b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ THÁI HÒA
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Ngày 15/11, Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hòa và thành lập các phường thuộc thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Thị xã Thái Hòa thuộc tỉnh Nghệ An làmột thị xã trung du miền núi được thành lập trên cơ sởđiều chỉnh 13.500 ha diện tích tự nhiên và 66.000 nhân khẩu của huyện Nghĩa Đàn, số người dân tộc thiểu số 5.751 người gồm: Thanh, Thái, Thổ chiếm tỷ lệ 8,5% so với tổng dân số. Các phường thuộc thị xã Thái Hòa, gồm: phường Hòa Hiếu thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Thái Hòa; phường Quang Tiến thành lập trên cơ sởđiều chỉnh 769,10 ha diện tích tự nhiên và 9.293 nhân khẩu của xã Nghĩa Quang; phường Quang Phong thành lập trên cơ sở toàn bộ 623,66 ha diện tích tự nhiên và 3.921 nhân khẩu còn lại của xã Nghĩa Quang; phường Long Sơn thành lập trên cơ sởđiều chỉnh 424,7 ha diện tích tự nhiên và 4.541 nhân khẩu của xã Nghĩa Hòa.
Sau khi điều chỉnh, thị xã Thái Hòa có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 4 phường: Hòa Hiếu, Quang Tiến, Quang Phong, Long Sơn và 6 xã: Nghĩa Hòa, Tây Hiếu, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thuận, Đông Hiếu, Nghĩa Tiến.[27].
Vị trí của thị xã Thái Hoà nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An trên tọa độ: Từ 19013’ - 19033’ vĩ độ Bắc và 105018’ - 105035 kinh độ Đông; cách thành phố Vinh 90km về phía Tây.
- Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn; - Phía Đông giáp 2 huyện Quỳnh Lưu và Nghĩa Đàn.
Thị xã Thái Hoà là một thị xã miền núi nên chịu ảnh hưởng khí hậu đặc trưng của vùng núi phía Tây, nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 23 - 250C và có sự chênh lệch nhiệt độ cũng nhưđộẩm không khí khá lớn giữa các mùa đặc biệt là mùa đông và mùa hè; vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Thái hoà chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng 60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoản 30%, đồi núi cao chiếm khoảng 10%. Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hoà có những vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
Trên địa bàn Thái Hoà có rất nhiều loại hình đất chủ yếu gồm 14 loại đất chính thuộc hai nhóm Thuỷ thành và Đại thành; hai nhóm đất này có ưu điểm là rất hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như : Cà phê, cao su, chè, cam, bưởi, mít, quýt, dưa, dưa hấu,...
Là một thị xã miền trung du nên nguồn nước chủ yếu là nguồn nước mặt - hệ thống sông suối; nước ngầm không đáng kể. Có dòng sông chảy qua là dòng sông Hiếu cùng với các chi lưu lớn nhỏ chảy qua địa bàn. Nhìn chung khả năng đáp ứng nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm còn hạn chế, về mùa hạn hán tình trạng thiếu nước xảy ra khá phổ biến trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, với hệ thống sông suối phân bố khá đồng đều chảy qua địa bàn và một loại các hồ nước lớn như Khe Thung, Khe Lăng...đang được đầu tư nâng cấp sẽ từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc phục vụ nước tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp với nuôi cá nước ngọt.
- Đá bọt bazan có trữ lượng khá lớn, phân bổ tập trung ở các xã Nghĩa Mỹ và Đông Hiếu.
- Đá vôi và đá Hoa Cương phân bổ tập trung chủ yếu ở xã Nghĩa Tiến.
- Sét sản xuất gạch ngói: Trữ lượng khá lớn, phân bổ tập trung chủ yếu ở các phường, xã: Long Sơn, Nghĩa Hoà, Quang Tiến, Nghĩa Thuận và Nghĩa Tiến.
- Cát, sỏi xây dựng và vàng sa khoáng: Phân bổ tập trung ở các xã, phường có Sông Hiếu chảy qua như: Hoà Hiếu, Quang Phong, Quang Tiến, Nghĩa Hoà, Long Sơn, tổng trữ lượng gỗ khoảng 100.000m3 (chưa tính nứa, mét, tre...) .[27].
