Câu nguyên thể

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 66)

V. Bố cục luận văn

2.4.2.3. Câu nguyên thể

Pouvoir ở dạng nguyên thể chỉ có ở TTCB:

VD (82): Pouvoir dormir et ne rien faire! > Có thể ngủ và không làm gì cả!

2.4.2.4. Tính chất động - tĩnh của sự việc (les procès dynamiques)

Khi sự việc trong phát ngôn được coi là tiềm tàng chứ không phải là đang diễn ra thì phát ngôn ấy được hiểu theo nghĩa TTCB.

VD(83): Il peut jouer du piano > Nó có thể chơi đàn dương cầm.

On lui a donné la permission de jouer du piano (une fois son travail est achevé) > Người ta đã cho phép nó chơi đàn (sau khi nó đã làm xong việc)

. Nhưng lại không thể được diễn giải thành: Il a la capacité d'être en train de jouer du piano en ce moment > Nó có khả năng (xin lưu ý: khả năng nội tại) đang chơi đàn lúc này, cũng không thể được diễn giải thành Il a la permission d'être en train de jouer du piano en ce moment > Nó được phép đang chơi đàn lúc này.

Ngược lại, giá trị nhận thức lại được gắn với một quá trình đang diễn ra. Câu (83) có thể được hiểu là Il se peut qu'il soit en train de jouer du piano en ce moment > Có thể là nó đang chơi đàn vào lúc này. Có thể kết luận rằng, khi ta nói Il peut être en train de jouer du piano > Nó có thể đang chơi piano thì khi đó ta có cách diễn giải theo nghĩa TTNT. Như vậy, nếu đứng sau động từ pouvoir là cụm từ être en train de > đang thì phát ngôn đó phải được hiểu là mang giá trị nhận thức.

Từ các tiêu chí trên, chúng tôi xin thử nêu bảng tóm tắt sau đây (bảng 1): Kiểu tình thái Câu phủ định Câu hỏi đóng Câu hỏi mở Câu nguyên thể Sự việc tĩnh Sự việc động TTCB + + + + + - TTNT - - - +

Chú thích: dấu +: hiện diện ; dấu -: không hiện diện

2.4.2.5. Ngữ cảnh

Có 5 tiêu chí liên quan đến ngữ cảnh được Coates (35) phối hợp để phân biệt khả năng theo TTCB và khả năng theo TTNT, đó là:

a. Có một áp lực F (Force) nào đó quan tâm đến việc diễn ra hay không diễn ra sự tình.

b. Sự tình được thực hiện bởi một tác thể A (Agent) nào đó. c. Sự tình mang tính động D (Dynamic).

d. Sự tình vẫn chưa xảy ra ở thời điểm quy chiếu, và nếu nó xảy ra thì sẽ xảy ra ở một thời điểm muộn hơn L (Later) so với thời điểm quy chiếu.

e. Sự tình là không thực tại (non-factual), song có một mức độ chắc chắn nào đó về khả năng P (Probability) sự tình sẽ xảy ra.

5 tiêu chí trên được phối hợp theo bảng sau (bảng 2) : Kiểu tình thái F A D L P TTCB (1) + + + + + TTCB (2) + - - - + TTNT (1) - - - - + TTNT (2) - - - + + TTNT (3) - + + + +

Theo nhận xét của chúng tôi, 5 tiêu chí này thực sự là những đóng góp của Coates, bởi lẽ tác giả đã "lượng hóa" một cách tường minh một khái niệm rất quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt trong cách hiểu một yếu tố đa nghĩa hay mơ hồ nào đó, đó là khái niệm "ngữ cảnh". Dĩ nhiên, việc áp dụng các tiêu chí này chỉ giới hạn trong phạm vi tình thái, tức chỉ dùng để xử lí hiện tượng mơ hồ tình thái.

