Nội dung thoả thuận khai thác chung dầu khí ViệtNa m Malayxia

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 80)

qua chuyến thám Thủ tƣớng đã bày tỏ ý muốn và thiện chí hợp tác của Malayxia. Kết qủa là hai bên đã cùng thống nhất lập trƣờng sẽ tiến hành khai thác chung vùng chồng lấn trên thềm lục địa liên quan đến hai nƣớc. Đến ngày 3-5/6/1991, tại Kuala Lumpur, vòng đàm phán giữa hai nƣớc đã diễn ra tốt đẹp. Hai bên nhanh chóng đi đến thoả thuận áp dụng mô hình khai thác chung cho “vùng xác định” trên tinh thần hiểu biết và hợp tác. Thoả thuận này không làm phƣơng hại đến kết quả hoạch định cuối cùng.

3.3.2. Nội dung thoả thuận khai thác chung dầu khí Việt Nam - Malayxia Malayxia

3.3.2.1. Nội dung thỏa thuận khai thác chung ngày 5/6/1992 (MOU)

Mặc dù chƣa có kết quả cuối cùng trong việc hoạch định đƣờng biên giới trên biển giữa Việt Nam - Malayxia, nhƣng do nhu cầu khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế nên hai bên cùng nhau thực hiện xàn xếp tạm thời, xác lập vùng khai thác chung để cùng nhau khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trong khi chờ kết quả phân định cuối cùng khu vực chồng lấn giữa hai bên.

Ngày 5/6/1992, tại Kuala Lumpur Bản ghi nhớ khai thác chung Việt Nam - Malayxia đã đƣợc hai bên ký kết.

Theo đó, hai bên đã chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đƣờng ranh giới thềm lục địa do Tổng cục dầu khí Việt Nam công bố năm

1977 (trùng với yêu sách thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971) và đƣờng ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malayxia công bố năm 1979. Khu vực xác định này đƣợc vạch trên hải đồ của Anh (British admiralty Chatr) số 2414, xuất bản năm 1967 [25].

Khu vực chồng lấn trong bản ghi nhớ này đƣợc gọi là “Vùng xác định” (Defined) Điều 1 MOU quy định “Hai bên nhất trí rằng, do những tuyên bố chủ quyền mà hai nước đã đưa ra đối với ranh giới thềm lục địa với khu vực biển phía Đông- Bắc của bờ Tây Malayxia và phía Tây- Nam bờ biển Việt Nam, đã tồn tại khu vực chồng lấn (sẽ gọi là “khu vực xác định”).

Theo Thoả thuận ghi nhớ “vùng xác định” đƣợc giới hạn bởi các đoạn thẳng nối 6 điểm đƣợc đánh dấu từ điểm A đến điểm G, ở phía Đông Bắc bờ biển vùng Tây Malayxia và Tây Nam bờ biển Việt Nam. Vùng xác định chỉ liên quan đến khu vực chồng lấn của hai bên với diện tích khoảng 2.800 km2. Nhằm mục đích tôn trọng quyền lợi của bên thứ ba, hai nƣớc đồng ý loại bỏ tất cả những phần của vùng chồng lấn có liên quan đến yêu sách của nƣớc thứ ba nhƣ vùng chồng lấn Thái Lan - Việt Nam - Malayxia rộng 800km2.

Hai bên đồng ý tạm gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực xác định theo thời hạn hiệu lực của Thỏa thuận “Hai bên thỏa thuận trong khi chưa hoạch định dứt khoát đường ranh giới thềm lục địa tại “khu vực xác định”, sẽ tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực đó thông qua hợp tác song phương phù hợp với các điều khoản của Thỏa thuận này trong thời hạn Thỏa thuận có hiệu lực” trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lợi nhuận giữa hai bên; - Nguyên tắc về quản lý nguồn tài nguyên: để quản lý nguồn tài nguyên trong vùng xác định, Việt Nam và Malayxia sẽ tiến cử PETROVIETNAM (Tổng công ty dầu khí Việt Nam) và PETRONAS (Công ty dầu khí quốc gia

Malayxia) đại diện cho mỗi bên tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng xác định (Điều 3 MOU). Hai công ty sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thác trên cơ sở một dàn xếp thƣơng mại sau khi đƣợc Chính phủ hai bên phê chuẩn;

- Thỏa thuận ghi nhớ không làm phƣơng hại tới lập trƣờng cũng nhƣ đòi hỏi của mỗi bên đối với khu vực chồng lấn. Thỏa thuận ghi nhớ đã khẳng định hai quốc gia đồng ý tạm gác vấn đề phân định Thềm lục địa để hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng xác định.

- Vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động đầu khí trong vùng chồng lấn mặc dù không đƣợc nói cụ thể trong Thoả thuận, nhƣng về mặt nguyên tắc, Việt Nam có quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan, quản lý cảng xuất dầu và công trình trên biển, quản lý nhà nƣớcvề thuế, biên phòng... Tuy nhiên do vùng biển nằm xa đất liền, không thuận lợi cho việc triển khai tất cả các hoạt động quản lý nên Việt Nam đã uỷ quyền cho phía Malyaxia thực hiện các hoạt động kiểm soát đối với các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn giữa hai nƣớc. [4]

- Ngoài ra, Thoả thuận còn đề cập tới vấn đề hợp nhất mỏ tài nguyên có liên quan đến khu vực khai thác chung. Điều 2 thoả thuận ghi nhớ quy định: “Khi một mỏ dầu nằm một phần trong vùng xác định và một phần bên ngoài, trên thềm lục địa của Việt Nam hoặc của Malayxia như có thể xảy ra trong trường hợp này, hai bên sẽ thở thuận đi đến các điều khoản có thể chấp nhận được để thăm dò và khai thác mỏ dầu trên”. Nhƣ vậy, Bản thoả thuận đã đƣa ra một trù định nhằm tránh những bất đồng không đáng có, đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên.

- Vấn đề giải quyết tranh chấp: Hai bên thoả thuận mọi tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết một cách hoà bình các bất đồng cũng nhƣ tranh chấp phát sinh trong việc giải thích và thực hiện các điều khoản trong Thoả thuận ghi

nhớ bằng biện pháp đàm phán và thƣơng lƣợng giữa hai bên trên cơ sở quan hệ hữu nghị, phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều 6 Thỏa thuận quy định: “Mọi tranh chấp bắt nguồn từ việc giải thích hay thực hiện các điều khoản của bản Thỏa thuận này sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua tham khảo ý kiến hoặc thương lượng giải quyết giữa hai bên

Tuy nhiên, Bản ghi nhớ về khai thác chung giữa Việt Nam - Malayxia đã không đề cập đến thời hạn hiệu lực của thoả thuận và vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn cũng nhƣ luật áp dụng

3.3.2.2. Nội dung Thỏa thuận thương mại ngày 25/8/1993

Trên cơ sở Bản ghi nhớ khai thác chung giữa hai quốc gia, vào ngày 25/8/1993, PETRONAS và PETROVIETNAM đã ký dàn xếp thƣơng mại để triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trong vùng xác định.Trong dàn xếp thƣơng mại có những nội dung chính sau:

- PETRONAS và PETROVIETNAM cùng chịu trách nhiệm, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng xác định phù hợp với Thoả thuận ghi nhớ giữa hai quốc gia và Thoả thuận thƣơng mại đó. Các chi phí liên quan đến hoạt động thăm dò khai thác nhƣ: thanh toán dành cho nghiên cứu, lợi nhuận từ dầu và khí, bồi thƣờng khi có các thiệt hại liên quan đến môi trƣờng, tiền đào tạo nhân lực... đều đƣợc phân chia đều giữa PETRONAS và PETROVIETNAM “Trừ khi có những quy định khai thác ngoài văn bản này, hai bên sẽ chịu chi phí và các khoản nợ trong thỏa thuận đều nhau và chia sẻ lợi nhuận bằng nhau; không ảnh hưởng đến điều trên, hai bên đồng ý sẽ nhận phần khí tương ướng được sản xuất cũng như doanh thư theo mục D của bản Thỏa thuận này” (Mục A).

- Quản lý hoạt động khai thác: Thực hiện nguyên tắc phân chia đều chi phí và lợi nhuận có đƣợc từ hoạt động khai thác chung, PETROVIETNAM uỷ quyền cho PETRPNAS điều hành trực tiếp việc khai thác dầu khí trong vùng

xác định theo PSC hiện hữu. Tại mục B Thỏa thuận quy định : PETRPNAS sẽ thông báo cho các nhà thầu PSC về bản thông cáo chung (MOU), ký bởi hai Chính phủ Việt Nam- Malayxia về bản Thỏa thuận này để cho tất cả các hoạt động khai thác dầu sẽ đƣợc thực hiện liên tục bởi các nhà thầu PSC và quản lý bởi PETRONAS và PETROVIETNAM. Hai bên ủy quyền cho PETRONAS tiếp tục quản lý các hoạt động tìm kiếm theo PSC hiện hữu và dƣới sự chỉ đạo của Uỷ ban điều phối, đảm nhận mọi hoạt động tài chính tiến hành đóng thuế theo thoả thuận giữa hai Chính phủ, phân đôi lợi tức cho PETROVIETNAM.

