Kiến nghị mô hình khai thác chung dầu khí

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 114)

- Triển vọng khai thác chung với Campuchia

4.3.2. Kiến nghị mô hình khai thác chung dầu khí

Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông, nơi chứa đựng nhiều tranh chấp về biển. Vì vậy, trong tƣơng lai không xa, Việt Nam thỏa thuận cùng các nƣớc đƣa ra mô hình khai thác chung là cần thiết bởi đây là một giải pháp giúp các bên thu hẹp bất đồng, tận dụng khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế của đất nƣớc trong khi chờ đợi kết quả phân định biển cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế tranh chấp về các vùng biển của chúng ta và các nƣớc láng giềng vừa là tranh chấp hai bên, vừa là tranh chấp nhiều bên nên mô hình khai thác chung giữa Việt Nam và các nƣớc rất phong phú, đa dạng, có thể là mô hình khai thác hai bên hoặc nhiều bên. Tuỳ vào từng khu vực khai thác cụ thể và điều kiện cụ thể mà chúng ta có thể xây dựng một mô hình khai thác cho phù hợp.

Trên cơ sở nghiên cứu các dạng mô hình khai thác chung điển hình trên thế giới, rút ra những ƣu nhƣợc điểm của từng mô hình và cùng với việc xem xét các đặc trƣng của vùng biển Việt Nam, tôi tập chung nghiên cứu, xây dựng mô hình khai thác chung hai bên. Cụ thể tôi xin đề xuất mô hình Chính phủ hai nƣớc cùng nhau quản lý. Đây có thể đƣợc coi là mô hình có nhiều ƣu điểm nhất giúp cho hai nƣớc trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động thăm dò và khai thác chung khu vực chồng lấn. Từ đó đƣa ra đƣợc những phƣơng án tối ƣu cho từng giai đoạn quản lý, điều hành cũng nhƣ giải quyết một cách kịp thời các vấn đề phát sinh đối với hoạt động khai thác.

Sở dĩ tôi lựa chọn mô hình Chính phủ hai nƣớc cùng nhau quản lý bởi: Hoạt động khai thác chung là hoạt động diễn ra tại khu vực chồng lấn, ở đó các quốc gia đƣa ra các yêu sách của mình về các vùng biển và thềm lục địa theo các quy định của Công ƣớc luật biển năm 1982. Đây là khu vực có nhiều vấn đề cần đƣợc quan tâm nhƣ: đảm bảo an ninh, bảo vệ môi trƣờng biển chung, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên...vì vậy cần phải có sự tham gia quản lý

của Chính phủ hai nƣớc nhằm xác định rõ thẩm quyền cũng nhƣ nghĩa vụ cụ thể đối với khu vực khai thác chung. Mặt khác, để đảm bảo quyền và lợi ích công bằng cho cả hai bên tránh tình trạng một bên hoàn toàn thay mặt bên kia thực hiện quản lý toàn diện hoạt động khai thác chung bởi hoạt động khai thác chung không chỉ nhằm khai thác tài nguyên biển một cách hiệu quả để phát triển kinh tế đất nƣớc mà vấn đề chủ quyền cũng hết sức quan trọng và nhạy cảm.

Mô hình khai thác chung sẽ đƣợc hình thành trên cơ sở điều ƣớc quốc tế song phƣơng giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng. Quyền quản lý ở khu vực khai thác chung sẽ đƣợc phân thành hai cấp:

Cấp thứ nhất - cơ quan điều hành chung sẽ đƣa ra những chính sách cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong khu vực khai thác chung.

Cấp thứ hai- Uỷ ban quản lý có nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh doanh.

*Cơ quan điều hành chung: đƣợc thành lập trên nguyên tắc bình đẳng đẳng chủ quyền của các nƣớc thành viên

Cơ quan điều hành bao gồm đại diện chính phủ của hai nƣớc. Mỗi bên có thể chỉ định một ngƣời thay mặt mình điều hành hoạt động khai thác chung.

Ngƣời đại diện thay mặt các bên để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng nhƣ có quyền thay các bên thực hiện việc khiếu nại đối với hoạt động khai thác lên chính phủ của bên kia.

Cơ quan điều hành chung có quyền hạn và chức năng đƣợc xác lập bởi Điều ƣớc song phƣơng mà hai quốc gia đã ký kết và những quyền hạn phù hợp với điều ƣớc nếu cần thiết cho việc thi hành những quyền hạn và chức năng nói trên đối với những hoạt động tiến hành trong khu vực khai thác chung.

Cơ quan điều hành sẽ đƣa ra những chính sách cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, có nhiệm vụ tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong khu vực khai thác chung.