Chúng tôi sẽ vận dụng những tiêu chí này vào việc xem xét những trường hợp cụ thể của động từ pouvoir được chuyển dịch sang tiếng Việt như thế nào.

2.4.3. Phân tích ví dụ dựa trên các tiêu chí và một vài nhận xét về cách chuyển dịch sang tiếng Việt chuyển dịch sang tiếng Việt

Các ví dụ sắp được đưa ra phân tích sau đây đều chứa động từ tình thái pouvoir. Chúng tôi sẽ thử phân biệt chúng thành hai loại theo hai kiểu tình thái, dựa trên các tiêu chí đã nêu, và cũng từ đó, có một số nhận xét về cách chuyển dịch các câu này, đặc biệt là động từ pouvoir, sang tiếng Việt của các dịch giả. Sở dĩ chúng tôi muốn nhận xét về cách dịch là bởi vì chính sự mơ hồ về nghĩa của pouvoir được phản ánh trong cách dịch, cách dùng từ của các dịch giả.

VD (84): Puisque tante Catherine et les enfants avaient pu voir leur père, on me permettrait de le voir aussi sans doute (25 : 2) > Cô Ca-tơ-rin và mấy anh chị ấy đã vào thăm ông bố được thì chắc họ cũng cho phép tôi vào. (40 : 6)

Đối chiếu với 5 tiêu chí trên của Coates, chúng tôi có những phân tích như sau:

F: + (vì văn cảnh cho biết có F: "họ", họ cho phép cô Ca-tơ-rin và mấy anh chị ấy vào, thì họ cũng sẽ cho phép tôi vào).

A: + (vì có tác thể của "thăm" là "Cô Ca-tơ-rin và mấy anh chị ấy").

D: + (sự tình động: không thăm/thăm), thật ra tiêu chí này không thật sự có giá trị phân biệt, vì “có thể” theo TTNT cũng mang đặc trưng này

P: - (sự tình "Cô Ca-tơ-rin và mấy anh chị ấy đã vào thăm ông bố được" tuy về mặt sác xuất là "có khả năng" (probability) nhưng không được cam kết là "thực tại" hay "không thực tại".

So với bảng của Coates thì trong trường hợp này, pouvoir đã đáp ứng được tiêu chí có giá trị khu biệt (F) (còn L và P không quan trọng, vì không có giá trị khu biệt, theo nghĩa là chúng có thể có mặt ở cả hai cách hiểu tình thái), vì thế sẽ được hiểu theo TTCB, với nghĩa "cho phép". Vì vậy câu trên đây có thể được dịch theo một cách khác, có thể là không hay hơn, nhưng chắc chắn là không sai ý của nguyên bản: Vì cô Ca-tơ-rin và mấy anh chị ấy đã được phép vào thăm bố thì chắc tôi cũng được phép vào.

VD (85): - Ont - ils pu trouver un refuge? (25 : 93) > Họ có tìm được chỗ trốn không? (40 : 99)

Dựa vào tiêu chí "câu hỏi đóng" đã nêu ra trên đây, có thể nói ngay rằng câu này thuộc ý nghĩa TTCB, bởi lẽ nó là một câu hỏi đóng, yêu cầu câu trả lời là "có" hoặc "không", mà pouvoir nằm trong câu hỏi đóng thì chỉ có thể mang nghĩa TTCB. Câu (2) có thể được diễn giải thành Họ có khả năng tìm được chỗ trốn không? Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu dịch giả lựa chọn cách diễn giải này thì có lẽ không được mềm mại và nhẹ nhàng như cách ông đã chọn, bởi lẽ, từ được ở đây cũng có thể đảm bảo được ý nghĩa của động từ pouvoir. Vì vậy, chúng tôi thấy rằng Huỳnh Lý chọn cách dịch như trên là hợp lí.

