Khai thác chung ở khu vực Vịnh Bắc Bộ giữa ViệtNam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 95)

Trung Quốc

Vịnh Bắc Bộ (còn gọi là Vịnh Đông Kinh) là một trong những Vịnh lớn ở Đông Nam Á. Đây là Vịnh nửa kín, nƣớc nông, có diện tích vào khoảng 126.250km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa Vịnh rộng khoảng 220km (119 hải lý). Bờ biển của Vịnh có tổng chiều dài khoảng 1458km, trong đó bờ biển Việt Nam dài khoảng 763km và

Trung Quốc khoảng 695 km. Ba mặt Vịnh đƣợc bao bọc bởi lục địa Việt Nam và Trung Quốc, ở phía Tây và Bắc, và đảo Hải Nam ở phía Đông. Vịnh thông ra Biển Đông qua cửa phía Nam, nằm giữa Tây Nam đảo Hải Nam và bán Đảo Sơn Trà và qua eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và phía Băc Đảo Hải Nam. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km. Phía Trung Quốc chỉ có một số ít đảo nhỏ ở phía Đông Bắc Vịnh nhƣ đảo Vị Châu, đảo Tà Dƣơng [25, tr.590]. Thềm lục địa Vịnh có các bồn trũng: Lôi Châu- Bạch Long Vĩ, bồn trũng sông Hồng và một phần bồn trũng Nam Hải Nam. Phần lớn diện tích đáy Vịnh thuộc bồn trũng sông Hồng. Tầng cấu trúc địa chất đáy vịnh có phủ một lớp trầm tích có bề dày lớn (9.000m- 14.000m) và có nhiều cấu tạo dƣơng, kích thƣớc lớn, có triển vọng trong việc tìm kiếm dầu khí.

Vịnh Bắc Bộ là khu vực chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú: tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật. Riêng về dầu khí, theo đánh giá của ESCAP (1987), tiềm năng dầu khí ở Vịnh Bắc Bộ là rất lớn.Vịnh Bắc Bộ có bốn khu vực tiềm năng dầu khí, trong đó qui mô lớn nhất thuộc về bồn Sông Hồng nằm định hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, hai khu thuộc bồn Lôi Châu và một khu nằm ven đới cấu trúc An Châu ven bờ Việt Nam. Các bồn trên có nhiều cấu tạo dƣơng kích thƣớc lớn gồm các cấu tạo lồi, cấu tạo khối, cấu tạo mũi nêm, cấu tạo cổ chôn vùi. Trong một số cấu tạo đã phát hiện có dầu khí. Cả bốn khu này đều đƣợc đánh giá đạt mức triển vọng về dầu cao (ít khí) tới 10 - 100 tỉ barrels. Trầm tích chứa dầu triển vọng ở vịnh Bắc Bộ cũng chủ yếu là Đệ Tam (mioxen giữa - muộn). Trữ lƣợng dầu mỏ vịnh Bắc Bộ đánh giá sơ bộ khoảng trên 500 triệu tấn. Dự báo tiềm năng dầu khí tập trung vào bể sông Hồng, phần trên của cấu tạo bể sông Hồng đã phát hiện và khai thác khí (Tiền Hải). Các bồn phía Trung Quốc cũng đều đã phát hiện đƣợc

biểu hiện dầu khí. Phía Đông đảo Vị Châu đã phát hiện và khai thác hai mỏ: Wushi (109o38‟Đ-20o30‟B và 108oĐ-19o

B), Weizhou (108o42‟Đ-20o47‟B) và một mỏ gần cửa vịnh Bắc Bộ thuộc Tây đảo Hải Nam (mỏ Yacheng: 108o30‟Đ-17o30‟N). Mức tiềm năng đƣợc xếp vào loại cao về dầu mỏ [37].

