Khai thác chung ở quần đảo Trường Sa

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 103)

- Triển vọng khai thác chung với Campuchia

4.1.3.Khai thác chung ở quần đảo Trường Sa

Trƣờng Sa nằm ở phía Nam Biển Đông trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm trên 100 đảo, bãi và đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 160.000 đến 180.000 km2, điểm gần nhất cách lục địa Trung Quốc hơn 600 hải lý trong khi cách Việt Nam chỉ khoảng 200 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2

, đảo Ba Đình là đảo lớn nhất và đảo Song Tử Tây là đảo cao nhất.

Quần đảo Trƣờng Sa là nơi có nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới và khu vực và có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam về an ninh, quốc phòng và hàng hải. Trƣờng Sa có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đặc biệt là dầu khí. Khu vực đáy biển Trƣờng Sa là nơi chứa đựng một trữ lƣợng dầu khí khổng lồ và các mỏ khoáng sản (có tài liệu nêu trữ lƣợng dầu mỏ ở khu vực phía Nam Biển Đông là từ 23,5 đến 30 tỷ tấn, khí thiên nhiên khoảng 8.300 tỷ m3, quặng hiếm

250.000 tấn) [25, tr.604]. Theo các chuyên gia địa chất Trung Quốc, bồn địa Tăng Mẫu quần đảo Trƣờng Sa là một trong những nơi tốt nhất để khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên, trữ lƣợng khoảng 20 tỷ tấn, còn đƣợc gọi là “Vịnh Ba Tƣ thứ hai”. Những bồn địa có chứa dầu trong khu vực biển Trƣờng Sa gồm: Bồn địa Tăng Mẫu (James Shoal), bồn địa Vạn An, bồn địa Sabah - Bruney, bồn địa bãi Lễ Lạc, Tây bắc bồn địa Palawan, bồn địa Trung Việt, bồn địa bãi ấn Độ và bồn địa Trịnh Hòa, tổng diện tích khoảng 410.000km2. Theo thống kê chƣa đầy đủ, trên thềm lục địa vùng quần đảo Trƣờng Sa khoan 680 giếng dầu, trong đó phát hiện hơn 200 cấu tạo có chứa dầu và 95 mỏ dầu, trữ lƣợng dầu mỏ thăm dò đƣợc là 118.000 tấn và trữ lƣợng khí thiên nhiên là 329,6 tỷ tấn. Hiện nay đã có 30 mỏ dầu, 4 mỏ khí đƣa vào sản xuất, sản lƣợng dầu mỏ hàng năm đạt 26.070.000 tấn, khí thiên nhiên đạt 1,774 tỷ m3.

Vấn đề tranh chấp trên quấn đảo Trƣờng Sa đƣợc xếp vào loại phức tạp bậc nhất trên thế giới. Hiện nay, có tới sáu quốc gia đều đƣa ra tuyên bố chủ quyền của mình đối với toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trƣờng Sa là: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malayxia, Brunei. Chính những yêu sách này đã tạo nên những khu vực chồng lấn chủ quyền giữa ba bên, bốn bên thậm chí có những vùng biển là vùng tranh chấp của năm bên. Các nƣớc tiến hành khai thác tài nguyên một cách đơn phƣơng trong vùng biển tranh chấp vì vậy đã gây lên xung đột giữa các bên, khiến tình hình chính trị khu vực trở nên bất ổn và căng thẳng.

Trong bối cảnh tranh chấp Trƣờng Sa hết sức nóng bỏng và phức tạp, vào tháng 8 năm 1990, Trung Quốc đƣa ra vấn đề khai thác chung trên biển Trƣờng Sa với quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Đây là lần đầu tiên vấn đề khai thác chung đƣợc đề cập đến nhƣng phía Trung Quốc lại khẳng định chủ quyền tuyệt đối của minh đối với Trƣờng Sa mà phủ nhận chủ

quyền của các bên tranh chấp khác nên đề nghị khai thác chung của Trung Quốc không đƣợc các quốc gia khác chấp nhận. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn kiên trì đề nghị ý tƣởng “gác tranh chấp cùng khai thác”. Trên thực tế, Trung Quốc thúc đây ký kết các thỏa thuận song phƣơng với từng bên tranh chấp, cụ thể là với Philippin, Việt Nam, Malayxia, Đài Loan, Inđônêsia. Phía Việt Nam cũng đƣa ra đề xuất mới về “hợp tác cùng phát triển” nhằm tăng cƣờng sự hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông [18, tr.33-34]. Nhƣ vậy, Việt Nam đã chấp nhận đề nghị hợp tác cùng các nƣớc trong khu vực cùng nhau khai thác tài nguyên. Sự lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với xu hƣớng hiện nay trên thế giới đó là đối đầu sang đối thoại, hợp tác cùng phát triển.

Ngày 14/3/2005, tại Manila - Philippin, Tổng công ty dầu khí quốc gia của ba nƣớc Việt Nam - Trung Quốc - Philippin đã ký thỏa thuận về khảo sát địa chấn chung trong một khu vực rộng 142.886km2

ngoài khơi Biển Đông với thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực 10/6/2005. Chƣơng trình khảo sát và ngân sách hàng năm trong khuông khổ thỏa thuận ba bên sẽ đƣợc xác lập bởi Ủy ban điều phối chung (JOC) của ba công ty dầu khí quốc gia, kinh phí hoạt động sẽ do ba bên cùng đóng góp. Hiện nay, thỏa thuận này đang đƣợc triển khai.

Nhìn chung vấn đề khai thác chung đối với khu vực Trƣờng Sa đều đƣợc các nƣớc quan tâm, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa một phƣơng án khai thác chung nào đƣợc các bên chấp thuận. Trên thực tế, việc đƣa ra một mô hình khai thác chung phù hợp với lợi ích của tất cả các bên là vấn đề phức tạp bởi đây là khu vực có vùng biển chồng lấn ba bên, bốn bên, thậm chí là vùng chồng lấn năm bên. Do đó, việc xác định khu vực khai thác chung và mô hình khai thác chung cũng là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi, các tranh chấp liên quan đến quyền lợi của các quốc gia, quá trình đàm phán để đi đến ký kết

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 103)