Hiện tượng mơ hồ về tình thái

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 29)

V. Bố cục luận văn

1.6. Hiện tượng mơ hồ về tình thái

Như trên đã nói, bản thân khái niệm tình thái là rất phức tạp (xét theo khía cạnh các thành tố nội dung, quan điểm rộng hẹp khác nhau của người nghiên cứu). Sự phức tạp này còn tăng lên bởi hiện tượng mơ hồ về tình thái. Hiện tượng này đặc biệt khiến người nghe gặp khó khăn trong việc xác định một cách hiểu đúng đắn nhất về nội dung phát ngôn, khi mà yếu tố tình thái có mặt, còn yếu tố ngữ cảnh lại không đủ rõ.

Các tín hiệu ngôn ngữ (marques linguistiques) thường không đơn nghĩa, mà có thể mang nhiều nghĩa, tùy thuộc vào đặc trưng ngữ cảnh mà tín hiệu được đặt vào. Chẳng hạn, động từ vouloir > muốn có thể diễn đạt:

- một điều mong muốn: (10). Je veux partir > Tôi muốn đi.

- một mệnh lệnh : (11) Je veux que tu partes! > Tao muốn mày đi đi! - một ước ao: (12). Je voudrais tellement partir. > Tôi ước được ra đi biết bao.

- một lời đề nghị: (13). Veux-tu venir avec moi? > Em có muốn đi cùng anh không?

Tương tự, động từ devoir > phải cũng gặp phải tính đa nghĩa như vậy khi nó thể hiện lúc thì một cưỡng bức chủ quan:

(14). Je dois l'aider, sinon il ne le fera pas tout seul.> Tôi phải giúp nó, nếu không nó sẽ không làm được việc đó một mình.

Lúc thì một cưỡng bức khách quan:

(15). Je dois partir à 5h, pour ne pas être en retard > Tôi phải đi lúc 5h để không bị muộn.

Tính tất yếu trong câu (15) thuộc về lôgich đạo nghĩa. Nhưng cũng có lúc, tính tất yếu trong phát ngôn có chứa động từ devoir là một tất yếu chủ quan, thể hiện một nhận thức chủ quan:

(16). Vu sa taille, il doit avoir 7 ans > Nhìn vóc dáng của cậu bé, (tôi đoán) chắc là nó phải 7 tuổi.

P. Charaudeau (41: 577) có nói rằng thật khó mà nhận biết loại tình thái nào được nói đến, bởi vì tình thái trong trường hợp này thuộc về phạm trù hàm ngôn, nó phụ thuộc vào cách diễn giải các yếu tố của tình huống giao tiếp. Tác giả cũng đã phân tích trường hợp C'est beau, có thể tương ứng với hai cách diễn giải:

(17). Il est vrai que c'est beau. > Thật sự là nó đẹp đấy. Câu này thuộc về tình thái thực hữu. Hoặc là

(18). Je trouve, personnellement que c'est beau > Cá nhân tôi thấy là nó đẹp.

Trường hợp thứ hai này lại thuộc tình thái không thực hữu. Theo tác giả, c'est thiên về tính khách quan (objectivité) còn beau thiên về tính chủ quan (subjectivité).

Khi nghiên cứu phạm trù "có thể" trong TTNT và TTCB, chúng tôi đã nhiều lần gặp phải hiện tượng mơ hồ về tình thái. Hiện tượng này thể hiện đặc biệt rõ nét qua động từ pouvoir - một động từ có thể biểu đạt được cả hai phạm trù tình thái nói trên. Lấy một phát ngôn ngoài ngữ cảnh, chứa động từ pouvoir , chúng ta sẽ hình dung rõ hơn sự phức tạp này. Cho câu (19) như sau:

Câu này phức tạp là bởi lẽ nó chấp nhận nhiều cách hiểu khác nhau: (19a) Le professeur permet à Pierre de chanter. (permission) > Thầy giáo cho phép Pierre hát (động từ pouvoir thể hiện sự cho phép)

(19b) Les moyens mis à sa disposition permettent à Pierre de chanter ( possibilité) > Các điều kiện khách quan đầy đủ, sẵn sàng (loa, đài...) cho phép Pierre hát (pouvoir diễn đạt một khả năng do hoàn cảnh quy định).

