫn này xuất phát từ sự bất đồng về hiệu lực của đảo Ko Losin trong phân định. Mặc dù cuối năm 1972, Thái Lan - Malayxia đã thỏa thuận đƣợc về đƣờng ranh giới biển chạy dài 29 hải lý bắt đầu từ điểm mút của biên giới đất liền ra biển nhƣng hai bên lại bất đồng trong việc xác định đảo Ko Losin. Đây là đảo đá thuộc chủ quyền của Thái Lan, có độ cao 1,5m so với mực nƣớc biển, không có ngƣời ở và không có đời sống kinh tế riêng. Quan điểm của hai quốc gia trong vấn đề phân định đảo này lại trái ngƣợc nhau. Trong khi Malayxia cho rằng đảo đá này không có hiệu lực gì trong việc phân định thì Thái Lan lại khẳng định vai trò nhất định của đảo Kolosin. Yêu sách của Thái Lan ngày 15/8/1973 và của Malayxia ngày 21/12/1979 đã tạo thành một vùng trồng lấn và cuối cùng hai bên đã thống nhất đi đến một giải pháp tạm thời là khai thác chung.
Ngày 21/12/1979, Malayxia và Thái Lan ký bản ghi nhớ về việc khai thác chung và bản ghi nhớ đƣợc hai quốc gia phê chuẩn vào ngày 30/5/1990. Bản ghi nhớ xác định phạm vi, diện tích của vùng khai thác chung rộng 7.300
hải lý vuông đƣợc giới hạn bởi 7 điểm đánh số từ A đến G đƣợc giới hạn bởi hai đƣờng yêu sách năm 1973 của Thái Lan và năm 1979 của Malayxia.
Để điều hành việc thăm dò và khai thác tài nguyên tại khu vực khai thác chung, bai bên đã thống nhất thành lập một cơ quan quyền lực chung (Joint Authority). Cơ quan quyền lực này sẽ thay mặt hai quốc gia tiến hành quản lý và điều hành vùng biển tranh chấp tiến hành khai thác chung. Trong bản ghi nhớ không quy định rõ ràng về số lƣợng thành viên của cơ quan quyền lực nhƣng sẽ bao gồm 2 đồng chủ tịch và số lƣợng ủy viên bằng nhau từ mỗi nƣớc. Cơ quan quyền lực nhân danh hai Chính phủ chịu trách nhiệm phân chia đều mọi chi phí và lợi nhuận từ hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng khai thác chung. Để đảm bảo cho hoạt động của cơ quan quyền lực chung đạt hiệu quả cao, ngày 30/5/1979, Thái Lan - Malayxia đã ký Hiệp định về điều lệ và những vấn đề khác liên quan đến sự thiết lập Cơ quan quyền lực chung. Hiệp định quy định cụ thể về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này: “cơ quan quyền lực chung có quyền kiểm soát mọi hoạt động thăm dò khai thác những tài nguyên không sinh vật trong khu vực khai thác chung và thiết lập các chính sách liên quan” (điều 7). Bên cạnh đó, cơ quan này còn có thẩm quyền trong việc quyết định kế hoạch hoạt động, chƣơng trình làm việc, phê duyệt và gia hạn thời hạn thăm dò khai thác, phê duyệt chƣơng trình sản xuất của các nhà thầu.
Hiệu lực của bản ghi nhớ là 50 năm kể từ ngày bản ghi nhớ có hiệu lực. Trong thời gian đó hai bên không đạt đƣợc một giải pháp thỏa mãn nào về phân định thềm lục địa thì cơ quan điều hành chung sẽ tiếp tục công việc không thời hạn.
Ngoài ra, hai nƣớc còn trù định cho khả năng có mỏ dầu chạy qua ranh giới vùng khai thác chung. Nếu trƣờng hợp này xảy ra, các bên có nghĩa vụ
phải thông báo cho nhau và cùng tìm kiếm thỏa thuận khai thác chung mỏ đó một cách có hiệu quả nhất.
Mặt khác, bản ghi nhớ còn đề cập tới vấn đề phân chia quyền tài phán hình sự trong khu vực khai thác chung. Theo đó, Malayxia có thẩm quyền ở phần phía Nam và Thái Lan có thẩm quyền ở phần phía Bắc. Sự phân chia này không làm phƣơng hại đến yêu sách chủ quyền của bất cứ quốc gia nào trong khu vực khai thác chung bởi nó chỉ nhằm định ra thẩm quyền tài phán hình sự của mỗi quốc gia tại khu vực khai thác chung chứ không đƣợc coi là sự phân chia đƣờng biên giới phân định thềm lục địa.
