Thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 35)

Là loại thuế điều chỉnh quan hệ thu nộp thuế tài nguyên với các tổ chức và cá nhân khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam.

- Đối tượng nộp thuế tài nguyên bao gồm mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt nghành nghề, hình thức khai thác có địa điểm cố định

hay lưu động ... có khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.

- Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên.

+ Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác tài nguyên.

+ Biểu thuế tài nguyên gồm các thuế suất tỷ lệ % áp dụng theo nhóm và loại tài nguyên. Hàng quý, hàng năm UBND Tỉnh có bảng đơn giá quy định chi tiết tài nguyên để tính thuế.

- Miễn, giảm thuế tài nguyên: được áp dụng đối với các trường hợp nhằm khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất hoặc để thực hiện một số chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.

f. Thuế bo v môi trường.

Theo nội dụng Luật thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, số 57/2007/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 thì đối tượng chịu thuế gồm: “ Xăng, du, m nhn,than đá, dung dch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), túi ni lông thuc din chu thuế, thuc dit c

thuc loi hn chế s dng, thuc tr mi thuc loi hn chế s dng.. Thuc bo qun lâm sn thuc loi hn chế s dng, thuc kh trùng kho thuc loi hn chế s

dng.” Người nộp thuế là: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế :

-Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;

- Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.” Căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Phương pháp tính thuế là Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. .”[18].

1.2.2. Khái nim và đặc đim v qun lý thuếđối vi h kinh doanh

1.2.2.1. Khái niệm

Quản lý thuế là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều cách quan niệm khác nhau. Mỗi quan niệm đều nhìn nhận quản lý thuế ở một góc độ, phạm vi khác nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn khác nhau. Dù vậy, các quan niệm về quản lý thuếđều có các điểm chung là:

+ Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế,

+ Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý bằng các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định. Chủ thể quản lý là Nhà nước (mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp). Đối tượng bị quản lý là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ về thuế. Mục đích quản lý là để đối tượng nộp thuế và các đối tượng có liên quan phải thực hiện tốt nghĩa vụ luật định về thuế của mình. Phương tiện quản lý là sử dụng các qui định về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, thanh tra thuế...với bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở chất cần thiết để quản lý.

Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để tổ chức hướng dẫn, điều hành, giám sát việc thực thi pháp luật về thuế nhằm động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

Đối với cán bộ công chức thuế, quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế hộ kinh doanh nói riêng bao gồm 3 hoạt động riêng biệt, liên tiếp nhau: xác định đối tượng nộp thuế, xác định số thuế phải nộp và thu cho Nhà nước là thông báo ổn định cho kỳ thuế 1 năm.

- Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh bao gồm các hoạt động: “qun lý danh b h kinh doanh; phân loi h kinh doanh; qun lý thu thuế đối vi h kinh doanh np thuế theo phương pháp khoán, xét min, gim thuế cho các h kinh doanh theo quy định.”[21].

Theo Vụ trưởng Nguyễn Quang Tiến, Quy trình quản lý hộ kinh doanh - Ban hành kèm theo Quyết định số 2248/QĐ-TCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế sẽ áp dụng đối với việc tổ chức quản lý thuế hộ kinh doanh ở cấp Chi cục Thuế, gồm: Quản lý danh bạ hộ kinh doanh; phân loại hộ kinh doanh; quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (tính thuế, lập sổ thuế, công khai thuế, phát thông báo thuế, tổ chức thu nộp thuế), xét miễn, giảm thuế cho các hộ kinh doanh theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế... Cụ

thể, cơ quan Thuế sẽ căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưu giữ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa dịch vụ của hộ kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh và áp dụng phương pháp quản lý thuế cho phù hợp.[31].

1.2.2.2. Những đặc điểm chủ yếu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

Theo qui mô, bản chất và sự khác biệt của hệ thống chính sách thuế cũng như cộng đồng đối tượng nộp thuế, một xu hướng đang tăng lên ở cơ quan thuế các nước là tách riêng các đối tượng nộp thuế thành các nhóm có cùng đặc tính và xây dựng các chiến lược chuyên sâu để quản lý từng nhóm đối tượng nộp thuế. “Phân nhóm đối tượng np thuế để đưa ra chiến lược qun lý thuế phù hp nhm nâng cao hiu qu

công tác thu thuế.[8].

