TIỂU BAN CHUNG

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 56)

CHUNG

chấp thực hiện phƣơng pháp dàn xếp tạm thời để cùng nhau khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.

Ngày 11/12/1989, Hiệp định Timor Gap đƣợc Australia và Indonesia chính thức ký kết. Hiệp định gồm 34 điều và 4 phụ lục: Phụ lục A bao gồm sự phác thảo và miêu tả kể cả các bản đồ và sự phối hợp các khu vực A, B, C thuộc khu vực hợp tác; Phụ lục B chứa đựng Bộ luật khai mỏ dầu đối với khu vực A của Vùng hợp tác; Phụ lục C chứa đựng hợp đồng chia sẻ sản lƣợng mẫu giữa Cơ quan quyền lực chung với các nhà thầu; Phụ lục D chứa đựng luật đối với các hoạt động liên quan đến khu vực A của vùng hợp tác.

Theo Hiệp định, vùng khai thác chung đƣợc hai bên xác định rộng 11.129 hải lý vuông đƣợc chia làm 3 khu vực A,B,C. Trong đó Australiacó thẩm quyền tài phán đối với khu vực B, Indonesia có thẩm quyền tài phán tại khu vực C, còn khu vực A đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát điều hành của hai quốc gia.

Tại khu vực A, "quyền và trách nhiệm pháp lý của hai quốc gia thành viên sẽ được thực hiện bởi Hội đồng bộ trưởng và Cơ quan quyền lực chung phù hợp với Hiếp ước này. Các hoạt động dầu mỏ trong khu vực A sẽ được đưa ra thông qua các hợp đồng chia sẻ sản lượng" (điều 3 khoản 1)

Hội đồng bộ trƣởng bao gồm một số lƣợng ngang bằng các Bộ trƣởng do hai quốc gia chỉ đinh (điều 5 khoản 2). Hội đồng Bộ trƣởng sẽ có trách nhiệm pháp lý toàn diện đối với tát cả các vấn đề liên quan đến việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực A của vùng hợp tác và các chức năng khác liên quan đến việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ. Chức năng chính của Hội đồng Bộ trƣởng là đƣa ra những phƣơng hƣớng chỉ đạo của cơ quan quyền lực chung, sửa đổi luật khai thác dầu khí, sửa đổi mẫu và phê chuẩn các hợp đồng phân chia sản phẩm, phê duyệt các dự án tiếp thị, sản xuất, giải quyết tranh chấp của Cơ quan quyền lực chung...Hội đồng Bộ

trƣởng bổ nhiệm các giám đốc điều hành của Cơ quan quyền lực, tiến hành thanh tra và kiểm toán đối với sổ sách kế toán và các tài khoản đƣợc thực hiện bởi Cơ quan quyền lực.

Bên cạnh Hội đồng Bộ trƣởng là cơ quan quyền lực chung. Cơ quan quyền lực chung có tƣ cách pháp nhân và các khả năng pháp lý theo luật của hai quốc gia và chịu trách nhiệm pháp lý trƣớc Hội đồng Bộ trƣởng. Cơ cấu của Cơ quan quyền lực bao gồm cac giám đốc điều hành do Hội đồng Bộ trƣởng chỉ định với số lƣợng ngang bằng từ mỗi nƣớc. Mỗi giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về một vấn đề nhƣ kỹ thuật, tài chính, pháp luật, dịch vụ hợp tác.... Các quyết định của Giám đốc ban quản trị đƣợc thông qua theo nguyên tắc đồng thuận và nếu không đạt đƣợc sự đồng thuận thì vấn đề đó sẽ đƣợc đƣa ra Hội đồng Bộ trƣởng.

Tại khu vực B và C, khu vực mà mỗi nƣớc có thẩm quyền tài phán, các bên có nghĩa vụ thông báo cho nhau việc chấp thuận, gia hạn, sự từ bỏ, kết thúc và hủy bỏ giấy phép thăm dò, hợp đồng cho thuê do nƣớc mình cấp, đồng thời thanh toán cho bên kia 10% thuế thu nhập của các nhà thầu.

Hiệp định sẽ có hiệu lực trong vòng 40 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Hiệp định có thể mặc nhiên gia hạn trong khoảng 20 năm tiếp theo cho đến khi hai nƣớc đạt đƣợc đạt đƣợc thỏa thuận về một đƣờng biên giới vĩnh viễn (điều 33).

Hiệp định cũng khẳng định việc thực hiện hiệp định này sẽ không làm thay đổi quan điểm của các quốc gia về việc phân định thềm lục địa thƣờng xuyên trong Vùng hợp tác cũng nhƣ làm ảnh hƣởng đến các quyền chủ quyền tƣơng ứng của mỗi quốc gia trong vùng khai thác.

Bên cạnh đó, Hiệp định còn quy định khá chi tiết về luật áp dụng, giải quyết tranh chấp, bảo vệ môi trƣờng... trong quá trình các bên tiến hành hoạt động thăm dò khai thác chung.

Nhƣ vậy, Hiệp định này đã khắc phục đƣợc những hạn chế thiếu sót của Hiệp định Nhật Bản - Hàn Quốc và Hiệp định Thái Lan- Malayxia. Hiệp định Timor Gap đã quy định chi tiết nhất về cấu trúc quản lý mà nó lập ra, trù liệu đến những tình huống có thể xảy. Mô hình khai thác này có thể đƣợc xem là mô hình điển hình cho mô hình chính phủ cùng nhau quản lý hoạt động khai thác chung. Việc phân cấp quản lý nhƣ trên giúp hai nƣớc có thể trực tiếp chỉ đạo công tác thăm dò và khai thác khu vực khai thác chung.

Cơ chế và mô hình hợp tác trong Hiệp định Australia – Indonesia

Hội đồng Bộ trưởng

Cơ quan quyền lực

Giám đốc hợp tác dịch vụ Giám đốc Pháp lý Giám đốc Tài chính Giám đốc Kỹ thuật Giám đốc Điều hành indonesia australiA

Một phần của tài liệu Khai thác chung dầu khí ở một số nước trên thế giới và thực tiễn Việt Nam (Trang 56)