Một số danh từ trong các cấu trúc câu

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 54)

V. Bố cục luận văn

2.2.5.Một số danh từ trong các cấu trúc câu

2.2.5.1. Avoir l'air

- ý nghĩa: danh từ air có nghĩa là vẻ, dáng, khi nằm trong cấu trúc avoir l'air thì mang nghĩa tương tự như động từ paraợtre , nghĩa là có vẻ.

- Cấu trúc: avoir l'air thường kết hợp được với tính từ hoặc động từ nguyên thể : avoir l'air + tính từ; avoir l'air de + động từ

VD (63): Il a l'air très préoccupé, il est distant et soucieux (10 : 40) > Anh ta có vẻ trầm từ, lạnh lùng và lo âu (45 : 41).

VD (64): Peut-être à cause des ombres sur son visage, il avait l'air de rire (16 : 49) > Có lẽ do bóng râm hắt lên mặt, hắn có vẻ như đang cười (44 : 48)

Cũng giống như paraợtre, cái "có vẻ" ở avoir l'air được cảm nhận từ trực quan của người nói. Người nói quan sát được sự việc, hiện tượng

như vậy, rồi bằng cảm giác của mình, đánh giá sự việc ấy, hiện tượng ấy một cách chủ quan.

- So sánh với tiếng Việt: avoir l'air được chuyển sang tiếng Việt với quán ngữ có vẻ, có thể nói là mang nghĩa sát nhất với avoir l'air. Từ điển tiếng Việt nói rằng vẻ là "cái biểu hiện bên ngoài, trên nét mặt, cử chỉ, cách nói năng v.v., cho thấy trạng thái tinh thần, tình cảm bên trong" (tr. 1109). Vậy thì có vẻ đúng là mang nghĩa đánh giá sự việc dựa trên cái biểu hiện bên ngoài mà người nói quan sát được.

2.2.5.2. Avoir l'impression

- ý nghĩa: trong số các nét nghĩa của impression, có một nét nghĩa là "cảm giác, cảm tưởng". Avoir l'impression có nghĩa là "có cảm giác, có cảm tưởng" về một việc gì đó. Xét theo thang độ biến thiên trong quan điểm của người nói , có thể xếp cấu trúc này vào thang độ "linh cảm".

- Cấu trúc: avoir l'impression de + động từ, avoir l'impression que + mệnh đề.

VD (65): J'ai eu l'impression qu'elle ne m'appréciait pas beaucoup (11 : 63) > Tôi có cảm tưởng là cô ấy không ưa tôi cho lắm (52 : 71)

Không thể dựa trên những lí lẽ rõ ràng, người nói biểu thị một cảm giác, một sự tri nhận bằng trực cảm về việc "cô ấy" "không ưa" gì mình cho lắm.

- So sánh với tiếng Việt: avoir l'impression được dịch là có cảm tưởng, có cảm giác...

2.2.6. Một số kiểu câu

2.2.6.1. Qui sait? > Biết đâu

Mặc dù có đại từ nghi vấn là qui nhưng câu nói này không nhằm để hỏi mà là một cách nói khi người ta muốn phỏng đoán về một điều gì đó.

VD (66): Il voulait donner un dernier coup d'oeil aux préparatifs, puis, qui sait? elle pouvait, par un hasard quelconque, être en avance? (15 : 197) > Chàng muốn xem xét lại lần cuối mọi sự chuẩn bị, rồi, biết đâu? nàng có thể, do sự tình cờ nào đó, đến sớm hơn (38 : 196).

Theo chúng tôi, người dịch có vẻ máy móc khi vẫn giữ nguyên dấu hỏi chấm ( ?) sau quán ngữ biết đâu. Nếu sau nó không còn phát ngôn nào nữa thi có thể đánh dấu hỏi ( ?), 3 chấm (...), chấm (.), thậm chí là chấm than ( ! ) (tuỳ ngữ cảnh). Trong trường hợp này không thể đánh dấu hỏi, khi mà sau biết đâu vẫn còn một ngữ đoạn. Hơn nữa, đây chỉ là một phỏng đoán, chứ không phải là một điều nghi vấn.

