Thực trạng thực thi thoả thuận khai thác chung Việt Nam Malayxia

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 86)

- Ngoài ra, Thỏa thuận thƣơng mại giữa PETROVIETNAM và PETRONAS còn đề cập đến mối liên hệ với Thỏa thuận ghi nhớ Việt Nam- Malayxia: “Thỏa thuận thương mại ra đời sẽ thay thế tất cả các Thỏa thuận trước đó và Hiệp định (nếu có) liên quan. Tuy nhiên thỏa thuận này không phủ nhận bất cứ điều khoản nào trong MOU nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa Thỏa thuận và MOU thì sẽ theo điều ghi trong MOU”.

3.3.3. Thực trạng thực thi thoả thuận khai thác chung Việt Nam- Malayxia Malayxia

Ngay sau khi Thoả thuận đƣợc ký kết PETROVIETNAM và PETRONAS đã tiến hành thành lập Uỷ ban liên hợp và Uỷ ban điều hành khu vực khai thác chung. Tham gia Uỷ ban liên hợp là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của hai Công ty dầu khí quốc gia. Uỷ ban liên hợp họp mỗi năm một lần để thống nhất chính sách khai thácvà giải quyết các vấn đề mà Uỷ ban điều phối thấy cần xin ý kiến. Uỷ ban điều phối gồm 8 thành viên (4 do Petronas cử và 4 do Petrovietnam cử) đƣợc chỉ định bởi các công ty dầu khí thuộc 4 lĩnh vực pháp luật, kinh tế, thƣơng mại, kỹ thuật. Thành viên điều phối có quyền bỏ phiếu ngang nhau. Về phía PETROVIETNAM, các thành viên Uỷ ban điều phối là các chuyên gia thuộc Phòng thăm dò khai thác, Ban

Pháp chế, Ban Tài chính. Quy chế làm việc cuả Uỷ ban quy định Uỷ ban điều phối chịu trách nhiệm ban hàn các hƣớng dẫn cho việc quản lý các hoạt động dầu khí theo nguyên tắc nhất trí [24].

Sau đó, Uỷ ban điều phối tiến hành lựa chọn nhà thầu để xúc tiến quá trình khai thác. Việc lựa chọn nhà thầu đƣợc thực hiện trên cơ sở năng lực của các nhà thầu và nguyên tắc kế thừa, không làm xáo trộn các hoạt động trƣớc đó. Các nhà thầu đƣợc lựa chọn là các nhà thầu đang có hoạt động trong vùng xác định của khu vực khai thác chung.

Sau bốn năm triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác, đến năm 1997, những thùng dầu đầu tiên đã đƣợc khai thác lên trong “vùng xác định” từ mỏ Bunga Kekwa đã đƣợc xuất khẩu và lợi nhuận bắt đầu đƣợc chia đều cho hai bên theo đúng thoả thuận. Sản lƣợng khai thác trung bình một ngày đạt từ 40.000 đến 50.000 thùng dầu [28]. Ngoài dầu thô, tại khu vực chồng lấn giữa Malayxia và Việt Nam, lô PM-3- CAA đã đƣợc hai bên lên kế hoạch khai thác khí bắt đầu từ năm 2003 với sản lƣợng ƣớc tính khoảng 2.5 tỷ m3/ năm, khai thác ít nhất trong khoảng thời gian là 15 – 17 năm. Lƣợng khí khai thác đƣợc sẽ chia đều cho hai bên Việt Nam – Malayxia. Trong khi Việt Nam chƣa có hệ thống dẫn khí vào bờ , phía Malayxia sẽ nhận toàn bộ khí trong hai năm đầu ( 2003- 2005). Vừa qua Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã thành công trong việc triển khai nghiên cứu, khảo sát, tổ chức các hội thảo về nghiên cứu khả thi đề án Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Đây là một đề án khí lớn, vốn đầu tƣ cho giai đoạn 1 ƣớc tính trên 1 tỷ USD, khí tại Lô PM-3- CAA sẽ đƣợc vận chuyển về Việt Nam bằng hệ thống đƣờng ống dẫn khí bắt đầu từ năm 2005 để phục vụ cho tổ hợp điện đạm Cà Mau, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng phân đạm ngay cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giảm đƣợc chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân đạm hàng năm (khoảng trên 200 triệu USD), tạo cơ sở để hình thành các nhà máy phát điện Miền Tây.[4]

Tháng 7 năm 2008, Công ty dầu khí Talisman Malayxia đã khai thác khí đầu tiên ở khu mỏ phía Bắc Malayxia với sản lƣợng 75 triệu feet khối khí một ngày, công ty đã phát triển đƣờng ống dẫn khí tới cả Malayxia và Việt Nam. Sản lƣợng dầu tính trung bình đạt 31.000 thùng/ngày trong năm 2008.

