Đối với hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 136)

b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa

3.2.2.2.Đối với hộ kinh doanh có sử dụng hoá đơn

Để chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng hoá đơn đi vào nề nếp, khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Cần có quy định tất cả các hộ sản xuất kinh doanh phải có bản cam kết viết hoá đơn đầy đủ cho khách hàng. Bản cam kết phải được treo chỗ thuận tiện, dễ thấy tại điểm bán hàng, như vậy người mua hàng cũng có ý thức yêu cầu hộ kinh doanh xuất hóa đơn.

- Cơ quan thuế tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về bán hoá đơn, quản lý hoá đơn, phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản lý ấn chỉ, bộ phận bán và cấp hóa đơn lẻ, cán bộ quản lý địa bàn quản lý hộ có sử dụng hoá đơn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Thường xuyên cập nhật thông tin những hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn quyển nhưng thường xuyên mua hóa đơn lẻ tại Chi cục thuế để cấp lại cho người mua để từđó nắm bắt, phát hiện xây dựng nâng mức doanh thu, mức thuế hợp lý. Vì đây chính là doanh thu vượt doanh thu khoán của hộ.

Bên cạnh đó, hàng quý cần xây dựng chương trình kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục để kịp thời ngăn chặn các vi phạm, uốn nắn kịp thời và đưa hộ kinh doanh vào nề nếp.

- Mọi trường hợp vi phạm về khai báo sử dụng hoá đơn, quản lý và sử dụng hoá đơn cơ quan thuế phải xử lý hành vi vi phạm và tạm đình chỉ việc sử dụng hoá đơn. Sau khi hộ kinh doanh đã thực hiện quyết định xử lý và có biện pháp chấn chỉnh mới tiếp tục bán hoá đơn cho hộ kinh doanh.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin về những vụ vi phạm điển hình nhằm phát huy tác dụng giáo dục cho hộ có hành vi vi phạm.

3.2.3. Công tác qun lý thu np thuế và qun lý n thuế

3.2.3.1. Công tác quản lý thu nộp thuế

Tại Nghịđịnh 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 đã quy định rõ: Đối vi vic np thuế bng tin mt, chuyn khon cho cơ quan, t chc thu tin thuế: Ngày np

tin thuế là ngày cơ quan, t chc thu tin thuế xác nhn trên chng t người np thuếđã np thuế.

Đối vi hình thc np thuế qua hình thc giao dch đin t: Ngày np tin thuế là ngày người np thuế thc hin giao dch trích tài khon ca mình ti ngân hàng để np thuếđược h thng thanh toán ca ngân hàng phc v người np thuế (CoreBanking) xác nhn giao dch np thuếđã thành công”.[13].

Đối với Ủy nhiệm thu thuế: “... Bên được y nhim thu thuế có trách nhim: Thông báo và đôn đốc người np thuế thc hin np thuế theo hp đồng y nhim thu; cp chng t thu tin cho người np thuế khi thu tin thuế; np tin thuếđã thu

được vào tài khon ca cơ quan qun lý thuế ti Kho bc Nhà nước; quyết toán s

tin thuế thu được và chng t thu tin thuế vi cơ quan qun lý thuế; theo dõi và báo cáo vi cơ quan qun lý thuế các trường hp phát sinh người np thuế mi hoc có thay đổi quy mô, ngành ngh kinh doanh ca người np thuế trên địa bàn

y nhim thu”.[13].

Vì vậy, để kịp thời nộp thuế vào ngân sách đầy đủ, khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, kho bạc. Kết hợp với khối xóm, UBND các phường xã tuyên truyền, vận động, thông báo trên phương tiện loa FM danh sách hộ kinh doanh đã gần hết hạn ngày nộp thuế nhưng vẫn chưa nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước, mục đích là đôn đốc các hộ kinh doanh nộp thuế kịp thời, đúng thời gian quy định.

Sau ngày 20 hàng tháng (ngày phát hành bảng kê nộp thuế), lãnh đạo thuế Đội liên phường xã thường xuyên yêu cầu cán bộ thuế, ủy nhiệm thu thuế theo từng địa bàn báo cáo sốđã thu, sốđã nộp vào ngân hàng (có xác nhận ngân hàng) để nắm bắt tiến độ thu.

Hộ kinh doanh chây ỳ nộp thuế, thường xuyên nộp muộn, cán bộ thuế trực tiếp nhắc nhở hoặc gửi giấy mời hộ lên trụ sở UBND phường xã làm việc nhằm tuyên truyền để hộ biết và thực hiện quy định của Luật thuế.

Hàng tháng hoặc hàng quý, Chi cục thuế nên tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý thu ở từng cơ sở. Mục đích là để nâng cao trình nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, đúc rút kinh nghiệm và quan trọng là qua phản ánh của cán bộ để có cách điều hành quản lý công bằng hợp lý cân bằng mức thuế tránh

trường hợp địa bàn này áp mức thuế đối với ngành nào đó cao, địa bàn khác lại thấp....