2.2.6.2. N'est-ce pas? > Phải chăng

Đây là một tổ hợp từ, gọi là câu hỏi đuôi, thường dùng để nhắc lại ý nghi vấn đã được đặt ra ở đầu câu.

VD (67): De tous les spectacles grotesques qui font la joie des voyageurs quand ils traversent les petites villes, n'est-ce pas le plus déplaisant? (23 : 157) > Trong tất thảy mọi quang cảnh kệch cỡm mà các du khách được hưởng thụ khi họ đi qua các thành phố nhỏ, phải chăng đó là điều khó chịu nhất (47 : 156).

Trong trường hợp này, n'est-ce pas thay thế cho cách hỏi quen thuộc là est-ce que c'est le plus déplaisant? Hoặc est-ce le plus déplaisant > có phải đó là điều khó chịu nhất không? , là bởi lẽ người nói không cần có câu trả lời, đây chỉ là một cách đưa ra nhận định của người nói về sự việc mà thôi, chỉ có điều nhận định ấy vẫn còn là một điều băn khoăn.

- So sánh với tiếng Việt: n'est-ce pas được dịch thành phải chăng . Đây là một cách lựa chọn hay vì phải chăng cũng thể hiện sự băn khoăn của người nói.

Trong một số trường hợp, câu nghi vấn cũng thể hiện thái độ không chắc chắn của người phát ngôn đối với sự tình được nói đến.

VD (68): Est-ce qu'elle allait rentrer seule? (13 : 215) > Phải chăng cô sắp trở về có một mình? (50: 214)

VD (69): Est-ce donc vous, Grigaut? (23 : 157) > Anh đấy ư, Brigaut? (47 : 156)

VD (70): On dit qu'elle était très jolie. Monsieur l'a-t-il connue? (9 : 47) > Người ta bảo cô ta rất đẹp, chắc ông có biết chứ? (51 : 49).

- So sánh với tiếng Việt: các câu nghi vấn kiểu có / không trong tiếng Pháp tương đương với các câu hỏi chứa các từ à, ư, sao, chăng / phải chăng, liệu, đúng thế không, có phải.... không trong tiếng Việt.

Các từ ư, sao, à... là các tiểu từ tình thái nằm trong các câu hỏi. Câu hỏi chứa à, hở/ hả mang tính chất đối thoại của khẩu ngữ tự nhiên. Câu hỏi chứa ư, sao thường chủ yếu dùng trong văn viết. Câu hỏi chứa sao bộc lộ sự ngạc nhiên cao nhất, câu chứa à, ư thể hiện sự ngạc nhiên thấp hơn, câu hỏi chứa hở/hả có mức độ ngạc nhiên không rõ ràng (5:115).

Câu hỏi chứa từ chăng/ phải chăng chỉ ra rằng điều được nêu trong câu, vào lúc hỏi, chưa được người nói tin chắc là phù hợp với thực tế. Người nói còn phân vân, và nêu lên vấn đề ấy, chứ không có ý chờ đợi câu trả lời của người đối thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6.4. On dirait que, on eỷt dit que...

Nếu hiểu theo đúng nghĩa và cấu trúc của từ thì đây là cách nói theo kiểu lấy nguồn chứng cứ từ người thứ ba: on (người ta): người ta nói rằng. Người nói không trực tiếp có được chứng cứ, mà chỉ nghe truyền lại. Do đó, người nói không biết điều nghe được đó có đúng thực tế hay không. Mức độ cam kết của người nói đối với tính chân thực của điều được nói đến là rất thấp. Tuy nhiên, người Pháp vẫn dùng cấu trúc này như một quán ngữ với nghĩa chung là hình như, dường như, và nguồn chứng cứ để người nói

đưa ra đoán định cũng nhiều khi cũng không hẳn là gián tiếp, mà có thể là trực tiếp, của chính người nói2.

