Chính sách pháp luật biển của nhà nước liên quan đến vấn đề khai thác chung

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 106)

- Triển vọng khai thác chung với Campuchia

4.2.Chính sách pháp luật biển của nhà nước liên quan đến vấn đề khai thác chung

quan là vấn đề phức tạp hơn nhiều so với thỏa thuận song phƣơng. Mặt khác, Trung Quốc luôn áp đặt ý chí của mình đối với quần đảo Trƣờng Sa và Biển Đông, Việt Nam và các bên tranh chấp khác cần phải thận trọng trong chiến lƣợc và sách lƣợc đối với Biển Đông, trong đó có cả ý tƣởng khai thác chung.

Nhƣ vậy có thể thấy, trong bối cảnh tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa vẫn còn rất phức tạp, việc thỏa thuận cùng các nƣớc đƣa ra mô hình khai thác chung là cần thiết bởi đây cũng là một giải pháp giúp các bên thu hẹp bất đồng, tận dụng khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế của đất nƣớc trong khi chờ đợi kết quả phân định biển cuối cùng.

4.2. Chính sách pháp luật biển của nhà nước liên quan đến vấn đề khai thác chung thác chung

Chính sách biển đƣợc hiểu là hệ thống các quan điểm, các chủ trƣơng, đƣờng lối cơ bản của một quốc gia ven biển trong việc sử dụng, khai thác, bảo vệ biển (gồm chiến lƣợc bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển; các quy hoạch phát triển ngành, địa phƣơng trong từng giai đoạn; các chủ trƣơng xây dựng và phát triển các hoạt động trên biển các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên biển) phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, trình độ khoa học công nghệ của quốc gia đó; phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế về biển.[25, tr.249]

Chính sách biển là một trong những công cụ hữu hiệu của mỗi nhà nƣớc trong hoạt động khai thác, sử dụng biển. Nó góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền của quốc gia, an ninh, an toàn trên biển, là điều kiện quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nƣớc.

Việt Nam là một nƣơc ven biển, nằm dọc Biển Đông, Việt Nam có lợi thế và khả năng phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, vùng biển Việt Nam lại

nằm trong khu vực có nhiều tranh chấp, cho nên việc hoạch định chính sách biển để có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên của nƣớc ta phải phụ thuộc nhiều vào bối cảnh quốc tế, hoàn cảnh và từng giai đoạn phát triển riêng của Việt Nam. Khai thác chung sẽ chịu ảnh hƣởng trực tiếp đến chính sách đối ngoại chung và quan điểm của Chính phủ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định cũng nhƣ trong từng khu vực và đối tác nhất định.

Vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng đƣợc đề cập dƣới góc độ chính sách phát triển biển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Sau khi thống nhất đất nƣớc, Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho các vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, trong giai đoạn này do trình độ hiểu biết còn hạn chế, các chủ trƣơng, chính sách biển chỉ mới tập trung vào vấn đề xác định khung pháp lý cho các vùng biển Việt Nam. Tuyên bố 1977 về các vùng biển Việt Nam, chúng ta đã xác định Việt Nam có một vùng lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 24 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đƣờng cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và Tuyên bố của Chính phủ năm 1982 về đƣờng cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải đã mở ra một trang mới trong lịch sử tiến ra biển, thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nƣớc ta trên biển. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về biển của Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trên biển.

Từ năm 1986, Việt Nam bƣớc sang giai đoạn đổi mới về kinh tế, chúng ta thực hiện chính sách kinh tế mở. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã xác định phát triển kinh tế biển là ngành kinh tề mũi nhọn của nƣớc ta, là một bộ phận của ba chƣơng trình về lƣơng thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trong đó xuất khẩu dầu thô đƣợc khai thác ngoài khơi là một nhân tố chủ yếu, quan trọng có tính chất quyết định tới sự phát triển không ngừng của kinh tế biển. Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) một lần nữa đã thông

qua phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tề biển và bảo vệ chủ quyền, quyền lợi quốc gia trên biển đến năm 2000: từng bƣớc khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của biển, phát triển kinh tế hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế" đã tạo ra bƣớc ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển kinh tế biển và tăng cƣờng bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam.

Kế thừa và phát triển tƣ tƣởng của Đại hội Đảng VI, VII, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX, X của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vị trí và tầm quan trọng của phát triển kinh tế biển đến năm 2010 là: "phát triển kinh tế biển: xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụbiển; đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản. Phát triển mạnh, đi trước một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo".

Nhƣ vậy, vấn đề khai thác biển đƣợc đề cập đến trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển qua các kỳ đại hội Đảng. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng đặt nền tảng cho hoạt động khai thác chung tài nguyên biển với các quốc gia.

Bên cạnh đó, ngày 26/6/1994, Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ƣớc 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển, Việt Nam đã chính thức xác định khung pháp lý quốc tế cho hoạt động khai thác và sử dụng biển. Mặc dù, Công ƣớc 1982 chƣa đƣa ra một nguyên tắc pháp lý rõ ràng để điều chỉnh nghĩa vụ của các quốc gia phải hợp tác quản lý và khai thác cung các vùng biển giữa hai hay nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trong một số điều của Công ƣớc luật biển 1982 cũng đã đề cập đến vấn đề này: Điều 74.3

và 83.3 quy định về các dàn xếp tạm thời liên quan đến phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa các quốc gia "Trong khi chờ ký kết các thoả thuận ở khoản 1, các quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không để phương hại hay cản trở việc ký dết các thoả thuạn dứt khát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc hoạch định cuối cùng"; Điều 123 Công ƣớc cũng quy định về việc các quốc gia trong vùng biển kín hoặc nửa kín nên phối hợp trong việc quản lý, bảo tồn, thăm dò và khai thác các tài nguyên biển.

4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tạo ra khung pháp lý cơ bản cho việc đàm phán, ký kết các thoả thuận khai thác chung của Việt Nam

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 106)