3 Các phán quyết của Toà án quốc tế và khuyến nghị của Uỷ ban hoà giải:

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 40)

hoà giải:

Các phán quyết của Toà án quốc tế và khuyến nghị của Uỷ ban hoà giải đƣợc coi là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế (khoản 1 điều 38 Quy chế Toà án quốc tế). Mặc dù Các phán quyết của Toà án quốc tế và khuyến nghị của Uỷ

ban hoà giải quy định về các vụ việc không phải là nghĩa vụ đối với các quốc gia, nếu nhƣ không đƣợc các quốc gia chấp nhận trong một vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, nó có thể trở thành cơ sở pháp lý để các quốc gia tiến đến một thoả thuận khai thác chung

Phán quyết của Toà án quốc tế đƣợc coi là tiền đề cho việc tiến hành khai thác chung đƣợc pháp điển hoá trong điều 74 và 83 Công ƣớc Luật biển 1982. Một trong các phán quyết điển hình của Toà án quốc tế tạo tiền đề cho hoạt động khai thác chung trong vùng tranh chấp là phán quyết trong Vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969.

Trong vụ Thềm lục địa biển Bắc năm 1969 về tranh chấp phân định thềm lục địa giữa Cộng hoà liên bang Đức, Hà Lan và Đan Mạch. Toà án công lý quốc tế (ICJ) trong phán quyết của mình đã phân tích về các nguyên tắc áp dụng để phân định Thềm lục địa trong hoàn cảnh thực tế của vụ việc, và đề cập đến khả năng các quốc gia có thể quyết định “…một cơ chế tài phán, sử dụng hoặc khai thác chung cho các vùng chồng lấn hoặc bất kỳ một phần nào của các vùng chồng lấn đó”. Đối với phân định Thềm lục địa, Toà án cho rằng có thể giải quyết hoặc phân chia các vùng chồng lấn bằng con đƣờng thoả thuận, hoặc bằng cách phân chia thành các phần đều nhau nếu thoả thuận không đạt đƣợc, hoặc bằng cách phân chia thành các phần đều nhau nếu thoả thuận không đạt đƣợc, hoặc bằng thoả thuận khai thác chung - giải pháp cuối cùng đặc biệt có vẻ thích hợp cho việc duy trì hợp nhất mỏ [27, tr.87]. Phán quyết của Toà án công lý quốc tế trong vụ việc này là cơ sở pháp lý quan trọng cho các quan hệ khai thác chung.

Bên cạnh đó, các khuyến nghị của Uỷ ban hoà giải quốc tế cũng đƣợc coi là cơ sở pháp lý quan trọng của việc khai thác chung. Một trong những vụ điển hình đƣa ra Uỷ ban hoà giải quốc tế là vụ Jan Mayen giữa Aixơlen và Na uy vào những năm 1980. Sau một quá trình đàm phán căng thẳng nhƣng

không có kết quả, hai nƣớc đã thống nhất ý kiến chuyển vụ việc phân định thềm lục địa cho một Uỷ ban hoà giải quốc tế. Sau khi xem xét Uỷ ban này đã khuyến cáo hai nƣớc bằng một điều khoản cụ thể, với nội dung là: „Nguồn dầu khí trong vùng chồng lấn giữa hai quốc gia nên được khai thác chung”. Sau đó hai nƣớc đã ký thoả thuận phân định thềm lục địa ngày 22/10/1981 bao gồm cả những quy định về khai thác chung.

Ngoài ra, các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng đƣợc coi là cơ sở cho hoạt động khai thác chung nhƣ Nghị quyết 2295 năm 1972 về hợp tác trong lĩnh vực môi trƣờng, Nghị quyết số 3129 năm 1973 về hợp tác trong lĩnh vực môi trƣờng có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên có chung của hai hay nhiều quốc gia . Và đặc biệt cơ sở pháp lý của việc khai thác chung đƣợc thể hiện cụ thể tại điều 3 Nghị quyết số 3218 năm 1974 của Liên Hợp Quốc, theo đó: “Khi khai thác tài nguyên thiên nhiên của hai hay nhiều quốc gia, mỗi quốc gia phải hợp tác trên cơ sở hệ thống thông tin và tham khảo trước nhằm có được sự sử dụng tốt nhất các tài nguyên này mà không gây phương hại tới lợi ích chính đáng của các quốc gia khác”.

Mặc dù những quy định này không có giá trị pháp lý bắt buộc với các quốc gia nhƣng những quy định này vẫn có giá trị hiệu lực về khía cạnh đạo đức và chính trị mạnh mẽ. Các quy tắc này góp phần tạo nền tảng, cơ sở để hình thành nên những quy tắc ứng xử, định hƣớng cho các quốc gia trong quan hệ giải quyết tranh chấp khu vực chồng lấn giữa hai hay nhiều nƣớc.

Kết luận

Nghiên cứu các vấn đề về lý luận cơ bản của khai thác chung nói chung và khai thác dầu khí nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn. Qua đó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về khai thác chung và tầm quan trọng của khai thác chung. Từ đó sẽ giúp quá trình đàm phán cũng nhƣ thực hiện thỏa thuận khai thác chung một cách hiệu quả trên thực tế.

Khai thác chung đƣợc hình thành trên cơ sở ý chí của của các bên nhằm khai thác tài nguyên trong vùng biển chồng lấn để phát triển kinh tế của đất nƣớc. Vì vậy, khai thác chung là biện pháp tạm thời, không phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia. Các quốc gia có xác lập thỏa thuận khai thác chung trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, tôn trọng quyền và chủ quyền của quốc gia trên vùng biển đang có tranh chấp. Đây là biện pháp tạm thời mang tính thực tiễn cao bởi việc áp dụng thỏa thuận khai thác chung không những không làm ảnh hƣởng đến việc phân định các vùng biển giữa các quốc gia mà còn tránh đƣợc tình trạng lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Không những thế khai thác chung còn góp phần bảo tồn nguyền tài nguyên, đảm bảo quyền lợi của các quốc gia. Đó là trƣờng hợp khai thác chung đƣợc xác lập khi các quốc gia đã có đƣờng phân định, khi có mỏ dầu hoặc khí nằm vắt qua đƣờng phân định. Mặt khác, hợp tác khai thác chung còn là cơ sở để các quốc gia ven biển thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quốc tế do Công ƣớc luật biển 1982 nói riêng và pháp luật quốc tế nói chung quy định góp phần ổn định tình hình ở khu vực biển có tranh chấp.

Chương 2: MÔ HÌNH KHAI THÁC CHUNG VỀ DẦU KHÍ ĐIỂN HÌNH Ở MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 40)