Động từ dire (nói) trong cấu trúc này được chia hoặc ở thức điều kiện, hoặc ở thì tiền quá khứ (plus-que-parfait) của thức giả định. Cả hai dạng thức động từ này đều thể hiện sự cam kết vào tính chân thực là thấp. VD (71): On eỷt dit qu'il devinait mon désir, car il me dit: "Vous avez lu ce volume?" (9 : 37) > Hình như đoán được ý nghĩ tôi, Duyvan hỏi: "Ông đã đọc cuốn sách này?" (51 : 38).

VD (72): On dirait qu'il veut frapper, qu'il est aveuglé par une colère par laquelle il doit passer avant de pouvoir revivre (10 : 171) > Anh dường như

muốn đập phá, điên cuồng giận dữ, anh không thể nào giành lại được cuộc sống mà không qua cơn giận dữ này (45 : 170).

Hai ví dụ này đều là dẫn chứng của trường hợp người nói trực tiếp chứng kiến sự việc và đưa ra đoán định. Sở dĩ "tôi" cho rằng có thể là "Duyvan đoán được ý nghĩ của tôi" là bởi vì "tôi" đang nói chuyện trực tiếp với Duyvan, và Duyvan đang đặt câu hỏi cho "tôi", chứ không phải do người thứ ba nào cho rằng sự việc là như vậy.

2.2.6.5. Comme

- Các nét nghĩa:

1. như: un homme comme lui > một người như nó.

2. như là, coi như: il pense comme moi > nó nghĩ như tôi. 3. là, với danh nghĩa là, với tư cách là: comme mère > là mẹ. 4. biết mấy: comme il est bon > anh ta tốt biết mấy.

5. chẳng ra gì: comme il me traite > nó đối xử với tôi chẳng ra gì. 6. vì sao: il reussit, Dieu sait comme > nó thành công, có Trời biết vì sao..

7. vì, vì rằng: comme vous êtes son ami > vì anh là bạn của nó.

8. giữa lúc, khi: comme il arivait > giữa lúc nó đến.

Có thể thấy rằng, là một trạng từ, liên từ, comme có nhiều nét nghĩa, nhưng khi biểu thị phạm trù "có thể" của TTNT, nó không thuộc hẳn về một nét nghĩa nào. Trong trường hợp này, người ta thường phân tích

comme trong ngữ cảnh, khi nó đi trước một tính từ, hoặc đứng đầu câu. VD (73): Il est comme absorbé dans une contemplation angélique (24 : 57) > Chàng dường như đắm trong niềm ngưỡng mộ thánh thần (48 : 56).

VD (74): Mon Dieu! Comme vous souffrez! (3: 37) > Trời ơi! Chàng có vẻ

đau đớn lắm! (33: 36).

- So sánh với tiếng Việt: khi dịch comme trong các trường hợp này, các dịch giả vẫn dùng những quán ngữ tình thái quen thuộc như có vẻ, dường như. Đối với comme, vốn không phải là trạng từ luôn thể hiện phạm trù khả năng như peut-être, việc hiểu là nó có diễn đạt phạm trù này không phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của người dịch thông qua ngữ cảnh. Nếu ngữ cảnh nói lên rằng tình huống ấy là thuộc phạm trù "có thể", thì người dịch cần tìm phương tiện biểu thị phù hợp. Chẳng hạn, từ câu Comme vous souffrez, người ta có thể dịch thành Chàng mới đau đớn làm sao! như là một câu cảm thán với ý nghĩa biểu thị một đánh giá chắc chắn của người nói đối với sự việc. Nhưng ở đây, vì cái đau đớn của "chàng" - của Chatterton - là cái đau đớn về tinh thần, nên "nàng" - người nói câu này- khó cảm nhận được hết để mà quả quyết. Bởi vậy, Phùng Văn Tửu dịch

comme thành dường như để cho thấy "nàng" không thực sự chắc lắm về việc "chàng" có đau đớn hay không.

