Bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 63)

Việc nghiên cứu các mô hình khai thác chung điển hình về dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam, bởi Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực Biển Đông. Việt Nam có bờ biển nằm đối diện và liền kề với nhiều quốc gia trong khu vực. Chiểu theo những quy định của Công ƣớc Luật biển 1982 về việc thực hiện quyền mở rộng biển của mình trong các vùng biển hẹp (bề rộng không quá 400 hải lý), vùng biển của nƣớc ta xuất hiện nhiều khu vực chồng lấn với các nƣớc trong khu vực. Bên cạnh

đó, khu vực biển Đông nói chung và biển Việt nam nói riêng chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên dầu khí.

Từ trƣớc đến nay dầu khí luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi đất nƣớc. Đây là nguồn tài nguyên đóng vai trò thiết yếu trong mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... và là nguồn tài nguyên chủ yếu phục vụ cho sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt, đặc biệt nó là nguồn năng lƣợng không thể tái tạo đƣợc, trong khi đó nhu cầu sử dụng nó càng ngày càng gia tăng, điều này khiến cho việc tìm kiếm khai thác dầu mỏ giữa các quốc gia ngày càng trở nên ngay ngắt. Chính vì vậy, những mâu thuẫn bất đồng của các nƣớc cũng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên hoạt động phân định biển để tìm ra ranh giới giữa các vùng biển chồng lấn là hoạt động không phụ thuộc vào ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hành động mang tính quốc tế, song phƣơng hoặc đa phƣơng và cần một khoảng thời gian khá dài để đi đến kết quả cuối cùng. Trong khi đó nhu cầu khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế đất nƣớc là nhu cầu không thể trì hoãn lâu đƣợc. Vì thế các nƣớc tìm ra một giải pháp tạm thời là cùng nhau tạm gác những bất đồng để cùng khai thác tài nguyên trong vùng chồng lấn. Việt Nam cũng không nằm ngoài ngoại trừ đó.

Việt Nam có rất nhiều vùng biển chồng lấn và cũng chƣa đƣa ra kết quả cuối cùng về việc hoạch định đƣờng biên giới trên biển với các quốc gia có vùng biển chồng lấn. Mặt khác, triển vọng khai thác dầu khí của Việt nam là rất lớn nhƣng trên thực tế chúng ta mới ký đƣợc một hiệp định khai thác chung dầu khí với Malayxia, trong tƣơng lai Việt Nam có thể ký kết với các nƣớc trong khu vực những hiệp định khai thác chung khác. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, cùng với các chế độ chính trị kinh tế, chế độ chính trị... của các nƣớc trong khu vực là rất khác nhau nên việc đƣa ra một mô hình cụ thể nhằm khai thác tài nguyên áp dụng cho từng nƣớc trong khu vực là không thể

thực hiện đƣợc. Chính vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu một cách sâu sắc các mô hình khai thác điển hình trên thế giới và trong khu vực để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, phát huy ƣu điểm của những mô hình trên, khắc phục những thiếu sót để vận dụng vào việc đàm phán, xây dựng từng mô hình khai thác chung dầu khí giữa Việt Nam và các nƣớc trong khu vực trên cơ sở phù hợp với điều kiện lịch sử, chế độ chính trị, kinh tế... của từng nƣớc trong khi chờ đợi sự phân định cuối cùng mà không làm ảnh hƣởng đến quyền chủ quyền của quốc gia và có thể đƣa ra đƣợc những trù định về một mỏ dầu có thể nằm vắt ngang qua đƣờng biên giới của Việt Nam và quốc gia láng giềng, tránh tình trạng việc khai thác đơn phƣơng của một quốc gia nào đó sẽ làm cạn kiệt mỏ dầu từ phía vùng biển của Việt Nam, làm phƣơng hại đến lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Mặt khác, trên cơ sở thỏa thuận khai thác chung, Việt Nam và các nƣớc trong khu vực khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà biển cả mang lại phục vụ quá trình phát triển kinh tế đất nƣớc, cùng nhau thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo tinh thần công ƣớc luật biển 1982 và pháp luật quốc tế nhằm ổn định tình hình an ninh, chính trị... tại vùng biển có tranh chấp góp phần thúc đẩy quá trình đàm phán phân định ranh giới giữu các vùng biển chồng lấn.

Kết luận

Trên thực tế, khai thác chung đã và đang đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn áp dụng. Nó đƣợc cói là một trong những biện pháp hữu hiệu phù hợp với những nguyên tắc, quy định của Luật pháp quốc tế. Một giải pháp vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế vừa làm dung hoà lợi ích của các bên, làm giảm căng thẳng và góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp.

Xuất phát từ những quan điểm khác nhau về khai thác chung nên các mô hình khai thác mà các quốc gia hữu quan lựa chọn là rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên mỗi mô hình đều có những nét đặc trƣng riêng cho từng khu vực khai thác cũng nhƣ cho từng đối tƣợng khai thác chung. Việc lựa chọn mô hình khai thác thế nào cho phù hợp, các nƣớc đều căn cứ vào vị trí, tầm quan trọng của khu vực khai thác chung, đặc điểm của nguồn tài nguyên, lập trƣờng và quan điểm của mỗi bên, thậm chí phụ thuộc vào cả mối quan hệ giữa các nƣớc liên quan đến khu vực này.

Các mô hình khai thác trên là một bức tranh tổng thể về hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ phƣơng thức quản lý các nguồn tài nguyên đó. Triên thế giới hiện nay có hơn 200 tuyến biên giới biển chƣ đƣợc xác định. Những khu vực chƣa phân định sẽ trở thành khu vực xung đột và tranh chấp gây bất lợi cho an ninh trên biển, ảnh hƣởng tới ổn định khu vực, cản trở sự phát triển bìn thƣờng quan hệ quốc gia. Vì thế việc nghiên cứu kỹ các mô hình khai thác chung thật sự là cần thiết và đáng đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử của từng khu vực là khác nhau nên mọi sự rập khuôn, sao chép theo một mô hình khai thác chung cụ thể nào đó đều có thể không đem lại kết quả khả thi. Các nƣớc có nhu cầu áp dụng giải pháp này nhất thiết phải nghiên cứu và cân nhắc trƣớc khi vận dụng vào những điều kiện hoàn cảnh của nƣớc mình. Mặt khác, sự thành công cho một mô hình khai thác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính trị và yếu tố kinh tế là hai yếu tố đóng vai trò tiên quyết trƣớc khi áp dụng giải pháp này để có thể đạt đƣợc một kết quả khả quan.

Trên cơ sở nghiên cứu tổng thể các mô hình điển hình, có thể nhận thấy, các mô hình khai thác chung nếu đƣợc thoả thuận chi tiết bao nhiêu thì dễ cho các bên thực hiện bấy nhiêu. Trong các thoả thuận cần phải trù liệu đến nhiều tình huống có khả năng xảy ra điều đó giúp các bên tránh đƣợc những bất

đồng xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, sự chuẩn bị kỹ càng về các điều kiện cần thiết cho việc thực thi khai thác chung cũng quyết định đến sự thành công của mô hình

Chương 3: KHAI THÁC CHUNG DẦU KHÍ GIỮA VIỆT NAM VỚI NƯỚC NGOÀI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 63)