Chuyển sang làm công tác khác hoặc không xét thi đua, khen thưởng những cán bộ quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến số thu không đạt kế hoạch, thu để quá hạn nộp liên tục từ 3 tháng trở lên. Công tác này có tác dụng tránh cán bộ thuế, Ủy nhiệm thu thuế xâm tiêu tiền thuế.

Triển khai dự án thu thuế qua ngân hàng các phường xã còn lại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nộp thuế, thì ngoài việc đầu tư về công nghệ, quy trình, cơ quan thuế cần: phối hợp với kho bạc nhà nước mở rộng việc ủy quyền thu thuế bằng tiền mặt cho ngân hàng để tăng thêm các điểm thu thuế đối với các hộ kinh doanh. Đồng thời, tiến hành rà soát một cách chính xác, đầy đủ danh bạ đối tượng nộp thuế, đảm bảo hầu hết các hộ kinh doanh đều được cấp mã số thuế và lập bộ trên các ứng dụng của ngành để làm cơ sở trao đổi dữ liệu thông tin người nộp thuế, sổ bộ thuế... với kho bạc và ngân hàng.

Thực hiện các biện pháp trên tức là gắn quyền lợi chính trị và kinh tế của cán bộ (người chịu trách nhiệm đôn đốc thu nộp) với việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Do vậy, tăng cường ý thức trách nhiệm với công việc của cán bộ. Đây là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý thu nộp thuế hiệu quả.

3.2.3.2. Công tác quản lý nợ thuế.

Các khoản nợ thuếđã được Chi cục thuế quản lý, phân công theo dõi nợ cho cán bộ quản lý, cho các Đội liên quan và đã phân loại nợ theo quy trình quản lý nợ và cập nhật hàng tháng trên hệ thống.

Để làm tốt công tác quản lý nợ thuế cần: Phân loại nợ chính xác (chi tiết nợ ngày tháng...), tính chất nợ, có đánh giá chính xác nợ có khả năng thu hay không có khả năng thu. Đối chiếu, điều chỉnh ngay số nợ sai sót do nhầm mục, tiểu mục để tránh nợ sai, nợảo; đối với số nợ không còn đối tượng thu (bỏ trốn, mất tích) thì lập hồ sơ để báo cáo lãnh đạo Đội, Chi cục có biện pháp cụ thể trình cấp thẩm quyền khoanh hoặc xoá nợ khi có chính sách tránh tăng số nợ sai, nợ ảo, ảnh hưởng kế hoạch thu của cán bộ và tập thể Chi cục.

Xây dựng kế hoạch cưỡng chế nợ thuế hộ kinh doanh lớn, số tiền nợ thuế nhiều, cố tình không chấp hành 01 quý 02 đến 05 hộ làm điểm.

Giao chỉ tiêu thu nợ ít nhất là 80% trên tổng số nợ có khả năng thu đến từng Đội, từng cán bộ thuế quản lý địa bàn và gắn kết quả thu nợ làm căn cứ bình xét thi đua.

3.2.4. Công tác kim tra, x lý vi phm

Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thuế và luôn được quy định trong các Luật thuế. Đặc biệt, khi thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng thì chức năng kiểm tra lại càng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động hiệu quả, chức năng thanh tra, kiểm tra càng cần phải được tăng cường. Trong đó mục tiêu của công tác kiểm tra không chỉ nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế mà còn nhằm đánh giá ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế.

Xuất phát từ vị thế cũng như mục tiêu của công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, về phương diện pháp lý cần quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra và người thừa hành và đối tượng của công tác kiểm tra; các nguyên tắc kiểm tra; quy trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với công tác kiểm tra Doanh nghiệp, công tác kiểm tra hộ kinh doanh chủ yếu là kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh đặc biệt là số hộ xin nghỉ tạm thời có đơn xin miễn giảm. Cho nên, công tác kiểm tra phải xác định rõ nguyên nhân và thường xuyên nắm bắt tình hình. Hiện tượng xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh là một cách trốn thuế hết sức phổ biến. Điều này không chỉ xuất phát từ ý đồ của người nộp thuế mà không loại trừ có sự liên quan của cán bộ thuế. Vì vậy, đối với những hộ này ngoài nội dung phải làm đơn xin miễn giảm theo mẫu quy định tại Thông tư 28/2011/TT-BTCngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính, phần nội dung lý do nghỉ, thời gian nghỉ phải ghi cụ thể, rõ ràng. Nếu hộ kinh doanh vận tải nghỉ kinh doanh cần bổ sung phải ghi rõ biển số xe, địa điểm xe đậu kể cả xe không kinh doanh và xe đang sửa chữa...(số điện thoại chủ hộ) nhằm mục đích để cán bộ kiểm tra tính trung thực của hộ kinh doanh làm cơ sở xét miễn giảm. Sau khi nhận được danh sách tổng hợp hộ kinh doanh có đơn tạm nghỉ kinh doanh, Đội kiểm tra nội bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra phải lên kế hoạch kiểm tra ngay vì hiện tại thời gian

cho phép kiểm tra rất ngắn, số lượng cán bộ ít, số lượng hộ tạm nghỉ nhiều. Kế hoạch kiểm tra sớm mới đảm bảo tiến độ kiểm tra được tất cả các hộ kinh doanh. Để tiện cho việc kiểm tra, khi hộ báo nghỉ kinh doanh, Chi cục Thuế có thể cấp biển "Nghỉ kinh doanh" để hộđó treo trước cửa, vừa tiện kiểm tra vừa hạn chế tiêu cực.