2.3. Các phương tiện biểu thị phạm trù "có thể" trong TTCB

Phạm trù "có thể" trong TTCB nói chung và tình thái đạo nghĩa nói riêng có thể biểu hiện sự cho phép.

Sau đây là một số phương tiện đánh dấu phạm trù này trong tình thái đạo nghĩa.

2.3.1. Phương tiện hiển ngôn

Bao gồm các động từ và các cấu trúc câu: autoriser, permettre, donner là permission / l'autorisation, accorder le droit

- ý nghĩa: các phương tiện này đều có ý nghĩa là "cho phép ai làm cái gì" , "cho ai quyền làm cái gì". Khi người nói đã "cho phép" người nghe làm một điều gì đó, nghĩa là lúc đó, người nói cho rằng người nghe "có thể" được làm việc này.

- Cấu trúc: Đây là các động từ và các nhóm động từ, vị trí của chúng trong câu luôn ở sau chủ ngữ và trước bổ ngữ, bổ ngữ có thể là một động từ, một danh từ hoặc một mệnh đề.

VD (75): Le médecin avait permis qu'il se levât (9 : 64) > Thầy thuốc đã cho phép anh được ngồi dậy (51 : 81).

"Anh", tức là nhân vật Acmân trong truyện, đã có thể ngồi dậy vì thầy thuốc "đã cho phép" anh làm điều đó.

VD (76): J'avais déjà autorisé Prudence à le faire (9 : 104) > Tôi đã cho phép Pruđăng được làm điều đó (51 : 87). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Tôi" - cô Macgơrit - đã "cho phép" Pruđăng giới thiệu ông Acmân Đuyvan với cô, vì thế , Pruđăng có thể "làm điều đó" được.

- So sánh với tiếng Việt: để diễn đạt sự cho phép, người Việt cũng dùng các động từ như "cho, cho phép ai làm cái gì", "cho ai quyền làm cái gì". Vì thế, các cách dịch trong các ví dụ trên vừa trung thành với nguyên bản, lại vừa phù hợp với văn phong của người Việt, mặc dù có lẽ chúng ta thường nói là "cho ai làm gì" nhiều hơn là "cho phép ai làm gì", nhất là trong khẩu ngữ.

2.3.2. Phương tiện hàm ngôn

Đó là dạng câu mệnh lệnh, trong trường hợp trả lời cho một yêu cầu, hoặc là một lời khuyến khích hành động:

Rémi lúc này đã được tự do, có thể "tiến lên" khắp nơi tùy lòng. Đây như là một mệnh lệnh được thôi thúc từ trong lòng cậu bé Rémi, nhưng cũng như là một sự cho phép cậu bé có thể đi đâu tùy ý cậu.

Ngoài ra, thì tương lai đơn giản của thức trực thái cũng có lúc thể hiện sự cho phép.

VD (78):Vous les lirez aussi, mais plus tard, quand je serai plus calme (9 : 73) > Anh cũng sẽđược đọc, nhưng sau này đã, khi tôi được bình tĩnh hơn (51 : 74).

Trong ví dụ (78), sự cho phép nằm ở động từ lirez được chia ở thì tương lai. Acmân muốn nói rằng "anh", nghĩa là tác giả cuốn sách, có thể được đọc bức thư Macgơrit gửi cho Acmân, tất nhiên việc đọc này chỉ có thể sẽ diễn ra sau đó.

- So sánh với tiếng Việt: tác giả dịch lirez thành sẽ được đọc là rất phù hợp với ngữ cảnh và cách nói của người Việt. Chúng ta thường diễn đạt ý "có thể làm việc gì" theo nghĩa "cho phép" bằng từ "được" . Chẳng hạn, chúng ta vẫn nói "Con được đi chơi" thay vì "Con có thể đi chơi". Cách nói đầu quen thuộc với người Việt hơn, còn cách thứ hai, là cách nói của "người Tây" !