Dự án này đƣợc đánh giá là thành công nhất của sự hợp tác trong những năm qua giữa tập đoàn Talisman, Petronas Malayxia, PetroVietNam và các nhà sản xuất của Malayxia và Việt Nam. Trong đó phát hiện 70 vỉa dầu, xây dựng và lắp đặt đƣợc 50 giếng khai thác, 03 giàn khoan, 01 giàn công nghệ trung tâm (CPP), 01 kho chứa dầu nổi (FSO) và 100 km đƣờng ống ngầm dƣới biển.

Hiện nay, Công ty dầu khí Talisman bắt đầu khai thác mỏ dầu khu vực phía Bắc ngoài khơi Malayxia. Đây là chƣơng trình phát triển mỏ dầu PM-3 thuộc vùng chồng lấn thƣơng mại giữa Việt Nam và Malayxia. Dự kiến sản lƣợng dầu qui đổi đạt từ 40.000 đến 50.000 thùng/ngày vào đầu năm 2010. Tại khu mỏ dầu PM-3 thuộc vùng chồng lấn thƣơng mại Việt Nam- Malayxia, theo hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) công ty Talisman Malayxia nắm giữ 41,44%, tập đoàn Petronas Carigali nắm giữ 46,06% và PetrpViệtNam năm 12,5%.

Hiện nay, các giếng dầu trong vùng khai thác chung này đang tiếp tục hoạt động có hiệu quả.

Đánh giá chung

Thoả thuận khai thác chung ngày 5/6/1992 giữa Malayxia - Việt Nam và thỏa thuận thƣơng mại ngày 25/8/1993 giữa PETROVIETNAM Và PETRONAS đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động khai thác chung tại khu vực biển chồng lấn giữa hai quốc gia. Thoả thuận này giúp cho hai nƣớc vƣợt qua đƣợc những tranh chấp lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, chấm dứt tình trạng đơn phƣơng tiến hành thăm dò hay chia thầu khai thác tài nguyên nhƣ đã từng xảy ra tại khu vực chồng lấn, củng cố mối quan hệ hợp tác, thân thiện, tạo môi trƣờng an ninh trật tự chung trên biển, từng bƣớc tiến đến đàm phán giải quyết vấn đề hoạch định đƣờng biên giới biển giữa hai nƣớc trong khu vực chồng lấn trong giai đoạn chờ đợi sự phân định cuối cùng.

Hợp tác khai thác chung là giải pháp để thể hiện thiện chí của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề chung, tăng cƣờng tình hữu nghị và hiểu

Uỷ ban hỗn hợp

Uỷ ban điều phối

Tiểu ban Kỹ thuật Tiểu ban Thƣơng mại Tiểu ban Kinh tế Tiểu ban Luật pháp

VIỆT NAM malaysia

biết lẫn nhau, tạo điều kiện để hai quốc gia tiến đến các bƣớc tiếp theo trong tƣơng lai để có đƣợc kết quả cuối cùng về phân định biển. Thoả thuận khai thác chung giữa Malayxia -Việt Nam là thoả thuận khai thác dầu khí thứ hai trong khu vực ASEAN sau thoả thuận Malayxia - Thái Lan năm 1979. So với thoả thuận Malayxia - Thái Lan thì thoả thuận Việt Nam - Malayxia mang tính mềm dẻo hơn. Cả hai thoả thuận trên đều đề cập đến việc thành lập một Uỷ ban điều phối nhƣng Thoả thuận Thái Lan - Malayxia quy định Uỷ ban điều phối do Chính phủ chỉ định trực tiếp và chịu trách nhiệm phân chia mọi chi phí, lợi nhuận từ các hoạt động khai thác trong vùng khai thác chung, còn đối với Thoả thuận Việt Nam - Malayxia lại quy định do công ty dầu khí quốc gia chỉ định. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy thoả thuận Việt Nam - Malayxia mềm dẻo, linh hoạt hơn. Từ đó hoạt động quản lý trong Vùng khai thác chung đƣợc tiến hành nhanh chóng, thống nhất và xác thực với điều kiện cụ thể. Hai quốc gia dã cử hai đại diện của mình là hai công ty dầu khí quốc gia và để cho hai công ty này tự ký kết thoả thuận thƣơng mại trên cơ sở phê chuẩn của hai Chính phủ. Mặc dù với chức năng quyền hạn của mình các công ty này có thể giải quyết kịp thời và hợp lý các vấn đề liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ tạo ra sự linh hoạt và thuận lợi nhất định song dƣờng nhƣ quy định nhƣ vậy vô hình chung đã trao cho doanh nghiệp nhà nƣớc một thẩm quyền quá lớn. Vì vấn đề khai thác chung tài nguyên thiên nhiên liên quan trực tiếp tới lợi ích của quốc gia cần phải có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ của Chính phủ ở cấp nhà nƣớc. Hơn nữa, thực hiện quản lý nhà nƣớc là thực hiện quyền chủ quyền của quốc gia, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, giúp cho việc thu thập đƣợc các thông tin chính xác để kịp thời điều chỉnh và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Mặt khác việc Việt Nam uỷ quyền cho Malayxia thông qua Petronas quản lý, khai thác Vùng khai thác chung vừa tạo sự thống nhất quản lý vừa