(19c) Ses capacités physiques (sa santé, la qualité de sa voix...) permettent à Pierre de chanter. (capacité) > Các khả năng nội tại của bản thân Pierre (sức khỏe, chất giọng,...) cho phép Pierre hát (pouvoir biểu thị khả năng nội tại).

(19d) Pierre est peut-être en train de chanter (éventualité épistémique) >Có thể là Pierre đang hát (pouvoir biểu đạt một tình huống có thể xảy ra).

Các ý nghĩa "cho phép", "khả năng do hoàn cảnh chi phối", "khả năng nội tại" và "tình huống có thể xảy ra" mà pouvoir biểu đạt trong các cách hiểu (19a), (19b), (19c) và (19d) là các ý nghĩa tình thái thuộc phạm trù tình thái nào? Khi nào người nghe, người đọc có thể nói rằng trong trường hợp này pouvoir biểu thị TTCB, trong trường hợp kia, pouvoi đánh dấu TTNT? Theo C. Fuchs (43:4), có bao nhiêu ý nghĩa gắn vào ngữ cảnh thì có bấy nhiêu nghĩa khác nhau được gán cho đơn vị từ vựng pouvoir ( autant de significations différentes épinglées en contexte, autant de sens étrangers les uns aux autres assignés à l'unité lexicale pouvoir.) Hiện tượng phức tạp này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm ra các tiêu chí giúp cho việc phân biệt các ý nghĩa tình thái của động từ pouvoir.

Trong tiếng Việt, cũng có một lớp từ mang tính đa nghĩa như có thể, phải, nên, muốn, định... Nguyễn Đức Dân (4:96) cũng đề cập đến hiện tượng mơ hồ tình thái này khi nói rằng, lớp từ tình thái có tính đa nghĩa, vì thế, đã có nhiều giả thuyết khác nhau về lớp từ này: giả thuyết cú pháp, giả thuyết ngữ nghĩa và giả thuyết ngữ dụng.

Giả thuyết cú pháp cho rằng lớp từ tình thái nhận thức có chức năng cú pháp khác với lớp từ tình thái đạo nghĩa và cũng theo đó, lớp từ tình thái đạo nghĩa là cơ bản, Nhưng giả thuyết này không đủ sức giải thích nhiều hiện tượng tình thái khác nhau, do đó đã đẩy các nhà nghiên cứu tìm tới giả thuyết ngữ nghĩa về từ tình thái.

Giả thuyết ngữ nghĩa cho rằng mỗi cách dùng tình thái có một cấu trúc ngữ nghĩa riêng biệt. Trong hướng này, có các cách tiếp cận ngữ vi- ngữ nghĩa, cú pháp-ngữ nghĩa và lôgích- ngữ nghĩa. Chẳng hạn, theo cách tiếp cận lôgích - ngữ nghĩa người ta chỉ ra con đường chuyển từ nghĩa tình thái lôgích sang nghĩa tình thái nhận thức.

Giả thuyết ngữ vi cho rằng có sự tương ứng giữa các tình thái với các động từ ngữ vi. Mỗi nghĩa của một từ tình thái ứng với một hành vi ngôn ngữ cụ thể. Chẳng hạn, có sự tương ứng giữa nghĩa cần phải (có bổn phận) với hành vi mệnh lệnh. Trong khi đó, nếu dùng phải trong câu hỏi thì nó lại là một tình thái nhận thức.

Chúng tôi cho rằng các giả thuyết trên đây, phối hợp với nhau, đã góp phần làm sáng tỏ những phương diện của lớp từ tình thái trong ngôn ngữ. Luận văn của chúng tôi cũng chính là một cố gắng trong định hướng này.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)