Quản lý thuếđối với đối với hộ kinh doanh là quản lý đối với một cá nhân hoặc cá nhân đại diện. Số thu từ hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng tuy không lớn trong tổng thu nội địa nhưng có ý nghĩa để phát triển cho các loại hình Doanh nghiệp sau này, do vậy quản lý thuế đối với hộ kinh doanh được đặc biệt quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan thuế các nước cũng tập trung không ngừng và đáng kể các nguồn lực vào việc quản lý nhóm đối tượng nộp thuế này.

Trong công tác quản lý thu thuế, để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế mà còn cần quản lý tốt doanh thu kinh doanh của các hộ cá thể, bảo đảm thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Việc quản lý chặt chẽ doanh thu của hộ kinh doanh, đặc biệt hộ kinh doanh lớn có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành dự toán thu, đảm bảo công bằng bình đẳng về thuế. Tuỳ theo phương pháp nộp thuế của các hộ cá thể, cơ quan thuế sẽ có biện pháp quản lý doanh thu khác nhau.

Quản lý thu thuế hộ kinh doanh thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo chế độ hiện hành, các hộ kinh doanh có doanh thu lớn đều phải mở sổ sách kế toán và hạch toán kế toán theo chếđộ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo phương pháp kê khai thuế.

Hộ kinh doanh có số lượng lớn, đa dạng về ngành nghề, phạm vi kinh doanh rộng và mức độ phức tạp cao. Kể từ khi có Luật thuế TNCN ra đời áp dụng đối với người có thu nhập đạt ngưỡng phải nộp thuế, việc kiểm soát chi phí và thu nhập, mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN là hết sức phức tạp. Nhiều hộ kinh doanh trốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuế bằng cách gian lận bán khống hoá đơn hoặc bán hàng không xuất hoá đơn nhằm trốn doanh thu, nợ thuế tìm cách bỏ kinh doanh, nghỉ kinh doanh sau đó quay trở lại kinh doanh. Do đó, quản lý thuếđối với hộ kinh doanh đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tâm huyết và luôn luôn đi sâu, bám sát địa bàn quản lý được phân công. Có như vậy, mới phát hiện được các thủ thuật trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi, từ đó có phương pháp quản lý chặt chẽ hơn và đề xuất hoàn thiện các chính sách thuế phù hợp hoặc chế tài răn đe qua xử lý vi phạm hành chính đối tượng vi phạm.

1.2.3. Ni dung qun lý thuếđối vi h kinh doanh

Về cơ bản, nội dung quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh nói riêng đều phải thực hiện theo các nội dung quy định của Luật quản lý thuế, các quy trình quản lý thuế, đó là quản lý các thủ tục hành chính thuế; Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế; Thực hiện các biện pháp chế tài. Kết quả là sự đánh giá qua các chỉ tiêu đạt được về tình hình thực hiện dự toán thu được giao trong thời gian nhất định. Mục tiêu đặt ra đối với ngành Thuế từ nay đến hết năm 2013 là tăng cường kiểm tra, rà soát doanh thu, mức thuế, tình hình thực tế kinh doanh đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp thuế khoán, kiểm tra tờ khai đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai, đặc biệt là các hộ kinh doanh ngành nghề nhưăn uống, nhà nghỉ, khách sạn, thẩm mỹ viện, massage, spa; các hộ kê khai doanh thu, mức thuế tháng sau thấp hơn tháng trước đảm bảo doanh thu, mức thuế sát với thực tế kinh doanh, chống thất thu ngân sách nhà nước.[32]. “Theo đánh giá ca Tng cc Thuế hu hết các h gia

đình, cá nhân kinh doanh chỉ ở mc độ quy mô nh, phát trin kinh tế gia đình kiếm thêm thu nhp... nên trình độ qun lý và chuyên môn nghip v và qun lý kinh doanh còn hn chế.[33].

Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn liện quan, đặc biệt là theo Quyết định số 2248 QĐ/TCT, Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành quy trình quản lý hộ kinh doanh thì nội dung quản lý hộ kinh doanh cơ bản được phân nhóm như sau:

1.2.3.1. Qun lý danh b h kinh doanha. Qun lý h mi ra kinh doanh.[21]. a. Qun lý h mi ra kinh doanh.[21].

Hộ kinh doanh làm thủ tục kê khai đăng ký thuế. Sau khi cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh, Đội THNVDT-KK-KTT&TH cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ kinh doanh để theo dõi quản lý thuế, chuyển danh sách hộ kinh doanh mới đăng ký thuế cho Đội thuế liên phường xã để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

+ Trường hp h kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có mã s thuế

Đội thuế liên phường xã phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, cán bộ uỷ nhiệm thu (nếu có) thường xuyên đối chiếu, rà soát địa bàn đểđưa vào diện quản lý thuế, lập Danh sách hộ kinh doanh mới ra kinh doanh chưa đăng ký thuế và chuyển kèm theo toàn bộ hồ sơ đăng ký thuế của hộ kinh doanh cho Đội THNVDT-KK- KTT&TH chậm nhất là ngày 28 hàng tháng, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế (mã số thuế) cho hộ kinh doanh có đủđiều kiện, hoặc cấp Thông báo mã số thuế (mã số thuế tạm) cho hộ kinh doanh không đủ điều kiện cấp mã số thuế/hoặc không thực hiện thủ tục đăng ký thuế; đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạ quản lý hộ kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

b. Phân loi h kinh doanh để qun lý thuế.[21].

Đội thuế liên phường xã căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưu giữ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa dịch vụ của hộ kinh doanh để phân loại hộ kinh doanh và áp dụng phương pháp quản lý thuế phù hợp.

+ Phân loi và qun lý h kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm của hộ kinh doanh, ý thức chấp hành và các điều kiện đã được phân loại thành hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Từđó, Đội thuế liên phường xã căn cứ vào doanh thu kinh doanh phân loại hộ kinh doanh nộp thuế khoán theo nhóm: Hộ kinh doanh thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, hộ kinh doanh thuộc diện nộp thuế khoán....

+ Qun lý h kinh doanh đang hot động

Đội thuế liên phường xã phối hợp với Đội Kiểm tra thuế thường xuyên thực hiện phân tích, đối chiếu số liệu, so sánh doanh thu, tiền thuế phải nộp…trên hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai với doanh thu, tiền thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùng quy mô, cùng ngành nghề… trên địa

bàn để đảm bảo quản lý chặt chẽ việc kê khai, tính thuế của hộ kinh doanh. Một số trường hợp cụ thể như sau:

-Trường hợp số liệu kê khai của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có chênh lệch thấp hơn nhiều so với doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có cùng quy mô, ngành nghề trên địa bàn, Đội thuế liên phường xã (hoặc Đội kiểm tra thuế) báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế và tiến hành kiểm tra tại hộ kinh doanh (việc kiểm tra tại hộ kinh doanh được thực hiện theo Quy trình thanh tra, kiểm tra).

-Trường hợp thông qua kết quả kiểm tra thấy hộ kinh doanh thực hiện không đúng chế độ sổ sách kế toán; thực hiện không đúng chế độ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ; kê khai thuế không chính xác, trung thực… thì Đội thuế liên phường xã (hoặc Đội kiểm tra thuế) báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế để thực hiện ấn định thuế hoặc chuyển hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sang nộp thuế theo phương pháp khoán.

-Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có thay đổi về ngành nghề, địa bàn kinh doanh, Đội thuế liên phường xã hướng dẫn hộ kinh doanh lập Tờ khai thay đổi thông tin đăng ký thuế (nếu có) và lập Danh sách hộ kinh doanh thay đổi ngành nghề, địa điểm kinh doanh gửi Đội THNVDT-KK-KTT&TH chậm nhất vào ngày 28 hàng tháng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký thuế và Danh bạ quản lý hộ kinh doanh chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng để quản lý thu thuế kịp thời.

c. Qun lý đối vi h ngng, ngh, b kinh doanh.[21].

+ Đối vi các h kinh doanh np thuế theo phương pháp kê khai

Trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai gửi thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế:

- Đội THNVDT-KK-KTT&TH căn cứ vào Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh của hộ kê khai, cập nhật thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh vào Danh sách theo dõi người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (gọi tắt là Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế) và tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc hộ kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 35)