khác phục đƣợc những hạn chế của Việt Nam trong điều kiện hoạt động khai thác dầu khí trong nƣớc còn nhiều hạn chề về năng lực khai thác, thiết bị, năng lực quản lý, nhân sự... song cũng có hạn chế nhất định. Mặc dù có sự tồn tại của Uỷ ban điều phối đại diện cho cả hai công ty của hai nƣớc vừa góp phần định hƣớng cho hoạt động của Petronas (thông qua việc soạn lập các chỉ dẫn về mặt chính sách quản lý các hoạt động dầu khí), vừa nhƣ một cơ quan giám sát Petronas nhằm bảo vệ cho phía Việt Nam. Hơn nữa hai bên cũng thừa nhận giữ nguyên giá trị của các hợp đồng phân chia sản phẩm đã ký giữa Petronas với các nhà thầu trƣớc đó. Đây có thể đƣợc coi là sự nhƣợng bộ lớn từ phía Việt Nam bởi với quy định nhƣ vậy Petronas dƣờng nhƣ đƣợc giao phó toàn bộ việc quản lý, điều phối hoạt động dầu khí trong vùng. Điều này cũng không đảm bảo không có sự lạm quyền của phía Malayxia. Tuy nhiên phía Petrovietnam vẫn có quyền tham dự họp Uỷ ban điều hành để cùng Petronas ra quyết định phê chuẩn các kế hoạch công tác, tài chính của nhà thầu nhƣng những đóng góp ý kiến từ phía Việt Nam nhiều khi sẽ khó có thể xác thực với hoạt động khai thác dầu khí đang diễn ra ở khu vực khai thác.

Xét về mặt hình thức, Thoả thuận khai thác mang hình thức của một điều ƣớc quốc tế song phƣơng, nó chứa đựng đầy đủ các thủ tục ký kết và trao đổi phê chuẩn nhƣng Thoả thuận cho thấy một cách thể hiện ở mức thấp so với một thoả thuận toàn bộ. Căn cứ vào nội dung, Bản ghi nhớ không giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến tranh chấp, nó chỉ nhƣ văn bản khung thể hiện ý chí của các quốc gia thiết lập khu vực khai thác chung.

Về nội dung: Thoả thuận ghi nhớ quy định khá cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Hai bên sẽ gánh chịu ngang nhau mọi quyềnl ợi và nghĩa vụ cũng nhƣ mọi trách nhiệm liên quan, đồng thời chia đều các lợi ích phát sinh từ Vùng xác định với một tỷ lệ 50/50.

Vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dầu khí: Mặc dù Thoả thuận không nêu cụ thể về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hải quan, thuế, biên phòng, xây dựng các công trình trên biển nhƣng trên thực tế Việt Nam uỷ quyền cho phía Malayxia. Và nhƣ thế hầu nhƣ Việt Nam không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nƣớc trong Vùng xác định. Điều này khiến Việt Nam rất khó thực hiện đƣợc việc kiểm soát hành chính của mình, vì các hoạt động dầu khí đƣợc tiến hành theo Luật dầu khí Malayxia và Petronas vừa là đơn vị tiến hành hoạt động khai thác dầu khí vừa là đơn vị thực hiện việc quản lý đối với hoạt động khai thác của mình thì có thể không tránh khỏi việc lạm quyền và không minh bạch trong vấn đề khai thác. Vì vậy, trong thoả thuận nên chăng các bên phải quy định rõ về việc uỷ quyền (thời hạn uỷ quyền, nội dung uỷ quyền, phạm vi uỷ quyền... để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền và bên đƣợc uỷ quyền).