VD (86): Il pourrait revenir directement (...). Il pourrait également téléphoner dès son arrivée dans un centre de transit... (10 : 24) > Anh ấy thể về thẳng nhà (...). Anh ấy cũng có thể gọi điện thoại lúc đến trung tâm quá cảnh. (45 : 25)

F: - (theo văn cảnh, không có nhân tố nào quan tâm, tác động đến việc "anh ấy" về nhà hay không, gọi điện thoại hay không)

A: + (tác thể của hành động "về thẳng nhà" và "gọi điện thoại" là "anh ấy"). D: + (sự tình mang tính động: về / không về; gọi điện thoại / không gọi điện thoại)

L: + (sự tình vẫn chưa xảy ra vì nhân vật nói câu này - người vợ của "anh ấy" - vẫn đang chờ anh ta về).

P: + (sự tình là không thực tại, là do người nói phỏng đoán mà thôi).

Theo bảng của Coates, trong trường hợp này, pouvoir được hiểu theo TTNT. Đoàn Cầm Thi đã dùng đúng từ có thể để chuyển dịch. Song, chúng tôi lại nghĩ rằng, vị trí của từ có thể ở đây dễ gây hiểu lầm (bởi bản chất vốn mơ hồ của nó). Do đó, nên chăng là chuyển động từ này lên đầu câu theo cấu trúc có thể là + P như sau: Có thể là anh ấy về thẳng nhà (...). Cũng có thể là anh ấy sẽ gọi điện thoại lúc đến trung tâm quá cảnh. Như thế, phải chăng là nghĩa TTNT sẽ được hiểu một cách trọn vẹn hơn.

VD (87): Justement, nous étions en ce moment en pleine campagne, et nous

pouvions très bien faire une halte sur un tas de cailloux, sans craindre d'être dérangés (25 : 17) > Đúng vào lúc đó, chúng tôi ở giữa đồng. Chúng tôi thể nghỉ chân trên đống sỏi kia, không ngại bị quấy phá (40 : 23)

Chúng tôi phân tích câu này theo tiêu chí "ngữ cảnh" như sau:

F: + ( nhân tố ý chí có liên quan đến việc "chúng tôi nghỉ chân trên đống sỏi" được hiểu một cách ngầm ẩn là có thể có ai đó quấy phá đến việc nghỉ chân của chúng tôi, chính là đang ở giữa cánh đồng mà chúng tôi không phải lo ngại bị "quấy phá")

A: + (tác thể của hành động "nghỉ chân" là "chúng tôi") D: + (sự tình mang tính động : nghỉ chân / không nghỉ chân)

L: + (sự tình vẫn chưa xảy ra nhưng rất có thể sẽ xảy ra ngay sau thời điểm quy chiếu).

P: + (sự tình là không thực tại, vì theo diễn biến câu chuyện, ngay sau đó nhân vật mới đề nghị người bạn đường của mình dừng lại nghỉ chân).

Theo những gì vừa phân tích, có thể nói rằng trong trường hợp này,

pouvoir thuộc TTCB, cụ thể hơn, mang ý nghĩa "khả năng do hoàn cảnh chi phối", vì nhân tố tác động đến khả năng thực hiện sự việc chính là nhân tố hoàn cảnh (ở giữa cánh đồng). Người dịch đã lựa chọn hợp lí cách dịch này vì có lẽ không còn từ nào thích hợp hơn để thay thế.

VD (88): J'espérais que Carmen se serait enfuie; elle aurait pu prendre mon cheval et se sauver... mais je la retrouvai. (2 : 171) > Tôi hi vọng Carmen đã trốn đi, nàng có thể lấy ngựa của tôi để chạy trốn... Nhưng tôi vẫn thấy nàng ở đó. (31: 172)