Địa hình khá đa dạng, toàn bộ diện tích chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng. Hiện trạng sử dụng đất đến ngày 01/01/2012 :
Tổng diện tích: 13.500 ha (chiếm 0,82% diện tích tự nhiên tỉnh Nghệ An), Trong đó: Đất nông nghiệp: 6.702 ha
Đất lâm nghiệp: 3.232,7 ha Đất chuyên dụng: 2.018,2 ha Đất ở: 441,1 ha .[14].
Như vậy, Tỉnh Nghệ An tính đến ngày 01/7/2013 có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Vinh, Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa, Thị xã Hoàng Mai và các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thị xã Thái Hòa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa phía Tây Tỉnh Nghệ an. Thị xã có 4 phường, 6 xã, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Thị xã Thái Hòa được ưu đãi đầu tư và xây dựng mở rộng phát triển để trước năm 2025, sẽ phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, tài chính - ngân hàng của vùng Tây bắc Nghệ an và trở thành thành phố loại 3 của vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ.[27].
2.1.2.1. Dân số và lao động
Tính đến cuối năm 2012 tổng dân số Thị xã Thái Hòa khoảng 61.018 người, mật độ dân số bình quân khoảng 452 người/km2. Dân số thành thị chiếm 2,96 %, dân số dân tộc thiểu số và nông thôn chiếm 97,04 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,87%.
Lao động Thị xã Thái hòa có tỷ lệ nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động khá cao. Dân số trong độ tuổi lao động là 41.525 người chiếm 68%, dân số có khả năng lao động là 39.760 người, chiếm 65,1% tổng dân số.[14].
Người dân Thị xã Thái Hòa lao động cần cù, sáng tạo và mến khách và có một lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để tạo nguồn nhân lực cho việc phát triển các loại hình kinh doanh trên địa bàn, vừa giải quyết công ăn việc vừa đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Có hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ và đường bộ, nơi ngã tư giao nhau của hai con đường giao thông chiến lược quan trọng, đó là quốc lộ 48 và đường Hồ Chí Minh nối liền Bắc - Nam; Quốc lộ 15A, hệ thống giao thông tỉnh lộ, huyện lộ... rất thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, thị xã còn có tuyến đường sắt nối thị trấn Cầu Giát của huyện Qùnh lưu đến trung tâm Thị xã; đây là một trong ít tuyến đường sắt nội tỉnh ở Việt nam, nối đường sắt quốc gia với vùng đất đỏ Phủ Quỳ.
Có các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đá mỹ nghệ xuất khẩu đi Trung Quốc, Ấn Độ...Đặc biệt Nhà máy sữa TH, nhà máy sữa Đông Hiếu, nhà máy ép dứa cô
đặc... cung cấp các sản phẩm cho toàn quốc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, Thị xã Thái Hòa đang trên đà thu hút các nhà đầu tư .Hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố và xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư trên địa bàn trong năm 2010 gần 410 tỷđồng ( Nhà nước 160 tỷđồng, ngoài nhà nước 250 tỷđồng).
Nhìn chung, Thái hòa đã hội tụ các yếu tốđể sớm phát triển trở thành trung tâm kinh tế - xã hội phát triển vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ an. Bởi Thái Hòa là một đô thị trẻ có diện tích đất tự nhiên rộng, lại rất màu mỡ “nam Đắc Lắc - bắc Phủ Quỳ”, người dân Thái Hòa rất năng động, sáng tạo, đời sống dân cư khá, sức dân lớn; hệ thống chính trị đoàn kết thống nhất cao cùng với sự phát triển mạnh của cơ sở hạ tầng là một trong những thế mạnh của Thị xã Thái Hòa trong thời kỳ hội nhập.
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Thái Hòa Thái Hòa
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế Thị xã Thái Hòa cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã ra đời và phát triển một cách nhanh chóng, theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế Thị xã về số hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Năm 2010 có 1.547 hộ kinh doanh (trong đó: 1.037 hộ lập bộ quản lý thuếổn định hàng tháng, 510 hộ quản lý thu môn bài).