Ngoài ra đối với từng giai đoạn mở rộng của quá trình khai thác nhƣ mở rộng giai đoạn thăm dò khai thác, mở rộng giai đoạn khảo sát ...ngƣời điều hành của mỗi bên sẽ trình lên Chính phủ bằng văn bản trong thời hạn 90 ngày trƣớc ngày kết thúc giai đoạn khai thác về việc cung cấp đầy đủ các nghĩa vụ công việc cho các giai đoạn mà không đƣợc thoả thuận trong hợp đồng này; đệ trình chƣơng trình làm việc và ngân sách để xin giấy phép khai thác, quản lý thị trƣờng xuất khẩu hay những điều kiện cần thiết cho việc bán hàng hay giao dầu mỏ từ khu vực thăm dò đƣợc nằm trong vùng khai thác chung.

Trong vòng 30 ngày sau khi nhận đƣợc yêu cầu của các bên, Chính phủ sẽ thông báo cho ngƣời điều hành quyết định của mình. Nếu yêu cầu không đƣợc chấp nhận, Chính phủ sễ gửi thông báo nên rõ lí do.

Trong những trƣờng hợp mở rộng nhƣ vậy, Nếu áp dụng, Chính phủ sẽ chỉ rõ khu vực không tiếp tục công việc và cân đối vùng khai thác chung mà không nằm trong khu vực sản xuất.

Cơ quan điều hành có thể căn cứ vào quy định của Hiệp định quyết định chính sách chung của Uỷ ban quản lý

Có thể độc lập tiến hành hoạt động khai thác dầu mỏ hay mở các đại lý tìm các nhà thầu để tiến hành hoạt động khai thác.

Cơ quan điều hành phê chuẩn mực đóng góp của mỗi bên, duyệt sự phân chia lợi nhuận ở khu vực khai thác chung.

*Uỷ ban quản lý

Bên cạnh Cơ quan điều hành là Uỷ ban quản lý. Để đƣa ra cái nhìn tổng quát công việc giám sát và định hƣớng chung cho hoạt động khai thác chung, Uỷ ban quản lí đƣợc thành lập nhƣ một đại diện cho mỗi bên để quản lý tỷ lệ

tham gia. Mỗi bên sẽ cử một đại diện chính và một đại diện dự khuyết để giúp việc cho uỷ ban quản lí , ngay khi có hiệu lực mỗi bên phải thông báo bằng văn bản cho bên kia tên và địa chỉ liên lạc của đại diên và đại diện dự khuyết trong uỷ ban quản lý cho các bên còn lại càng sớm càng tốt. Mỗi bên có thể thay đổi đại diện hay đại diện dự khuyết bất cứ thòi gian nào bằng việc thông báo cho các bên kia.

Ủy ban quản lý chịu sự quản lý trực tiếp của Cơ quan điều hành chung, có quyền và nghĩa vụ uỷ quyền và giám sát hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ tƣơng ứng trong hợp đồng, sự thoả thuận và luật dầu mỏ để khai thác tài sản và phát triển khu vực khai thác chung

Uỷ ban quản lý có thể thành lập các tiểu ban nhƣ tiểu ban luật pháp, kinh tế, tài chính, thƣơng mại, kỹ thuật khi cần. Giám đốc của các tiểu ban do Cơ quan điều hành chung chỉ định với số lƣợng ngang bằng nhau giữa hai quốc gia. Các tiểu ban là những đơn vị làm công tác chuyên môn vì vậy phải có trình độ và tinh thông trong các lĩnh vực mà tiểu ban đó phụ trách. Các tiểu ban phải có mối quan hệ qua lại lẫn nhau để có thể tham khảo học hỏi những kinh nghiệm cần thiết từ các tiểu ban khác.

Các tiểu ban phải chịu trách nhiệm trƣớc ủy ban quản lý và cơ quan đại diện chung về công việc chuyên môn của mình

Tiểu ban Luật pháp: chịu trách nhiệm tƣ vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến các hợp đồng chia sẻ sản phẩm và đối với các hoạt động áp dụng pháp luật trong khu vực khai thác chung cũng nhƣ đối với từng giai đoạn của quá trình khai thác.

Tiều ban tài chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề thu phí, doanh thu thu đƣợc từ hợp đồng chia sẻ sản phẩm, phân chia lợi nhuận....

Tiểu ban kỹ thuật: chịu trách nhiệm đối với các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các công cụ khoa học kỹ thuật tiên tiến, phù hợp đối với từng giai đoạn thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí....

