1 Nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm chính trị pháp lý cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 34)

điểm chính trị - pháp lý cơ bản chỉ đạo, làm cơ sở xây dựng và thi hành luật quốc tế hiện đại

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quy phạm chung nhất, quan trọng nhất, đƣợc thừa nhận rộng rãi, quy định nội dung cơ bản của luật quốc tế.

Luật Biển quốc tế là một ngành luật chuyên ngành thuộc hệ thống luật quốc tế. Luật biển quốc tế là tổng hợp các quy phạm pháp lý quốc tế đƣợc thiết lập bởi các quốc gia trên cơ sở thoả thuận hoặc thông qua thực tiễn pháp lý có tính tập quán nhằm điều chỉnh chế độ pháp lý của các vùng biển và các hoạt động sử dụng biển cũng nhƣ bảo vệ biển và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lĩnh vực này.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại đƣợc pháp điển hoá từ tinh thần các điều khoản của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc và đƣợc thể hiện trong Tuyên bố đƣợc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 24-10- 1970 về những nguyên tắc của luật quôc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế gồm:

- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

- Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

- Nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế

- Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế - Nguyên tắc dân tộc tự quyết

- Nguyên tắc quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.

Trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc cơ bản trực tiếp chi phối và điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong hoạt động khai thác chung:

a. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia

Bình đẳng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên trong số các nguyên tắc đƣợc ghi nhận tại Điều 2 Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc: “tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa tất cả các quốc gia thành viên”.

Chủ quyền là thuộc tính chính trị - pháp lý vốn có của quốc gia, thể hiện quyền tối thƣợng của quốc gia trong lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong lãnh thổ của mình mỗi quốc gia có quyền tối thƣợng về lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, tự do lựa chọn cho mình phƣơng thức thích hợp để thực thi quyền lực của mình.

Nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đƣợc quy định làm căn cứ đầu tiên cho sự hợp tác giữa các quốc gia thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc (điều 2 khoản 2 Hiến chƣơng).

Tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền, các quốc gia có những quyền và nghĩa vụ ngang nhau và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc tế, bất kể sự khác biệt về kinh tế, xã hội, chính trị và yếu tố nào khác” (Tuyên bố của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1970 về các nguyên tắc của pháp luật quốc tế).

Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia là nguyên tắc cơ bản làm căn cứ cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động khai thác chung.

Điều 2 khoản 3 của Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc quy định: “Tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hoà bình, sao cho không tổn hại đến hoà bình, an ninh quốc tế và công lý”.

Tại điều 33 một lần nữa Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc ghi nhận: “ Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”.

Nhƣ vậy, hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia. Các quốc gia cần nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và công bằng.

Nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp trong phân định biển, giúp các bên tạm gác những bất đồng về chính trị để cùng nhau khai thác tài nguyên biển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi.

c. Nguyên tắc các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với nhau.

Theo Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ “tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên phạm vi quốc tế” cũng nhƣ “duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách tiến hành các biện pháp tập thể có hiệu quả”. Hợp tác quốc tế là xu thế chung tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế, là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi. Hợp tác quốc tế diễn ra trên tất cả các lĩnh vực không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và nhằm duy trì hoà bình, an ninh thế giới. Điều này khiến các quốc gia có thể tiến tới gần nhau hơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp về chính trị, ngoại giao, đồng thời tạo bầu không khí hoà bình thân thiện, thúc đẩy các bên cùng nhau phát triển.

Khai thác chung dầu khí là sự hợp tác giữa các quốc gia, bằng giải pháp này, các quốc gia có thể tạm gác những bất đồng, cùng nhau khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế đất nƣớc.

d. Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế.

Nguyên tắc này xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và tồn tại hàng nghìn năm dƣới dạng tập quán quốc tế trƣớc khi đƣợc ghi nhận chính thức trong điều ƣớc quốc tế

Nguyên tắc tận tâm thực hiện cam kết quốc tế đƣợc ghi nhận trong khoản 2 điều 2 Hiến chƣơng Liên hợp quốc với tƣ cách là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, trong đó “tất cả các nước thành viên đều phải làm tròn những nghĩa vụ mà họ phải đảm nhận theo Hiến chương này”.

- Mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyên và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ điều ƣớc quốc tế của mình, đó là: các nghĩa vụ phát sinh từ Hiến chƣơng Liên Hợp Quốc; các nghĩa vụ phát sinh từ các nguyên tắc và quy phạm đƣợc thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế; nghĩa vụ theo các điều ƣớc quốc tế mà quốc gia là thành viên.

- Mọi quốc gia phải tuyệt đối tuân thủ việc thực hiện nghĩa vụ điều ƣớc quốc tế, tuân thủ một cách triệt để, không do dự.

- Các quốc gia thành viên điều ƣớc quốc tế không đƣợc viện dẫn các quy định của pháp luật trong nƣớc để coi đó là nguyên nhân và từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Các quốc gia không có quyền ký kết điều ƣớc quốc tế mâu thuẫn với nghĩa vụ của mình đƣợc quy định trong điều ƣớc quốc tế hiện hành mà quốc gia ký kết hoặc tham gia trƣớc đó với các quốc gia khác.

- Không cho phép các quốc gia đơn phƣơng ngừng thực hiện và xem xét lại điều ƣơc quốc tế

- Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay quan hệ lãnh sự giữa các nƣớc thành viên của điều ƣớc quốc tế không ảnh hƣởng đến các quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia, trừ trƣờng hợp các quan hệ ngoại giao hoặc lãnh sự là cần thiết cho việc thực hiện điều ƣớc.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 34)