Động từ pouvoir trong câu này được chia ở thức điều kiện thì quá khứ. Thông thường, thức điều kiện quá khứ diễn đạt một khả năng, một sự nghi ngờ về tính chân thực của phát ngôn. Người nói không chắc là sự việc có diễn ra thật như vậy không. "Tôi" nghĩ là Carmen "lấy ngựa của tôi để chạy trốn", nhưng tôi không chắc lắm. Câu này có thể được hiểu theo nghĩa "khả năng theo đánh giá của người nói" - thuộc TTNT. Chúng ta có thể kiểm chứng lại bằng bảng của Coates như sau:

F: - (không có nhân tố ý chí nào quan tâm, tác động đến việc Carmen lấy ngựa để chạy trốn)

A: + (tác thể của hành động "lấy ngựa" là "nàng")

D: + (sự tình mang tính động: lấy ngựa / không lấy ngựa)

L: + (sự tình chưa xảy ra ở thời điểm quy chiếu, vì lúc "tôi " đang nói câu này, "tôi " đã "thấy nàng ở đó, nghĩa là nàng chưa chạy trốn)

P: + (sự tình là không thực tại)

Tô Chương dịch động từ pouvoir sang tiếng Việt bằng đúng từ "có thể". Có lẽ đây chưa phải là cách hay nhất, bởi vì chỉ với "có thể", vốn bản chất là mơ hồ tình thái, câu văn sẽ không thật rõ ý. Người đọc rất có thể hiểu rằng Carmen được phép lấy con ngựa của "tôi" để chạy trốn cho nhanh. Vậy là chúng ta đang gặp phải hiện tượng mơ hồ trong tiếng Việt do cách chuyển dịch động từ pouvoir sang tiếng Việt (thật là “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”!). Để tránh hiện tượng mơ hồ này, chúng tôi xin đề nghị một chút thay đổi trong cách dịch như sau: Tôi hi vọng là Carmen đã trốn đi, rất có thể nàng đã lấy ngựa của tôi để chạy trốn.

VD (89): Quant aux oeufs, si la mère Barberin n'en a pas, elle en empruntera, car nous pourrions les casser en route (25 : 174) > Còn trứng, nếu má không có thì má sẽ đi vay tạm, chứ chúng mình mang trứng đi e

dọc đường vỡ mất (40 : 175).

Chúng tôi lại căn cứ vào tiêu chí ngữ cảnh để phân tích ví dụ này như sau:

F: - (không có nhân tố ý chí nào tác động đến việc "chúng mình" - tức là Rémi và Mattia làm vỡ trứng).

A: + (tác thể của hành động "làm vỡ trứng" là "chúng mình") D: + (sự tình mang tính động: vỡ/ không vỡ)

L: + (sự tình chưa xảy ra ở thời điểm quy chiếu, vì lúc đang nói câu này, bọn trẻ vẫn chưa mua trứng)

P: + (sự tình là không thực tại, bọn trẻ đang phác ra kế hoạch mà thôi) Lại một lần nữa, tiêu chí ngữ cảnh giúp chúng tôi xác định loại tình thái mà pouvoir thể hiện trong ví dụ này. Đó là TTNT với nghĩa diễn đạt một khả năng có thể xảy ra. Đưa ra ví dụ (89), chúng tôi muốn nhấn mạnh

đến cách chuyển dịch sang tiếng Việt của Huỳnh Lý. Theo nghĩa TTNT, và theo cấu trúc của câu, chỉ cần dịch có thể là chúng mình sẽ làm vỡ trứng mất là ý nghĩa của câu có thể được đảm bảo. Thế nhưng, đối với Huỳnh Lý, cách dịch này còn chưa hay, và ông đã tìm một cách chuyển dịch tuyệt vời hơn, đó là chúng mình mang trứng đi e dọc đường vỡ mất. Thứ nhất là với

cụm từ e...mất, ý nghĩa "diễn đạt một khả năng có thể xảy ra" được chuyển dịch một cách hoàn hảo, điều này đồng nghĩa với việc pourrions (thức điều kiện của pouvoir) không gây ra một sự rắc rối nào cả khi được hiểu sang tiếng Việt. Thứ hai là khi chuyển sang tiếng Việt, các từ đã được thay đổi vị trí khiến cho câu văn trở nên tự nhiên, sinh động, gần gũi với cách nói của trẻ con và của người Việt. Chúng tôi cho rằng đây là một cách dịch hay bởi những lẽ trên.