Nhƣ vậy có thể thấy Vịnh Bắc Bộ là khu vực chứa đựng tiềm năng lớn về dầu mỏ. Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc có bờ biển đối diện (chiều rộng của Vịnh Bắc Bộ nơi rộng nhất không đến 200 hải lý) và tiếp liền nhau (khu vực ngoài cửa sông Bắc Luân) trong một vùng biển hẹp. Theo quy định của Công ƣớc luật biển năm 1982, các quốc gia ven biển có thể mở rộng thẩm quyền của mình ra biển không quá 200 hải lý. Vì vậy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nƣớc trong Vịnh bị “chồng lấn” lên nhau. Vấn đề đặt ra với mỗi nƣớc là phải tiến hành đàm phán để phân định lãnh hải nhằm xác định biên giới trên biển và phân định vùng đặc quyền kinh tế cũng nhƣ thềm lục địa nhằm xác định ranh giới các vùng biển này. Khu vực Vịnh Bắc Bộ là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng với vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng cả về kinh tế, quốc phòng và an ninh đối với hai quốc gia đã khiến cho ván đề phân dịnh ranh giới trên biển giữa hai bên trở nên khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Ngày nay khi nguồn tài nguyên trên dất liền đang dần cạn kiệt, các quốc gia đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng phạm vi khai thác tài nguyên, tài nguyên biển đã trở thành mục tiêu của các cuộc tìm kiếm. Vì thế, các quốc gia không ngừng mở rộng thẩm quyền của mình ra biển.

Trải qua quá trinh đàm phán, ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh, Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao hai nƣớc đã ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ. Với việc ký kết Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nƣớc trong Vịnh Bắc Bộ, hai bên đã giải quyết dứt điểm vấn đề chủ quyền trong Vịnh Bắc Bộ, cam kết tôn trọng chủ quyền của nhau đối với vùng

Đặc quyền kinh tề và thềm lục địa. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã đặt ra nhu cầu hợp tác khai thác chung tài nguyên. Tiếp đó hai bên đã tiến hành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá. Cho đến nay, Khu vực Vịnh Bắc Bộ đƣợc đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng về dầu khí nhƣng vẫn chƣa đƣa ra một phƣơng án cụ thể để cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí một cách hợp lý và công bằng. Mặc dù điều 7 Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ cũng đã dự liệu cho trƣờng hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cầu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên khoáng sản khác nằm vắt ngang đƣờng phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thƣơng hữu nghị để đạt đƣợc thoả thuận về việc khai thac hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khoáng sản nói trên cũng nhƣ việc phân chia công bằng lợi ích thu đƣợc từ việc khai thác.

Ngoài ra, với việc công nhận 100% hiệu lực của đảo Hải Nam, Việt Nam và Trung Quốc có sự chồng lấn về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà hai quốc gia còn phải đàm phán phân định theo quy định của Công ƣớc luật biển. Đây cũng là khu vực đƣợc đánh giá là có trữ lƣợng dầu khí và nguồn lợi thuỷ sản lớn.Vì vậy, trong qúa trình đàm phán phân định biển, Việt Nam và Trung Quốc cũng có thể hƣớng tới đàm phán ký kết thoả thuận khai thác chung trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng của tiến trình phân định biển nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Việc khai thác chung tài nguyên thiên nhiên theo quy định của luật quốc tế có thể diễn ra tại khu vực đã có đƣờng phân định (có mỏ dầu nằm vắt qua đƣờng phân định) và khu vực có đƣờng biên giới đang phân định. Ở vùng biển Việt Nam - Trung Quốc, khu vực đƣợc dự báo là có dầu một phần nằm ở trong vịnh (vấn đề chủ quyền của hai nƣớc đã đƣợc phân định rõ ràng), các bên đang tiến hành thăm dò, hợp tác để khai thác chung tài nguyên ở Thềm lục địa Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng đƣợc xác lập trong tƣơng lai sắp đến. Còn ở khu vực ngoài cửa vịnh (vùng

biển chồng lấn chƣa đƣợc phân định), các bên trên cơ sở căn cứ vào tình thực tế của hai bên và đặc điểm địa lý, chính trị, phù hợp với luật pháp quốc tế trên cơ sở nguyên tắc công bằng để tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận đƣợc đƣa ra một phƣơng án cùng hợp tác khai thác tài nguyên biển một cách hiệu qủa mà không làm phƣơng hại đến yêu sách của các bên đồng thời tránh đƣợc lãng phí không sử dụng đƣợc tài nguyên trong khi chờ đợi sự phân định cuối cùng.

Nhƣ vậy có thể thấy, việc xác lập các thoả thuận khai thác chung về dầu khí trong Vịnh và ngoài cửa Vịnh giữa Việt Nam - Trung Quốc là vấn đề hoàn toàn có thể đạt đƣợc trong tƣơng lai không xa. Việc ký kết thoả thuận khai thác chung có thể tránh đƣợc các tranh chấp phát sinh do một bên đơn phƣơng khai thác và tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí cũng nhƣ quá trình quản lý nhà nƣớc của hai quốc gia đối với hoạt động này.

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 95)