Phải chủ động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, bất ngờ tiến hành kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế của các đối tượng kinh doanh. Khi phát hiện vi phạm phải lập biên bản xử lý nghiêm minh và dứt điểm nhằm thể hiện tính nghiêm khắc và răn đe. Từ đó, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm của hộ.

Công tác kiểm tra phải sâu rộng, đảm bảo bao quát hết các khâu, các nguồn thu, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế của các hộ kinh doanh, tình hình đăng ký kê khai về thuế, giấy phép đăng ký kinh doanh. Đồng thời, phải kiểm tra đột xuất, thường xuyên việc thu nộp, thanh toán biên lai tiền thuế của các cán bộ và đội thuế, để việc thực hiện và chấp hành luật thuế được nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

Kiểm tra, kiểm soát các hộ kê khai trong việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ. Phối hợp với quản lý thị trường, công an kinh tế chống buôn lậu, buôn bán hàng giả, từđó phát hiện được những hộ gian lận thuế.

Công việc kiểm tra phải tiến hành theo phương thức có hiệu quả nhất, Tuỳ từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp kiểm tra khác nhau cho phù hợp: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo điểm, kiểm tra từng vụ việc, kiểm tra thường xuyên hay thanh tra đột xuất. . .

Khi phát hiện sai phạm tuỳ vào mức độđể có biện pháp xử lý đúng đắn, kiên quyết. Cần có biện pháp kiểm tra, đánh giá tinh thần, thái độ của cán bộ thuế khi thực hiện chức năng quản lý hộ kinh doanh theo địa bàn mình quản lý.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, chú trọng đến đến đạo đức tác phong, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật của cán bộ thuế trong Chi cục. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp cán bộ thuế tham nhũng, lấy tiền thuế làm của riêng, thông đồng với hộ kinh doanh để “chia thuế”, gây nhũng nhiễu, phiền hà cho các đối tượng nộp thuế khi thực thi công vụ làm mất lòng tin của nhân dân, gây nhiều dư luận xấu.

3.2.5. Xây dng kế hoch thu hp lý.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Hàng năm nhà nước phải tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thuế. Kế hoạch thuế xét về mặt lý luận là dự kiến quá trình phân phối và tổ chức động viên một bộ phận GDP của xã hội cho nhà nước thông qua thuế. Xét về mặt thực tiễn, kế hoạch thu thuế là quá trình dự toán và tính toán tổ chức động viên nguồn thu bằng thuế trên phạm vi cả nước vào ngân sách nhà nước.

Do vậy, quá trình xây dựng và quản lý kế hoạch thuế là hết sức cần thiết ở nước ta. Đứng trên quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo, Chi cục thuế Thị xã phải tích cực hoàn thiện hơn nữa công tác xây dựng và giao kế hoạch trên địa bàn.

Việc xây dựng và giao kế hoạch cho các đội thuế cần phải dựa trên khảo sát tình hình cơ sở, nắm chính xác xu hướng, tình hình mở rộng quy mô kinh doanh và số lượng cơ sở kinh doanh biến động trong năm kế hoạch ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Xác định được các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến việc kinh doanh, thu nộp thuế của các hộ. Đồng thời, cán bộ thuế các đội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến việc lập kế hoạch cho cấp trên và đưa ra những số liệu xác thực để chứng minh .

Yêu cầu của kế hoạch được giao là phải phù hợp với đặc trưng của từng địa bàn phường xã, từng năng lực quản lý của cán bộ và hợp lý về số thu. Tránh hiện tượng kế hoạch giao quá thấp dẫn tới sự chểnh mảng, lơ là trong công việc của các đội. Mặc dù các đội hoàn thành kế hoạch nhưng điều đó chưa phản ánh được những tồn tại yếu kém của các đội thuế. Ngược lại, nếu kế hoạch quá cao sẽ làm cho kế hoạch thuếđó khó có thểđược hoàn thành. Vì vậy, không thấy được thành tích của các đội gây cảm giác chán nản và tạo không khí căng thẳng. Đây sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác thu thuế kém hiệu quả.

3.2.6. Các công tác khác

3.2.6.1. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế

Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến vừa làm thất thu cho ngân sách nhà nước, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa vụ nộp

thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung, chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình. Do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của hộ kinh doanh về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho hộ kinh doanh nhằm hỗ trợ và giúp họ hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật thuế, đa dạng hoá công tác tuyên truyền thuế, chú trọng đến giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế. Tranh thủ phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng đểđịnh hướng dư luận một cách kịp thời, triệt để. Phấn đấu để mỗi cán bộ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 136)