Quản lý đăng ký thuế (cấp mã số thuê), kê khai thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 118)

b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa

2.6.1. Quản lý đăng ký thuế (cấp mã số thuê), kê khai thuế

Theo quy định hiện nay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND Thị xã cấp, còn cấp mã số thuế do Chi cục thuế. Theo số liệu ở trên thì năm 2010, số hộđược lập bộ: 92,7% so với thực tế hộ kinh doanh, 2011: 94,5% so với thực tế hộ kinh doanh và năm 2012: 94,1% so với thực tế hộ kinh doanh. Đây là số liệu Chi cục Thuế tổng hợp qua tờ khai thuế và lập bộ quản lý, nhưng để hộ kinh doanh thực tế đăng ký kinh doanh trước khi làm thủ tục đăng ký thuế để được cấp mã số thuế thì rất ít. Chiếm trên 85% chủ yếu hộ kinh

doanh và được cán bộ thuế chuyên quản địa bàn chấp nhận cho “ làm ngược” có nghĩa là đăng ký thuếđể được cấp mã số thuế, nộp thuế trước khi làm thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh, việc chưa có đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh chỉ được làm bằng 01 biên bản làm việc ghi nhận ngành nghề hộ kinh doanh qua thực tế kiểm tra của cán bộ thuế tại địa điểm kinh doanh của hộ, biên bản này có ghi rõ kinh doanh ngành nghề cụ thể để từ đó cán bộ thuế áp mức thuế suất theo ngành nghề quy định. Đây cũng là một tồn tại và lỗ hổng trong việc quản lý ngành nghề hộ kinh doanh. Vì nếu để hộ kinh doanh làm đúng theo quy định làm thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi làm thủ tục đăng ký thuế cấp mã số thuế sẽ dẫn đến thời hạn kê khai thuế sẽ muộn và mức phạt kê khai chậm và trốn lậu thuế là điều không tránh khỏi. Mặt khác sẽ dẫn đến sự tiêu cực, có thể có sự thông đồng giữa cán bộ thuế và hộ kinh doanh trong việc áp thuế suất, tỷ lệ ngành nghề sai so với thực tế ngành nghề hộ đang kinh doanh. Ví dụ, hộ Ông Nguyễn Văn A có kinh doanh bán dày dép và kiêm sửa chữa, bán dày dép được áp với ngành nghề bán lẻ thương nghiệp, cách tính thuế là Doanh thu x tỷ lệ (7%) x thuế suất (10%), nhưng sửa chữa dày dép là dịch vụ khác là Doanh thu x tỷ lệ (33%) x thuế suất (10%), tiêu cực ở đây có thể bỏ sót ngành dịch vụ mà chỉ áp vào ngành thương nghiệp....

Một số hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không không thực hiện đăng ký, kê khai thuế (chủ yếu là hộ kinh doanh thương nghiệp và vận tải). Số hộ kinh doanh này Chi cục không quản lý được do địa chỉ, số điện thoại ghi trên giấy phép kinh doanh không cụ thể, rõ ràng, hộ kinh doanh không treo biển hiệu, không hoạt động trên địa bàn dẫn đến không liên hệ với người đại diện theo pháp luật của hộ khi cơ quan thuế kiểm tra xử lý vi phạm theo qui định.

Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh có lúc còn chưa chặt chẽ, chưa nắm bắt kịp thời số hộ đăng ký kinh doanh mới cho nên dẫn đến hiện tượng một số hộ đã hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa thực hiện kê khai, đăng ký thuế nên chưa đưa vào quản lý thu thuế kịp thời.

Mặt khác về trách nhiệm pháp lý và chế tài xử lý chưa đủ mạnh để bắt buộc hộ kinh doanh có ý thức chấp hành; và một nguyên nhân nữa đó là trong năm 2008 có sự chia tách huyện, Thị xã vềđịa giới hành chính nên việc quản lý nghĩa vụ thuế

qua xác minh thì không có trụ sở, địa điểm hoạt động hoặc một số đã nghỉ kinh doanh do chủ hộ chết, bỏđịa phương, bị án phạt tù....nhưng không khai báo.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)