Hoàn thiện chính sách pháp luật biển

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 109)

- Triển vọng khai thác chung với Campuchia

4.3.1.Hoàn thiện chính sách pháp luật biển

Chính sách biển cần đƣợc hiểu là hệ thống các quan điểm chủ trƣơng, đƣờng lối cơ bản của một quốc gia ven biển trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ biển (gồm chiến lƣợc bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển, chiến lƣợc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng biển; các quy hoạch phát triển ngành, địa phƣơng trong từng giai đoạn; các chủ trƣơng xây dựng và phát triển các hoạt động trên biển, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên biển) phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội, trình độ khoa học công nghệ của quốc gia đó; phù hợp với xu thế phát riển chung của thế giới, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về biển....[25, tr.249]

Là quốc gia ven biển, có bờ biển dài, nằm dọc Biển Đông, Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển kinh tế, đồng thời cũng đứng trƣớc những thử thách lớn về bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng, giao thông thƣơng mại, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, bảo đảm thi hành pháp luật, bảo vệ tính mạng và tài sản trên biển. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên về tài nguyên biển, từ mục tiêu phát triển kinh tế, yêu cầu bảo

vệ an ninh quốc phòng, Việt Nam cần phải xây dựng một chính sách pháp luật biển rõ ràng, đầy đủ phản ánh phù hợp tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang trong tiến trình hội nhập vào xu thế chung của khu vực và thế giới vì vậy để thúc đẩy kinh tế biển phát triển, các hoạt động khai thác tài nguyên biển đƣợc kiểm soát một cách thích đáng thì việc hoàn thiện chính sách pháp luật biển là một yêu cầu tất yếu, khách quan.

Việc xây dựng chính sách về biển đã đƣợc Đảng và Chính phủ quan tâm ngay từ những năm 1945. Chính sách biển của Việt Nam đƣợc thể hiện thông qua chủ trƣơng, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, đƣợc ghi nhận trong các Nghị quyết của Đảng và từng bƣớc đã đƣợc triển khai thực thi trên thực tế. Hiện nay, Việt Nam đã có những đạo luật riêng nhƣ Luật dầu khí, Luật thủy sản, Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trƣờng... nhƣng nhìn chung những chính sách trên còn mang tính đơn ngành, cục bộ, mỗi ngành xây dựng riêng một chính sách quản lý, chiến lƣợc phát triển riêng, giữa các ngành không có sự phối hợp với nhau. Chính vì vậy, các chính sách, pháp luật biển chƣa thực sự trở thành công cụ đắc lực để điều chỉnh các hoạt động, các mối quan hệ trong khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên biển. Từ đó sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tiễn, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và lợi ích của quốc gia cũng nhƣ quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế, quản lý nhà nƣớc trên biển. Để khắc phục đƣợc những thiếu sót đó, Việt Nam cần phải xây dựng một chính sách biển toàn diện, tổng quát, cụ thể trong đó phải bao gồm những vấn đề cơ bản nhƣ: mục tiêu, những nguyên tắc áp dụng trong quản lý... quy hoạch đầy đủ các vùng biển và các hoạt động trên biển cũng nhƣ các lực lƣợng trên biển nhằm tránh sự chồng chéo, lãng phí không đáng có. Trên cơ sở đó Việt Nam phải xây dựng một đạo luật tổng quát về biển để tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động trên biển cả phát

triển bền vững. Tuy nhiên, việc xây dựng một đạo luật về biển phải đƣợc dựa trên cơ sở những luật đơn ngành. Trong quá trình xây dựng luật khung phải tiến hành sửa đổi, bổ sung một số luật chuyên ngành để đảm bảo phù hợp với sự phát triển và tránh sự kìm hãm bởi luật chuyên ngành là biểu hiện và cụ thể hóa của đạo luật tổng quát và giúp đạo luật tổng quát đƣợc thực thi trong thực tế.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trƣơng phát triển kinh tế biển, việc sớm xây dựng và thông qua Luật các vùng biểnViệt Nam là bƣớc đi cần thiết. Nó sẽ trở thành công cụ chủ để thực hiện chính sách biển trong tình hình mới và là cơ sở pháp lý vững chắc cho các bƣớc tiến của Việt Nam chinh phục biển và đại dƣơng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên biển hiệu quả. Hiện nay, Dự thảo Luật về các vùng biển Việt Nam xây dựng dƣới sự chủ trì của Bộ ngoại giao phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các bộ ngành liên quan, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, các địa phƣơng ven biển. Mục đích xây dựng Luật nhằm nội luật hoá Công ƣớc Luật biển 1982, quy định các nguyên tắc thống nhất để xác định rõ phạm vi các vùng biển Việt Nam, điều chỉnh đối tƣợng và các hoạt động trên biển nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển, tăng cƣờng sử dụng, khai thác, bảo vệ và quản lý nhà nƣớc về biển, khuyến khích sự phát triển và hợp tác quốc tế, giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Luật các vùng biển Việt Nam đƣợc xây dựng trên các nguyên tắc chỉ đạo sau:

- Bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nhà nƣớc và pháp luật quốc tế về biển;

- Thể chế và cụ thể hoá chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về bảo vệ đất nƣớc và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong việc quản lý và phát triển các vùng biển trong tình hình mới;

- Tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các Vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự trên các vùng biển Việt Nam, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trƣờng hoà bình và ổn định trong khu vực;

- Nội hoá các quy định của Công ƣớc Luật biển năm 1982, xây dựng luật biển Việt Nam làm khuôn khổ pháp luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao để áp dụng nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ich quốc gia ven biển.

Trên cơ sở định hƣớng phát triển kinh tế, chính sách pháp luật biển cần xác định vấn đề khai thác chung tài nguyên giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan là định hƣớng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hợp tác phát triển bởi: Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển đối diện và liền kế với các quốc gia láng giềng trong một vùng biển hẹp (bề rộng không quá 400 hải lý), giữa các quốc gia này xuất hiện vùng biển chồng lấn. Từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kính tế nói riêng và quyền quản lý các quốc gia nói chung. Vấn đề đặt ra cho các nƣớc này là phải tiến hành hoạt động phân định biển. Tuy nhiên đây là vấn đề vô cùng phức tạp liên quan đến yêu sách riêng của từng nƣớc. Khi vùng biển chƣa phân định các nƣớc sẽ có khả năng bỏ lãng phí tài nguyên biển trong một thời gian dài. Trong khi đó, lợi ích to lớn từ biển mang lại cần phải đƣợc các nƣớc khai thác kịp thời, hiệu qủa để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nƣớc. Việt Nam nằm trong khu vực có triển vọng lớn về dầu mỏ, nhƣng trên thực tế chúng ta mới ký đƣợc duy nhất một Thoả thuận về "hợp tác khai thác chung" vùng chồng lấn

trong khu vực cửa Vịnh Thái Lan giữa Malayxia và Việt Nam năm 1992, còn vấn đề khai thác chung với các nƣớc khác nhƣ Thái Lan, Campuchia, Inđônêxia...còn bỏ ngỏ. Trong tƣơng lai không xa, chúng ta phải nghiên cứu hợp tác khai thác chung với các nƣớc này để khai thác triệt để nguồn tài nguyên phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Vì thế, hợp tác khai thác tài nguyên giữa Việt Nam và các quốc gia láng giềng là một lựa chọn phù hợp với Việt Nam và khu vực.

Chính sách pháp luật biển cần phải xác định vấn đề khai thác chung là một dàn xếp tạm thời không làm phƣơng hại hay cản trở việc tới quá trình phân định biển. Việc thực hiện khai thác chung cho phép các quốc gia vƣợt qua đƣợc những tranh chấp lãnh thổ, là một cách thức để tăng cƣờng hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực, góp phần giữ gìn ổn định trong Biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong vùng chồng lấn, góp phần bảo vệ lợi ích, chủ quyền và vị thế của quốc gia trong khu vực đối với các vấn đề liên quan đến biển.

Việt Nam cần phải xác định rõ triển vọng khai thác chung đối với từng khu vực và đối tác cụ thể. Từ đó đƣa ra những mục tiêu, định hƣớng ƣu tiên để phát triển khai thác tài nguyên hiệu quả. Trên cơ sở xác định triển vọng khai thác chung, cùng các nƣớc hữu quan đàm phán đi đến thống nhất xây dựng một mô hình khai thác chung phù hợp với điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế của mỗi nƣớc đảm bảo cho quá trình thực thi, quản lý hoạt động khai thác chung tránh đƣợc những mâu thuẫn bất đồng không đáng có.

Bên cạnh đó, hoạt động khai thác chung là hoạt động liên quan đến nhiều vấn đề cơ bản khác nhƣ an ninh quốc phòng, ô nhiễm môi trƣờng từ khai thác và vận chuyến dầu khí, sự cố tràn dầu... nên trong chính sách pháp luật biển cần cần phải xây dựng và xác định rõ mối quan hệ giữa khai thác chung và các vấn đề đó. Từ đó đƣa ra giải pháp cụ thể cho từng quan hệ cụ thể.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 109)