2.4. Động từ pouvoir và hiện tượng mơ hồ tình thái

Nếu như trong hai phần đầu, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện biểu thị phạm trù "có thể" riêng cho TTNT và TTCB, thì đến phần này, chúng tôi xin phân tích một phương tiện đặc biệt, vốn gây nhiều khó khăn và là một trong những mối quan tâm của các nhà ngôn ngữ học, đặc biệt những người nghiên cứu nghĩa của câu nói chung và tình thái của câu nói riêng. Chúng tôi muốn nói đến động từ pouvoir. Trong tiếng Pháp, pouvoir (nghĩa dịch sang tiếng Việt của nó là có thể) là một động từ tình thái, song không phải lúc nào nó cũng thể hiện một ý nghĩa tình thái duy nhất. Sự tình quả thật không đơn giản khi các nhà nghiên cứu thấy rằng pouvoir khi thể hiện

phạm trù có thể , có mặt trong cả TTNT và TTCB. Chính sự "đa mang" này của động từ pouvoir đã gây ra hiện tượng mơ hồ tình thái.

2.4.1. Động từ pouvoir trong TTCB và TTNT

Theo Sueur (60), cách dùng động từ pouvoir nhìn chung được tập hợp thành hai loại: giá trị căn bản (valeurs radicales) và giá trị nhận thức (valeurs épistémiques). Dường như khó mà loại bỏ được sự phân biệt này. Theo nghiên cứu của Claude Guimier (49 :9), nói chung người ta đều thừa nhận rằng tình thái của pouvoir trong cách dùng gọi là căn bản (emplois dits radicaux) liên quan đến hành động, trạng thái, sự kiện v.v..., được thể hiện bằng động từ hoặc bằng cả ngữ đoạn vị ngữ. Hiệu quả về nghĩa này có được là bởi vì trong quá trình hình thành câu nói, pouvoir được đưa vào đúng lúc vị ngữ được tạo lập. Tiếp theo, vị ngữ đã tình thái hóa sẽ kết hợp cùng chủ ngữ và câu được hình thành. Như vậy, để có cách hiểu theo nghĩa căn bản cho một câu như:

(79) Jean peut aller au cinéma > Jean có thể đi xem phim

ta có các giai đoạn tạo lập câu như sau (để đơn giản hóa, chúng ta không tính đến các yếu tố về thời, thể...):

1. Hình thành chủ ngữ: Jean

2. Hình thành vị ngữ: aller au cinéma

3. Tình thái hóa vị ngữ: pouvoir (aller au cinéma)

4. Tạo lập mối quan hệ chủ ngữ-vị ngữ: {Jean [pouvoir (aller au cinéma)]}

5. Hình thành ngữ lưu: Jean peut aller au cinéma.

Trong cách hiểu theo tình thái nhận thức, pouvoir được đưa vào sau khi câu (chưa có yếu tố tình thái) đã hình thành. Vậy nên các giai đoạn hình thành một câu theo nghĩa nhận thức sẽ là:

1. Hình thành chủ ngữ: Jean

3. Tạo lập mối quan hệ chủ ngữ-vị ngữ: Jean / aller au cinéma

4. Tình thái hóa mệnh đề đã được tạo lập : [pouvoir (Jean / aller au cinéma)]

5. Hình thành ngữ lưu: Jean peut aller au cinéma.

Câu (79) được dẫn trên đây bị coi là mơ hồ bởi có hai cách phân tích khác nhau về quá trình hình thành của nó. Người ta nói đến một pouvoir

"intra - prédicatif" (nội vị ngữ) khi nó được đưa vào trước khi lập vị ngữ, trong cách hiểu căn bản. Pouvoir được đưa vào khi mệnh đề đã thành lập trong cách hiểu nhận thức được gọi là pouvoir "extra-prédicatif" (ngoại vị ngữ).

Tuy nhiên, suy cho cùng, từ cách hiểu căn bản đến cách hiểu nhận thức, ý nghĩa thực chất của pouvoir không thay đổi. Trong trường hợp đầu, câu nói khẳng định rằng việc "đi xem phim" của Jean là có thể xảy ra. Lúc

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 54)