Có thể thấy mô hình khai thác chung Malayxia - Thái Lan đƣợc coi là một trong những mô hình khai thác điển hình cho mô hình quản lý siêu quốc gia. Bởi ở đây, Chính phủ hai nƣớc đã giao quyền quản lý và vùng biển tranh chấp tiến hành khai thác chung cho một cơ cấu siêu quốc gia quản lý (cơ quan quyền lực chung đƣợc giao những thẩm quyền lớn và đảm nhiệm nhiều chức năng). Đây cũng là sự thể hiện đầu tiên cho ý tƣởng về khai thác chung trong khu vực Đông Nam Á - một khu vực chứa đựng nhiều xung đột, bất đồng trong quá trình phân định biển.
Mô hình này đƣợc coi là một mô hình tiến bộ: bản ghi nhớ đã trao quyền tƣơng đối lớn cho cơ quan điều hành hoạt động quản lý và khai thác chung tạo ra đƣợc sự nhanh nhạy, uyển chuyển trong hoạt động quản lý, đƣa ra một khung pháp lý cơ bản ràng buộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý chung để đảm bảo cho cơ quan này hoạt động hiệu quả, đề cấp đến các vấn đề khác nhƣ thẩm quyền tài phán hình sự, hợp nhất mỏ, hiệu lực của thỏa thuận, gia hạn và các hoạt động phát triển chung khác ngoài dầu mỏ.
Mặc dù bản thỏa thuận đã đề cập khá chi tiết đến vấn đề quản lý, nhƣng các vấn đề pháp lý khác thỏa thuận lại không đề cập cụ thể nhƣ: luật áp dụng, tài chính, thuế quan, tranh chấp và giải quyết tranh chấp... bên cạnh đó khi
phân chia lợi nhuận, hai bên thống nhất sử dụng hệ thống hợp đồng phân chia sản phẩm, trong khi Malayxia dựa trên cơ sở Luật phát triển dầu khí năm 1974 để thực hiện, còn Thái Lan lại không có hệ thống hợp đồng tƣơng tự mà đang sử dụng hệ thống nhƣợng quyền. Chính sự áp dụng luật không tƣơng đồng nhƣ vậy nên phải mất đến 15 năm hai nƣớc mới vƣợt qua đƣợc những trở ngại pháp lý để bắt đầu thực hiện đƣợc thỏa thuận.
2.2.1.2. Thỏa thuận Nhật Bản - Hàn Quốc ngày 30/1/1974
Theo các nhà địa chất, Biển Đông Hải có trữ lƣợng dầu mỏ đáng kể ở khu vực này. Chính vì vậy, các nƣớc trong khu vực này đã đƣa ra tuyên bố ranh giới thềm lục địa của mình nhằm xác định chủ quyền của mình. Trong quá trình đàm phán phân chia thềm lục địa, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đi dến một thỏa thuận về đƣờng biên giới phân chia thềm lục địa ở vùng biển Nhật Bản và eo biển Tsushina, còn phần lục địa phía Nam Đông Hải thì hai nƣớc không thỏa thuận đƣợc do những bất đồng quan điểm trong quá trình đàm phán phân định. Trong khi Nhật Bản đƣa ra nguyên tắc đƣờng trung tuyến và đƣờng cách đều thì Hàn Quốc lại dựa trên học thuyết về sự mở rộng tự nhiên của đất liền ra biển. Điều này khiến cho yêu sách thềm lục địa của hai nƣớc đã mở rộng ra ngoài đƣờng trung tuyến giả thiết giữa hai nƣớc.
Ngày 01/01/1970, Hàn Quốc cấp phép thăm dò khu vực thềm lục địa trong khu vực thềm lục địa trong khu vực Hoàng Hải và Đông Hải cho một số Công ty dầu khí quốc tế tại khu vực thềm lục địa trên cơ sở đạo luật về tài nguyên dƣới đáy biển, một phần trong khu vực này đã vƣợt ra ngoài đƣờng
Joint Authority
MTJA Board
MALAYSIA THÁI LAN
trung tuyến giả thiết và chồng lấn với khu vực do Chính phủ Nhật Bản cấp đặc nhƣợng. Hành động đơn phƣơng này đã khiến cho tranh chấp trở nên căng thẳng, cuối cùng hai bên đã tìm đến giải pháp khai thác chung.
Ngày 30/1/1974 tại Sê - un, Nhật Bản - Hàn Quốc đã ký thỏa thuận khai thác chung vùng phía Nam thềm lục địa liền kề với hai nƣớc. Hai nƣớc đã thống nhất xác định phạm vi vùng khai thác chung rộng 24.092 hải lý vuông và đƣợc chia thành 9 tiểu vùng. Hai Chính phủ sẽ cấp đặc nhƣợng thăm dò, khai thác cho mỗi công ty ở một khu vực nhất định tại 1 trong 9 tiểu vùng. Tại mỗi Tiểu vùng sẽ có một nhà điều hành đƣợc lựa chọn ra trong số các nhà thầu trên cơ sở cân bằng về quốc tịch nghĩa là sẽ không thể có 9 nhà điều hành là ngƣời Nhật Bản hay Hàn Quốc. Luật của Nhật Bản sẽ đƣợc áp dụng ở tiểu vùng mà nhà điều hành đƣợc Chính phủ Nhật cấp đặc nhƣợng và ngƣợc lại Luật Hàn Quốc cũng sẽ đƣợc áp dụng ở tiểu vùng mà nhà điều hành đƣợc chính quyền Hàn Quốc cấp đặc nhƣợng “các luật và các quy tắc của nước đã cấp đặc nhượng cho người được chỉ định và hoạt động như một nhà điều hành sẽ được áp dụng đối với tất cả các vấn đề liên quan đến việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tiểu vùng” (điều 19).
