Khai thác chung nơi đường biên giới đã xác định

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 60)

Khai thác chung là một giải pháp tối ƣu đƣợc các nƣớc áp dụng nhằm chung hòa lợi ích giữa các quốc gia, giảm thiểu căng thẳng chính trị, góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khai thác chung thông thƣờng đƣợc thực hiện tại khu vực chồng lấn giữa các quốc gia mà ở đó các quốc gia chƣa hoạch định đƣờng biên giới. Nhƣng trên thực tế khai thác chung còn đƣợc tiến hành tại nơi đƣờng biên giới đã đƣợc xác định có mỏ dầu nằm vắt qua đƣờng biên giới, do đặc tính hóa lỏng tự nhiên của tài nguyên này khiến cho việc khai thác đơn phƣơng của một quốc gia có thể làm cạn kiệt mỏ dầu khí ở cả bên kia đƣờng biên giới mà lẽ ra quốc gia láng giềng đó đƣợc hƣởng. Hay trƣờng hợp đối với những tài nguyên sinh vật nhƣ các đán cá di cƣ. Trƣớc thực trạng đó, các quốc gia lại cùng bàn bạc, thỏa thuận lựa chọn giải pháp hợp nhất hóa mỏ tài nguyên để khai thác chung. Dƣới đây là một số mô hình khai thác chung dầu khí điển hình cho dạng khai thác này:

2.2.2.1. Thỏa thuận Bahrain - Ảrâp Xê út

Bahrain - Ảrập Xê út có sự chồng lấn về thềm lục địa trong Vịnh Persian. Năm 1941, trong khi việc phân định vùng chồng lấn giữa hai quốc gia chƣa đƣợc giải quyết thì Bahrain đã đơn phƣơng cấp đặc nhƣợng cho Công ty dầu khí Papco thăm dò tại mỏ Fasht Abu - Safah, ngay lập tức phía Ảrập đã lên tiếng phán đối khiến Công ty này phải tạm ngừng hoạt động chờ kết quả phân định. Bahrain đề nghị phải phân chia mỏ dầu trên nhƣng hai chính phủ đã không tìm ra đƣợc phƣơng án hợp lý. Trƣớc tình hình đó Chính phủ hai nƣớc đã tiến hành đàm phán để hoạch định đƣờng biên giới thềm lục địa Bắc giữa hai quốc gia.

Ngày 22/8/1958, Bahrain - Ảrập Xê út đã ký kết thỏa thuận phân định thềm lục địa. Theo thỏa thuận, đƣờng biên giới giữa hai nƣớc đƣợc vạch ra

trùng khít với ranh giới của mỏ dầu. Đƣờng biên giới này đặt mỏ dầu nằm hoàn toàn về phía Ảrập Xê út và hai bên cùng nhau thiết lập một khu vực khai thác chung.

Vùng khai thác chung là một vùng đa giác đƣợc hai bên xác định rõ ràng. Theo nguyện vọng của nhà cầm quyền Bahrain, đƣợc sự đồng ý của Quốc vƣơng Ảrập Xê út, toàn bộ vùng này nằm hoàn toàn về phía Ảrập Xê út. Vì vậy, khu vực khai thác chung đƣợc giao cho Ảrập Xê út toàn quyền khai thác theo cách mà Ảrập Xê út lựa chọn. Lãi ròng từ lĩnh vực khai thác sẽ đƣợc chia đều cho hai bên (điều 2). Thỏa thuận phân chia lợi nhuận này không làm ảnh hƣởng đến chủ quyền của Ảrập Xê út cũng nhƣ quyền quản lý đối với khu vực khai thác chung (điều 2).

Nhƣ vậy, phía Bahrain đã uỷ quyền cho bên Ảrập Xê út thay mặt mình thực hiện quản lý toàn diện trong khu vực khai thác chung. Ảrập Xê út có thể toàn quyền tiến hành hoạt động kinh doanh giống nhƣ hoạt động kinh doanh của họ trong phạm vi lãnh thổ trên cơ sở giấy phép kinh doanh và trình tự quản lý của mình. Với mô hình đại diện quản lý nhƣ trên, hai quốc gia đã thể hiện tinh thần thiện chí trong việc hợp tác khai thác tài nguyên tại vùng tranh chấp. Để đạt đƣợc thoả thuận nhƣ vậy không phải là điều dễ dàng bởi bên cạnh lợi ích kinh tế thì vấn đề chủ quyền cũng hết sức quan trọng. Vì vậy, mô hình đại diện quản lý mà Bahrain - Ảrập Xê út chỉ có thể thực hiện đƣợc trên cơ sở các quốc gia có sự hiểu về nhau và giữa các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị, thân thiện. Trên thực tế, mô hình này đƣợc hai nƣớc áp dụng cũng đạt đƣợc những kết quả hết sức khả quan, số giếng dầu khai thác đƣợc đã lên tới 17 giếng với một sản lƣợng khai thác đỉnh điểm là 332 triệu thùng dầu. [39]

