Các quan điểm về mô hình khai thác dầu khí

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 45)

Khai thác chung đƣợc các quốc gia áp dụng nhƣ một biện pháp dàn xếp tạm thời trong các vùng biển chồng lấn trong khi chờ đợi một kết quả phân định cuối cùng. Khai thác chung sẽ góp phần làm giảm căng thẳng về chính trị, thúc đẩy việc khai thác tài nguyên một cách phù hợp nhằm thúc đẩy nhu cầu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt đƣợc một thoả thuận khai thác chung là vấn đề hết sức phức tạp bởi mỗi quốc gia với những yêu sách riêng về vùng biển của mình cùng với nhận thức khác nhau về vấn đề khai thác chung cũng nhƣ chế độ chính trị, kinh tế của mỗi nƣớc cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình đàm phán để đƣa ra một mô hình cho khu vực khai thác chung.

Từ xƣa đến nay có rất nhiều quan niệm về khai thác chung, cụ thể;

- Khai thác chung là việc các quốc gia cùng hƣởng chủ quyền trong khu vực khai thác chung. Theo quan điểm này, khai thác chung là phƣơng thức hợp tác đặc biệt giữa hai bên hay nhiều bên cùng nhau có chủ quyền với vùng biển nhất định nhằm thăm dò, khai thác nguồn lợi biển trong khu vực này. Có nghĩa, các nƣớc tham gia cùng khai thác phải là các quốc gia có chủ quyền, quá trình tiến hành khai thác chung là quá trình các quốc gia hữu quan cùng nhau thực thi chủ quyền chung để kịp thời khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Khai thác chung là việc các quốc gia cùng nhau hƣởng lợi ích kinh tế. Chính nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên biển để phát triển kinh tế khiến các quốc gia cùng nhau khai thác ở vùng biển tranh chấp để cùng

hƣởng lợi ích kinh tế. Việc các bên cùng khai thác không có nghĩa là các bên từ bỏ chủ quyền đối với vùng biển tranh chấp mà là cùng nhau khai thác và tạm nhƣợng bộ một phần chủ quyền để giành lấy lợi ích kinh tế cho quốc gia.

- Khai thác là phƣơng thức hợp tác giữa những quốc gia có chủ quyền. Đối tƣợng cùng nhau khai thác là phƣơng thức hợp tác giữa những quốc gia có chủ quyền. Muốn cùng nhau khai thac phải có 4 yếu tố cơ bản sau: Có vùng biển đặc định; vùng biển này có tài nguyên giàu tiêm năng để khai thác; định ra văn kiện lập pháp hay hiệp định, theo đó xác định rõ quyền quản lý của các bên trong khu vực này; trong phạm vi pháp luật và quyền quản lý, xác định rõ điều kiện và thời gian khai thác.

Từ những quan niệm khác nhau về khai thác chung cùng với tình hình tranh chấp thực tế của từng khu vực đã xuất hiện một số mô hình khai thác chung:

- Mô hình quản lý siêu quốc gia: Là mô hình mà việc quản lý khu vực tranh chấp tiến hành khai thác chung đƣợc giao cho một cơ cấu siêu quốc gia, hai quốc gia ký hiệp định sẽ có lợi ích kinh tế nhờ thu thuế. Với mô hình này, Cơ quan quản lý chung có quyền lực tƣơng đối mạnh: quyền giám sát và quyết định hầu hết các vấn đề nhƣ trong các thoả thuận giữa Thái Lan- Malayxia.

- Mô hình chính phủ hai nƣớc cùng quản lý: Là mô hình chính phủ hai nƣớc trực tiếp chỉ đạo công tác thăm dò và khai thác khu vực chung thông qua Hội đồng bộ trƣởng và Uỷ ban liên hợp. Mô hình này giúp cho chính phủ hai nƣớc có thể trực tiếp chỉ đạo công tác thăm dò và khai thác khu vực chung. Đại diện tiêu biểu cho mô hình này là thỏa thuận khai thác chung giữa Australia và Indonesia.

- Mô hình đại diện quản lý: một bên thay mặt bên kia thực hiện quản lý toàn diện hoạt động khai thác tại một khu vực trong vùng tranh chấp, hoạt

động kinh doanh của bên này giống nhƣ hoạt động kinh doanh của họ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó và đƣợc thực hiện theo giấy phép kinh doanh và trình tự quản lý của quốc gia. Nghĩa vụ của họ là giao nộp một nửa thu nhập cho bên còn lại.

- Mô hình chung vốn kinh doanh: Chính phủ hai nƣớc ký hiệp định uỷ quyền cho một bên đƣợc chỉ định tiến hành khai thác trong vùng khai thác chung. Hai quốc gia đều có sự đóng góp kinh tế ngang bằng nhau trong quá trình thăm dò, khai thác.