Sơ đồ về mô hình khai thác chung dầu khí Chính phủ hai nước cùng nhau quản lý

Kết luận

Triển vọng khai thác chung về dầu khí giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Biển Đông là rất lớn. Trong tƣơng lai, Việt Nam tích cực thúc đẩy quá trình đàm phán để đi đến ký kết và tạo các điều cần thiết để thực thi các thỏa thuận về khai thác chung. Đây là yêu cầu khách quan phù hợp với tình hình Biển Đông và nhu cầu khai thác tài nguyên để phát triển đất nƣớc, phù hợp với chủ chƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Có thể nói các Hiệp định khai thác chung chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên trong vùng tranh chấp, thúc đẩy phát

Cơ quan điều hành

Uỷ ban quản lí

tiểu ban Luật pháp tiểu ban Kinh tế tiểu ban Tài chính tiểu ban Thương mại tiểu ban Kỹ thuật

triển kinh tế, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nƣớc láng giềng. Tuy nhiên, vấn đề khai thác chung giữa Việt Nam và các nƣớc còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, chúng ta phải có những chính sách cụ thể trong từng gia đoạn nhất định để các thỏa thuận khai thác chung đƣợc xác lập và thực thi có hiệu quả trên thực tế nhƣ: xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc đàm phán, ký kết thỏa thuận; đầu tƣ phát triển khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực của các lực lƣợng quản lý; kiểm tra, kiểm soát thông tin, tuyên truyền...

KẾT LUẬN:

Khai thác chung là điều ƣớc quốc tế song phƣơng hoặc đa phƣơng đƣợc các quốc gia thiết lập để quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại khu vực xác định. Trên thực tế, Thỏa thuận khai thác chung rất phong phú và đa dạng. Thông thƣờng, khai thác chung đƣợc xác lập tại khu vực biển đang có tranh chấp. Nó vừa là giải pháp tạm thời làm dịu tranh chấp, bất đồng quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên, vừa là giải pháp có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên

trong trƣờng hợp đặc biệt, khai thác chung cũng đƣợc áp dụng tại khu vực đã có đƣờng phân định khi có mỏ dầu nằm vắt qua đƣờng phân định do đặc tính hóa lỏng tự nhiên của tài nguyên này khiến cho việc khai thác đơn phƣơng của một quốc gia có thể làm cạn kiệt mỏ dầu khí ở cả bên kia đƣờng biên giới mà lẽ ra quốc gia láng giềng đó đƣợc hƣởng. Nhƣ vậy, khai thác chung là giải pháp tạm thời có tính thực tiễn cao, chỉ đạt đƣợc trên tinh thần thiện chí, hiểu biết và tin tƣởng lẫn nhau nhằm hợp tác cùng phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, khi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều vùng biển tranh chấp chƣa đạt đƣợc kết quả phân định cuối cùng, đặc biệt Việt Nam nằm trong khu vực “biển nóng” chứa đựng nhiều mâu thuẫn bất đồng, nếu giải quyết không khéo có thể dẫn tới xung đột vũ trang đe dọa hòa bình, an ninh khu vực thì việc nghiên cứu các khía cạnh của khai thác chung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp chúng ta ngăn ngừa mọi hoạt động khai thác có thể làm phƣơng hại đến yêu sách của các bên vừa tránh đƣợc việc lãng phí không sử dụng khai thác tài nguyên. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của khai thác chung, Đảng và Nhà nƣớc ta đã và đang hƣớng việc hợp tác với các quốc gia khác để xác lập các vùng khai thác chung tài nguyên biển theo nguyên tắc “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”. Đây là yêu cầu mang tính khách quan đối với Việt Nam hiện nay để phát triển kinh tế biển, xây dựng đất nƣớc, phù hợp với thực tiễn, xu hƣớng phát triển và pháp luật quốc tế.

Cùng với việc thiết lập cơ chế khai thác chung, Việt Nam cần không ngừng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến khai thác chung nhƣ: hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm tốt công tác chuẩn bị về số liệu điều tra, nguồn

lực về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực, tuyên truyền giáo dục pháp luật; chuẩn bị và lựa chọn phƣơng án đàm phán với từng đối tác, từng vùng khai thác chung một cách đúng đắn và nhất quán, phù hợp với điều kiện thực tế ... nhằm bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích quốc gia và vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

Qua việc nghiên cứu về lý luận cũng nhƣ thực tiễn của hoạt động khai thác chung của các nƣớc trên thế giới và Việt Nam, cũng nhƣ nghiên cứu những mô hình khai thác chung điển hình của các nƣớc, trên cơ sở đánh giá những ƣu nhƣợc điểm của từng mô hình khai thác, rút ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu và cùng với việc xem xét các đặc trƣng của vùng biển Việt Nam, tác giả mạnh dạn xây dựng mô hình khai thác chung để có thể vận dụng vào từng khu vực khai thác cụ thể phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của từng nƣớc nhằm xây dựng một mô hình khai thác đảm bảo thực hiện trên thực tế.

Nhƣ vậy, khai thác chung là giải pháp tạm thời mang tính hiện thực đƣợc các nƣớc lựa chọn áp dụng để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các quốc gia hữu quan vừa tận dụng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của biển cả mà không vi phạm pháp luật quốc tế trong khi chờ đợi kết quả phân định cuối cùng.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 114)