Vấn đề hiệu lực: Về nguyên tắc, Thoả thuận xác lập mô hình khai thác chung là có thời hạn. Trong đó quy định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động khai thác chung tại vùng xác định, các trƣờng hợp chấm dứt hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực... Việc quy định nhƣ vậy tạo điều kiện cho các bên chủ động trƣớc tình huống thực tế và các nhà đầu tƣ thì có thể đƣa ra kế hoạch thời gian cụ thể để quyết định đầu tƣ, cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng pháp hợp lý nhất. Trong khi đó Thoả thuận khai thác giữa Malayxia – Việt Nam không quy định về thời hạn hiệu lực và các trƣờng hợp chấm dứt hiệu lực trƣớc thời hạn. Vấn đề này tạo ra những khó khăn nhất định trong việc thu hút đầu tƣ, vì không có một cam kết chắc chắn từ các quốc gia đối với các nhà đầu tƣ muốn đầu tƣ vào khu vực khai thác chung. Đồng thời, nó không tạo nên tính hoàn chỉnh đối với một điều ƣớc quốc tế về vấn đề hợp tác khai thác tài nguyên biển. Đặc biệt đối với hoạt động khai thác dầu khí là một lĩnh vực

rất cần sự đầu tƣ lớn về vốn và quy mô tổ chức. Vì vậy cần phải có một kế hoạch lâu dài với một hệ thống chính sách và quy chế ổn định.

Mặc dù thoả thuận Malayxia - Việt Nam không đề cập đến vấn đề hiệu lực, nhƣng tại thoả thuận thƣơng mại giữa hai công ty dầu khí quốc gia lại đề cập tới vấn đề mất hiệu lực. Thoả thuận thƣơng mại mất hiệu lực trong các trƣờng hợp sau:

- Thỏa thuận khai thác chung mất hiệu lực;

- Thoả thuận chấm dứt với sự đồng ý của hai bên (PETRONS và PETROVIETNAM) hoặc của hai Chính phủ;

- Hợp đồng phân chia sản phẩm trong khu vực chấm dứt [28].

Vậy, khi nào thoả thuận khai thác chung mất hiệu lực thì trong bản MOU không đề cập đến. Hơn nữa việc quy định sự chấm dứt thoả thuận thƣơng mại có thể do ý chí của hai công ty dầu khí hoặc của hai Chính phủ dẫn đến việc nếu một bên vì lý do nào đó đơn phƣơng chấm dứt thoả thuận thì giải quyết nhƣ thế nào? hoặc một bên muốn ngừng ngay hoạt động khai thác chung thì có nhanh chóng đạt đƣợc thoả thuận chấm dứt hiệu lực đó hay không? Và bằng cách nào, lý do chấm dứt nào là chính đáng bởi Thoả thuận thƣơng mại lại không quy định các trƣờng hợp các bên đƣợc đơn phƣơng chấm dứt hoạt động khai thác.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy mặc dù Thoả thuận khai thác chung và Thoả thuận thƣơng mại đã giải quyết đƣợc những vấn đề cơ bản giúp cho hai bên khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng của quá trình phân định vùng biển chồng lấn nhƣng vào thời điểm ký kết Thoả thuận khai thác chung, Việt Nam còn thiều nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh nhƣ: Luật dầu khí, luật bảo vệ môi trƣờng...nên còn nhiều hạn chế cần khắc phục cũng nhƣ rút kinh nghiệm. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn của hoạt động đầu tƣ khai thác dầu khí của PETRONAS, Việt Nam cấn đàm phán

để có thể tham gia trực tiếp ở mức độ nhất định đối với việc quản lý và điều hành việc khai thác tài nguyên dầu khí ở khu vực khai thác chung này. Việc tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích tài nguyên của Việt Nam so với việc uỷ thác hoàn toàn cho phía Malayxia và PETRONAS, và nên chăng Việt Nam có thể căn cứ vào bản chất của việc hợp tác khai thác chung để đƣa ra yêu cầu đàm phán sửa đổi, bổ sung Thoả thuận ghi nhớ này.

Chương 4: TRIỂN VỌNG KHAI THÁC CHUNG GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)