Động từ pouvoir trong tiếng Pháp là một động từ tình thái quan trọng, nó thường xuyên xuất hiện trong các phát ngôn với nhiều giá trị ngữ nghĩa: có lúc, động từ này mang nghĩa TTCB, lúc khác, nó lại đánh dấu ý nghĩa TTNT. Vì thế, việc sử dụng nó đúng cách quả thật là không đơn giản. Còn đối với những người học tiếng Pháp như một ngoại ngữ là chúng ta thì việc hiểu đúng giá trị ngữ nghĩa của pouvoir thôicũng đã là cả một vấn đề. Điều này được phản ánh phần nào qua các bản dịch các tác phẩm văn học Pháp sang tiếng Việt. Chúng tôi nhận thấy rằng, có những cách chuyển dịch thật sự tài tình, không câu nệ vào từng từ, từng chữ từ nguyên bản mà vẫn có thể dịch sát với ý nghĩa của câu văn nói chung và của động từ pouvoir

nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không phải lúc nào dịch giả cũng chú ý đến hiện tượng này để tìm cách diễn đạt hợp lí hơn, chính xác hơn.

2.5. Tổng kết và nhận xét về các phương tiện biểu thị phạm trù "có thể" trù "có thể"

loại tình thái. Bên cạnh việc liệt kê các phương tiện bằng tiếng Pháp, chúng tôi cũng đưa ra các các biểu đạt tương ứng bằng tiếng Việt. Từ đó, chúng tôi xin có một vài nhận xét về các phương tiện này.

2.5.1. Bảng tổng kết (Bảng 3)

Loại TT

Các phương tiện bằng tiếng Pháp

Các phương tiện tương ứng bằng tiếng Việt TTNT - thì tương lai đơn giản của

thức trực thái - thức điều kiện

- thức giả định: je doute que, je ne pense pas que, je ne crois pas que

- sembler

- il me semble que

- paraợtre, il paraợt que

- devoir

- je pense que, je crois que, je crois

-peut-être

- sans doute

- il est possible que, c'est possible, il est probable que

- sẽ ... mất, có lẽ .... chăng, .... mất.

- phải chăng

- tôi sợ rằng, tôi e là, tôi ngờ rằng, tôi không tin rằng, tôi không nghĩ rằng

- dường như, như, có lẽ, hình như, có vẻ

- tôi nghĩ rằng, tôi đoán rằng, tôi cảm thấy rằng

- dường như, có vẻ, hình như, tỏ ra

- chắc, chắc là, hẳn, chắc hẳn, hẳn là, có lẽ, có vẻ

- tôi nghĩ là, tôi tưởng rằng, hình như, có lẽ thế - có lẽ, có lẽ ... chăng, có lẽ ... không chừng, có lẽ thế, biết đâu, có thể, có thể là... chăng - chắc, chắc là, hình như - có thể là, có lẽ, có thể, có lẽ là

- avoir l'air - avoir l'impression - qui sait - n'est-ce pas - câu nghi vấn - comme

- on dirait que, on eỷt dit que

- có vẻ - có cảm tưởng, có cảm giác - biết đâu - phải chăng - phải chăng, ư - có vẻ, dường như

- hình như, dường như, có thể nói

TTNT và TTCB

Pouvoir Có thể, được, rất có thể, có khi, e... mất TTCB - permettre - autoriser - donner la permission/ l'autorisation, accorder le droit

- thì tương lai đơn giản

- cho phép, cho - cho phép - cho phép

2.5.2. Một số nhận xét (Bảng 4)

Tiếng Pháp Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát phạm trù có thể trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản (Trang 66)