Hai bên thống nhất thành lập một Uỷ ban hợp tác (Joint Commission) gồm 4 thành viên do Chính phủ hai nƣớc chỉ định. Uỷ ban này lập ra một tiểu ban chung gồm các chuyên gia làm nhiệm vụ thảo luận, nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, đề xuất ý kiến, giải quyết các vấn đề khó khăn nảy sinh trong quá trình khai thác. Mọi chi phí và tài nguyên khai thác đƣợc sẽ chia đều cho các nhà thầu.
Hiệu lực của thoả thuận là 50 năm (khoản 2 điều 31). Trong thời gian này, các bên cũng có thể chấm dứt thoả thuận trƣớc thời hạn ở những nơi tài nguyên không đƣợc khai thác kinh tế.
Thoả thuận Nhật Bản - Hàn Quốc đƣợc coi là sự thể hiện đầu tiên ý tƣởng khai thác chung đƣợc nêu ra trong phán quyết của Toà án quốc tế trong Vụ thềm lục địa Biển Bắc. Đây là một mô hình khai thác chung điển hình với hình thức chung vốn kinh doanh. Hai quốc gia đều có sự đóng góp ngang bằng nhau về kinh tế trong quá trình thăm dò, khai thác. Khác so với Thoả thuận Thái Lan- Malayxia, Chính phủ hai bên thành lập ra một cơ quan điều hành quản lý chung nhỏ yếu, hoạt động đơn giản nhƣ một cơ quan tƣ vấn, điều phối các hoạt động hợp tác và đƣa ra những khuyến nghị hành động cho hai bên ký kết.
Có thể nhận thấy, việc thoả thuận Nhật Bản - Hàn Quốc thành lập ra một cơ quan quyền lực chung nhỏ yếu với những khác biệt của hai cơ quan cấp phép, đánh thuế riêng biệt cùng với việc phân chia vùng thành nhiều tiểu vùng với các hợp đồng nhỏ có thể dẫn đến những khó khăn trong quá trình thực thi, cũng nhƣ gây trở ngại cho sự điều hành của cơ quan quyền lực chung. Thoả thuận này cũng không dự trù đến khả năng có những mỏ dầu nằm vắt qua ranh giới vùng khai thác chung nói chung và các tiểu vùng nói riêng. Mặt khác, hai nƣớc còn thoả thuận về sự thay đổi luân phiên giữa các nhà điều hành đƣợc Chính phủ mỗi bên cấp đặc nhƣợng và sự thay đổi các công đoạn thăm dò, khai thác tài nguyên trong mỗi tiểu vùng. Việc quy định nhƣ thế này chỉ đƣợc thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp luật của các nƣớc có sự tƣơng đồng nếu không sẽ gây khó khăn cho quá trình quản lý điều hành hoạt động khai thác.
2.2.1.3. Hiệp định Australia - Indonesia
Thềm lục địa của Australia kéo dài tự nhiên ra quá 200 hải lý và rất gần với các đảo của Indonesia. Trong thềm lục địa giữa hai nƣớc xuất hiện một máng ngầm sâu 3000m, chạy song song cách đảo Timor khoảng 40 đến 60 hải lý. Vào đầu những năm 70, Australia và Indonesia đã ký kết hai thoả thuận phân định biên giới thềm lục địa ở vùng biển Arafura và ngoài khơi Tây Timor. Tuy nhiên hai nƣớc lại không thể đi đến thoả thuận phân định biên giới ở phía Đông Timor vì tồn tại những bất đồng về quan điểm trong quá trình đàm phán phân định biển [43]. Trong khi Indonesia sử dụng nguyên tắc đƣờng cách đều vì theo đó Indonesia sẽ có quyền tài phán với cả hai bờ của Máng Timor, còn Australia lại áp dụng học thuyết mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển và coi Máng Timor nhƣ một ranh giới tự nhiên.
Cũng trong thời gian này, kết quả thăm dò dầu khí vốn đã đƣợc tiến hành từ giữa những năm 1970 đã phát hiện ra một mỏ dầu đầy hứa hẹn cách rãnh ngầm Timor 200km về phía Tây. Điều này đã khiến hai nƣớc tạm gác tranh