Hai bên thống nhất tiếp tục tiến hành thu thuế đối với các hợp đồng phân chia sản phẩm mà PETRONAS đã ký kết với nhà thuầu IPC năm 1989, các khoản thuế bao gồm tài nguyên, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, khoản trả phụ. Trƣớc đây thuế nộp cho Malayxia thì nay khoản thuế thu này sẽ đƣợc chia đều cho cả phía Việt Nam và Malayxia theo tỉ lệ 50/50. Bất cứ sự thay đổi nào về các loại thuế hoặc phát sinh một loại thuế mới đối với công nghiệp dầu khí áp dụng cho thoả thuận thƣơng mại này phải đƣợc sự thoả thuận trƣớc của hai chính phủ Việt Nam – Malayxia.

Các khoản thu quy định trong hợp đồng gồm: chia lợi nhuận về dầu khí, nộp quỹ nghiên cứu khoa học, trƣớc kia nộp cho Malayxia thì nay chia đều 50/50 cho cả hai nƣớc.

Các phần thu cho phía Việt Nam sẽ do petronas chịu trách nhiệm giao đủ, không bị Chính phủ Malayxia đánh thuế.

- Mặc dù uỷ quyền cho phía Malayxia tiến hành mọi hoạt động khai thác và quản lý nhà thầu qua Uỷ ban điều hành của hợp đồng nhƣng phía Việt Nam sẽ cùng Malayxia thực hiện kiểm toán đối với hoạt động của các nhà thầu để hoạch công tác, tài chính của nhà thầu và tham gia dự họp Uỷ ban điều hành.

Nhà thầu lựa chọn là 5 thành viên: Công ty HAMILTON OIL Corp (là ngƣời điều hành); Công ty Enterprise Oil; Công ty IPL; Công ty NORCEN; Công ty Cari gali (công ty con của PETRONAS).[4]

- Về cơ chế điều hành: hai bên thành lập một Uỷ ban liên hợp (Joint Committee) ở cấp cao giải quyết các vấn đề ở cấp cao và thành lập một Uỷ ban điều phối (Coordination Committee). Uỷ ban điều phối có nhiệm vụ soạn lập các chỉ dẫn về mặt chính sách quản lý các hoạt động dầu khí trong vùng xác định (xác định phần đóng góp của các bên; giám sát hoạt động của các nhà thầu; giải quyết việc cung ứng dịch vụ của hai nƣớc).

Uỷ ban điều phối có 8 thành viên có quyền bổ phiếu ngang nhau, 4 thành viên do PETRONAS cử và 4 thành viên do PETROVIETNAM cử. Chủ tịch Uỷ ban đƣợc cử luân phiên với nhiệm kỳ 2 năm. Tuỳ theo yêu cầu của Uỷ ban điều phối, có thể thành lập các tiểu ban luật pháp, kinh tế, thƣơng mại, kỹ thuật.

Hoạt động của hai Uỷ ban theo cơ chế nhất trí. Bất kỳ tranh chấp bất đồng nào có liên quan đến hoạt động thƣơng mại và dầu khí sẽ đƣợc giải quyết từ thấp đến cao trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, dƣới sự chỉ đạo của Uỷ ban điều phối. Mọi nghị quyết hoặc quyết định của Uỷ ban điều phối đều phải phù hợp với tình hữu nghị, cẩn trọng, thực tiễn công nghiệp dầu khí hiện đại. chỉ những tranh chấp, bất đồng mà Uỷ ban điều phối không thể giải quyết thân thiện đƣợc mới trình lên Chính phủ hai bên giải quyết. Trong trƣờng hợp không giải quyết đƣợc sẽ đƣa ra toà án thƣơng mại quốc tế phân xử.

- Hiệu lực của Thoả thuận: Thoả thuận thƣơng mại có hiệu lực kể từ ngày đƣợc Chính phủ hai quốc gia phê chuẩn và hết hiệu lực trong các trƣờng hợp sau:

+ Khi thoả thuận ghi nhớ (MOU) hết hiệu lực (tuy nhiên thời hiệu hết hiệu lực của Thoả thuận ghi nhớ không đƣợc quy định rõ);

+ Thoả thuận chấm dứt với sự đồng ý của hai bên (PETRONAS và PETROVIETNAM) hoặc của hai Chính phủ;

+ Hợp đồng phân chia sản phẩm trong khu vực chấm dứt [28].

- Về cơ chế giải quyết tranh chấp: Thỏa thuận quy định nếu có bắt kỳ tranh chấp bất đồng nào nảy sinh từ Thoả thuận, hay liên quan đến Thỏa thuận này sẽ đƣợc đƣa tới Ủy ban hỗn hợp để thảo luận và giải quyết. Ủy ban hỗn hợp giải quyết tranh chấp trên cơ sở phù hợp với nền dầu khí quốc tế. Nếu các bên không thống nhất với cách giải quyết của Ủy ban hỗn hợp thì có

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 80)