Vai trò của khai thác chung dầu khí

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 32)

Biển có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống con ngƣời và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Biển cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Ngày nay, khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, con ngƣời càng nhận thức đƣợc vai trò thiết yếu của biển trong mối liên hệ trực tiếp đối với mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội…Điều đó đã góp phần thúc đẩy các quốc gia không ngừng tìm cách để mở rộng thẩm quyền của mình ra biển, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp về chủ quyền giữa các quốc gia ven biển. Bên cạnh đó, sự ra đời của Công ƣớc Luật biển 1982 với việc mở rộng quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế cũng là một nguyên nhân dẫn tới tranh chấp chủ quyền tại những vùng biển hẹp giữa các nƣớc có bờ biển đối diện, tiếp liền nhau.

Hiện nay xu thế phát triển chung của các nƣớc là phát triển kinh tế biển. Bởi nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng sẵn có trong lòng biển tạo ra một nguồn lợi khổng lồ về kinh tế. Đặc biệt, lợi ích kinh tế thu đƣợc từ các mỏ dầu

khí, các mỏ khoáng sản hay nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã khiến các quốc gia tìm mọi cách để thể hiện những yêu sách của riêng mình. Chính điều này làm cho các tranh chấp trên biển vốn đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn. Sự căng thẳng của các quốc gia không những gây ra những xung đột về chính trị mà còn cản trở qúa trình khai thác tài nguyên thiên nhiên biển khiến cho quá trình khai thác bị ngừng trệ làm ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn lợi kinh tế của các quốc gia.

Tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên biển thƣờng xảy ra ở những khu vực chƣa có đƣờng biên giới phân định biển, hoặc ở nơi có mỏ dầu nằm vắt qua. Trong khi chờ quá trình phân định biển, khai chung là giải pháp phù hợp áp dụng trong khu vực tranh chấp. Bởi trong khi chƣa xác định đƣợc đƣờng biên giới nếu để tranh chấp kéo dài có thể sẽ làm phát sinh những tranh chấp, bất đồng mới làm ảnh hƣởng đến quan hệ giữa các bên liên quan. Để làm dịu những căng thẳng chính trị giữa các quốc gia, giúp duy trì hoà bình, ổn định an ninh khu vực, làm giảm xung đột và va chạm trong khu vực tranh chấp, các quốc gia thƣờng tìm đến một giải pháp tạm thời - khai thác chung. Đây đƣợc coi là giải pháp mang tính khả thi cao.

Khai thác chung không làm ảnh hƣởng tới yêu sách của các bên tại khu vực tranh chấp bởi đó là giải pháp mang tính tạm thời. Khai thác chung sẽ giúp các quốc gia vẫn có thể khai thác tài nguyên mà không trái với pháp luật quốc tế. Hơn nữa, tại khu vực đã có đƣờng ranh giới xác định nhƣng các quốc gia có nhu cầu khai thác chung thì đây đƣợc coi là một giải pháp nhằm tối ƣu hoá phát triển nguồn tài nguyên và đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong khu vực này.

Nhƣ vậy có thể thấy khai thác chung là một trong những biện pháp hữu hiệu phù hợp với những nguyên tắc, quy định của Luật pháp quốc tế. Nó vừa là giải pháp dung hoà lợi ích của các bên nhằm khuyến khích đầu tƣ cùng

nhau phát triển và khai thác tài nguyên biển vừa có vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết phân định biển nói riêng cũng nhƣ duy trì hoà bình, ổn định an ninh quốc tế.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 32)