- Mô hình doanh nghiệp nhà nƣớc trực tiếp quản lý: Chính phủ hai nƣớc uỷ quyền cho công ty dầu khí quốc doanh của mỗi nƣớc cùng thăm dò khai thác tài nguyên dầu ở vùng biển xác định.

Trên thế giới có nhiều mô hình khai thác chung khác nhau nhƣng việc lựa chọn mô hình nào để đạt đƣợc thành công còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chính trị, yếu tố kinh tế và nhiều yếu tố khác:

- Yếu tố chính trị: yếu tố chính trị đƣợc coi là yếu tố đặt nền móng để xây dựng nên mô hình khai thác chung bởi nó vừa là khởi nguồn để hình thành ý tƣởng khai thác chung cũng nhƣ quyết định đến sự thành bại của ý tƣởng đó trong thực tế. Trƣớc khi tiến hành ký kết một thoả thuận khai thác chung nào đó, các quốc gia hữu quan đều phải trải qua rất nhiều vòng đàm phán bởi mỗi quốc gia với những quan điểm chính trị khác nhau cũng nhƣ các yêu sách về chủ quyền đối với vùng tranh chấp là khác nhau, nên để đạt đƣợc một thoả thuận khai thác là rất khó khăn. Vì thế, quan hệ chính trị giữa hai nƣớc căng thẳng thì việc đàm phán trong quá trình ký kết và thực hiện một thoả thuận khai thác chung sẽ khó có thể đạt đƣợc.

Ví dụ: Các vòng đàm phán giữa Việt Nam với Malayxia vào những năm 80 không thể tiến hành đƣợc vì cuộc xung đột ở Cămpuchia đã tác động xấu đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với một số nƣớc, trong đó có Malayxia.

- Yếu tố kinh tế: là một trong những yếu tố xuyên suốt trong quá trình từ khi hình thành vùng khai thác chung cho đến khi thực thi Hiệp định. Trƣớc xu thế phát triển kinh tế biển trên toàn cầu, các nguồn tài nguyên trên biển ngày càng đƣợc các quốc gia quan tâm. Các quốc gia mong muốn tận dụng triệt để nguồn tài nguyên phong phú của biển để phát triển kinh tế đất nƣớc. Vì thế, các quốc gia không ngừng tìm kiếm và mở rộng chủ quyền của mình ra biển. Tại các khu vực có sự chồng lấn, các quốc gia luôn tìm cách để khai thác tài nguyên trên cơ sở không trái với luật pháp quốc tế và giải pháp khai thác chung đã đƣợc nhiều quốc gia lựa chọn. Giải pháp khai thác chung đƣợc coi là giải pháp tạm thời để các quốc gia có thể khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên từ đó tránh đƣợc sự lãng phí. Mặt khác, thoả thuận khai thác chung đã vạch ra một khung pháp lý cụ thể để các quốc gia có thể đầu tƣ vốn, phát triển khoa học kỹ thuật, ký các thoả thuận khác với các nhà thầu... hạn chế đƣợc những tranh chấp, bất đồng không đáng có trong suốt quá trình thăm dò, khai thác tài nguyên.

Trên thực tế, tại các khu vực có yêu sách chồng lấn, các quốc gia có thể nhanh chóng đi đến một giải pháp phân định ranh giới nếu nhƣ họ không biết hoặc biết ít về tài nguyên tại khu vực này. Ngƣợc lại, nếu phát hiện ra những mỏ tài nguyên tiềm năng thì sự phát hiện này sẽ kích thích các quốc gia không ngừng thể hiện yêu sách của mình, khi đó giải pháp phân định trở nên xa vời và khó đạt đƣợc. Lúc này, khai thác chung trở thành giải pháp tốt thúc đẩy quá trình giải quyết tranh chấp, khi mà vấn đề tài nguyên đã đƣợc giải quyết ổn thoả thì tất yếu việc phân định ranh giới cũng trở nên đơn giản hơn.

Nhƣ vậy, yếu tố kinh tế chính là động lực khiến các quốc gia tìm đến giải pháp khai thác chung. Trong quá trình khai thác chung, yếu tố này cần đƣợc quan tâm thích đáng để đảm bảo quyền lợi của các bên, nếu không đƣợc

quan tâm thích đáng nó sẽ bị ảnh hƣởng trực tiếp đến sự thành công của mô hình khai thác chung.

- Yếu tố khác: Bên cạnh các yếu tố kinh tế, chính trị, sự thành công của mô hình khai thác chung còn chịu sự tác động của những yếu tố khác nhƣ về mô hình tổ chức, tình thần hợp tác, kích thƣớc khu vực khai thác chung, mối quan hệ giữa các quốc gia, số lƣợng các quốc gia cùng tham gia khai thác chung.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 45)