Triển vọng khai thác chung trong Vịnh Thái Lan

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 99)

Vịnh Thái Lan (hay còn gọi là Vịnh Xiêm) là một vùng biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000km2, đƣợc giới hạn bởi bờ biển của Thái Lan (1560km), Việt Nam (230km), Malayxia (150km) và Campuchia (460km). Vịnh thông ra biển Đông ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách nhau chừng 400km (215 hải lý) [24, tr.175]. Theo quy định của Công ƣớc 1982 về Luật biển, mỗi quốc gia đều có quyền đơn phƣơng tuyên bố phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của mình. Tuy nhiên, nếu hai hay nhiều quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện nhau mà khoảng cách giữa hai bờ biển đối diện không đạt tới hai lần chiều rộng của các vùng biển hay thềm lục địa đƣợc quy định trong công ƣớc thì sẽ xuất hiện sự chồng lấn về yêu sách phạm vi các vùng biển và thềm lục đại. Mà Vịnh Thái Lan lại có diện tích nhỏ, chiều rộng trung bình là 385 km (208 hải lý)

nên khi các quốc gia trong Vịnh đƣa ra yêu sách về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế thì dẫn đến những vùng chồng lấn gây khó khăn cho các nƣớc trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Vịnh Thái Lan có ý nghĩa đặc biệt quan trong với Việt Nam về an ninh quốc phòng và kinh tế do có ngƣ trƣờng rộng lớn và tiềm năng lớn về dầu khí. Do đó, Việt Nam không ngừng thúc đẩy quá trình đàm phán giải quyết các vấn đề phân định các vùng biển và thềm lục địa với các nƣớc láng giềng. Cho đến nay, Việt Nam đã phân định đƣợc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái lan năm 1997, hiệp định về vùng nƣớc lịch sử chung với Campuchia năm 1982, đang trong quá trình đàm phán về khu vực chồng lấn 3 bên Việt Nam- malayxia- Thái Lan. Trong các hiệp định này, các bên đều thoả thuận đƣa ra dự trù về việc khai thác tài nguyên không sinh vật .

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 99)