Vƣơng Quốc Anh đã tiến hành một số hoạt động tìm kiếm thăm dò tài nguyên tại khu vực Biển Bắc (trong vùng biển của Anh) vào năm 1965 và đã phát hiện đƣợc một trữ lƣợng lớn khí tại khu vực miền Nam nƣớc Anh đó là mỏ Leman. Cùng thời gian đó, Nauy đã ra sắc lệnh về thềm lục địa. Sắc lệnh này đã tạo ra một vùng trồng lấn giữa các nƣớc Nauy, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Đức. Từ đó làm nảy sinh nhu cầu phân chia. Năm 1966, các nƣớc này đã thoả thuận đƣợc về các đƣờng ranh giới biển nằm trong vùng tranh chấp.

Năm 1971 mỏ khí Frigg đƣợc phát hiện. Đây là mỏ khí rất lớn nằm ngang đƣờng phân định ranh giới trong vùng tranh chấp đã đƣợc thoả thuận thuận trƣớc đây giữa Anh và Nauy, đòi hỏi sự hợp nhất để tối ƣu hoá phát triển mỏ.

Trải qua nhiều vòng đàm phán, Năm 1976, Nauy và Anh chính thức ký Hiệp định về mỏ khí Frigg. Nội dung Hiệp định đƣợc chia làm 3 phần:

Phần I: quy định về các vấn đề nhƣ nguyên tắc chung về hợp nhất hoá, phân chia ranh giới giữa các trữ lƣợng, phân chia lại trữ lƣợng, quản lý mỏ, ngƣời điều hành, điều động nhân sự, các biện pháp an toàn, kiểm tra và cấp chứng chỉ, thuế, chuyển nhƣợng các quyền của ngƣời đƣợc cấp giấy phép, hết hạn, hoàn trả hoặc thu hồi giấy phép, việc sử dụng của bên thứ ba đối với các công trình (điều 1 đến điều 12). Về các nguyên tắc hợp nhất hoá, điều 1 của Hiệp định này cũng quy định rất rõ nguyên tắc hợp nhất hoá một mỏ do nhiều công ty đƣợc cấp giấy phép sở hữu, nguyên tức phân chia sở hữu trữ lƣợng khí giữa Nauy và Anh, giữa các Công ty đƣợc cấp phép với nhau.

Ngoài ra hiệp định còn đề cập đến những nguyên tắc giải quyết các vấn đề về thuế, cơ quan cảnh sát, cơ quan giám sát, an toàn, môi trƣờng và cả luật áp dụng. Các vấn đề giữa các Công ty đang đƣợc cấp phép hoạt động cũng đƣợc trù tính giải quyết, ví dụ nhƣ vấn đề ngƣời điều hành, thoả thuận điều hành, thể thức kế toán .[12]

Bên cạnh đó Hiệp định còn quy định về các vấn đề nhƣ thiết bị đo, môi trƣờng, lao động, báo cáo, bảo mật, các cấp có thẩm quyền trong trƣờng hợp khẩn cấp, Uỷ ban tƣ vấn mỏ, trọng tài và cả vấn đề chủ quyền của từng bên...

Nhƣ vậy, để đảm bảo cho hoạt động khai thác và phân chia lợi nhuận bình quân từ mỏ khí Frigg cũng nhƣ hạn chế những bất đồng nảy sinh, Hiệp định Anh -Nauy đã đề cập khá chi tiết đến các vấn đề liên quan đến cơ chế khai thác chung. Do đặc thù đây là một mỏ khí nằm tại nơi đƣờng biên giới giữa hai nƣớc đã đƣợc phân định nên vấn đề đặt ra đối với hai quốc gia trong trƣờng hợp này là chỉ làm cách nào để phối hợp đƣợc hai bên, tạo ra một cơ chế khai thác hiệu qủa nhất mỏ khí, đáp ứng đƣợc nguyện vọng của hai quốc gia này về lợi ích kinh tế, giữ ổn định tình hình và thể hiện tinh thần hợp tác.

Hiệp định về mỏ khí Frigg giữa Anh - Nauy có thể đƣợc coi là trƣờng hợp điển hình về dạng khai thác chung nơi đƣờng biên giới đã đƣợc xác định. Việc hai nƣớc ký kết hiệp định hợp nhất hoá mỏ khí này là hết sức cần thiết đối với mỏ dầu hoặc khí nằm vắt qua đƣờng biên giới biển của hai quốc gia. Hiệp định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn hành vi khai thác đơn phƣơng của một nƣớc bởi hành vi đó có thể làm cạn kiệt mỏ dầu khí ở cả bên kia đƣờng biên giới mà lẽ ra quốc gia láng giềng đó đƣợc hƣởng.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 60)