Năm 2011 có 1.850 hộ kinh doanh (trong đó: 1.227 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 623 hộ quản lý thu môn bài).
Đầu năm 2012 có 2.050 hộ kinh doanh (trong đó: 1.536 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 514 hộ quản lý thu môn bài), đến cuối tháng 10 năm 2012 có 2.175 hộ kinh doanh (trong đó: 1.590 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 585 hộ quản lý thu môn bài, trong đó loại hình hộ kinh doanh ngành nghề bán lẻ thương nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là 50,2% (1.093 hộ/2.175 hộ), tiếp đến hộ kinh doanh ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ là 19% (413 hộ/2.175 hộ), hộ kinh doanh ngành ăn uống chiếm tỷ lệ 12,4% (271 hộ/2.175 hộ), hộ kinh doanh ngành nghề vận tải chiếm tỷ lệ 11% (237 hộ/2.175 hộ), cuối cùng là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ 7,4% (161 hộ/2175 hộ). (Hình 2.1).
Sản xuất (7,4%) Thương nghiệp (50,2%) Ăn uống (12,4%) Dịch vụ (19%) Vận tải (11%) Hình 2.1. Cơ cấu loại hình ngành nghề hộ kinh doanh (Nguồn : Sổ bộ thuế - Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa)
Các Hộ kinh doanh phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các Hộ kinh doanh đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu Ngân sách cho Thị xã.
Tuy nhiên, phần lớn Hộ kinh doanh có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Các Hộ kinh doanh có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh các hộ kinh doanh làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng địa bàn rộng, phức tạp đặc trung của điều kiện tự nhiên của địa phương để trốn thuế, nhất là hộ kinh doanh vận tải. Mặt khác, do việc định hướng kinh doanh ban đầu chưa rõ ràng, nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh hoặc kê khai kinh doanh có một số Hộ kinh doanh không hoạt động, có một số hộ kinh doanh chưa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không có hiệu quả, có khoảng 7% hộ kinh doanh sau khi được thành lập từ 6 - 7 tháng lại xin thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các hộ kinh doanh tại Thị xã Thái Hòa thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các hộ kinh doanh khi sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các hộ kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuếđối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách Thị xã, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ THÁI HÒA 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy. 2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
Song song với việc chia tách địa giới hành chính, các cơ quan, tổ chức.... trên địa bàn cũng dần đi vào hình thành và hoạt động. Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa được thành lập trên cơ sở Quyết định số 575/QĐ-BTC ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc thành lập Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa thuộc Cục thuế tỉnh Nghệ an.
Là 01 trong 21 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Nghệ an, Chi cục thuế Thị xã Thái Hòa nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước chịu sự lãnh đạo theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Là cơ quan công quyền trực tiếp tổ chức thu thuế dựa trên kế hoạch giao, quyết toán thuế và đánh giá kết quả, kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, phối hợp với các cơ quan hữu quan tại địa phương, trong tỉnh, ngoài tỉnh để phối hợp và quản lý nguồn thu, thực hiện theo pháp luật nhà nước, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Giải quyết đơn thư khiếu nại theo thẩm quyền.
Đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Chi cục Thuế đến nay có tổng số cán bộ công chức: 52 người, cơ cấu nhân sựđược bố trí gồm:
+. Cán bộ lãnh đạo: 03 người ( 01Chi cục trưởng và 02 phó Chi cục trưởng) 1. Đội THNVDT-KK-KKT&TH: Bao gồm: 08 người
- Đội trưởng: 01 người - Cán bộ tin học: 02 người
- Cán bộ tuyên truyền: 01 người - Cán bộ tổng hợp dự toán: 01 người - Cán bộ lập bộ thuế khoán: 01 người
- CB lập bộ thuế phi nông nghiệp, phụ trách kê khai thuế: 02 người 2. Đội trước bạ: 4 người
- Đội trưởng: 01 người
- Cán bộ thu trước bạ ôtô, xe máy: 01
- Cán bộ thu trước bạđất, tiền sử dụng đất: 01 - Cán bộ thu thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất: 01. 3. Đội kiểm tra Nội bộ: 03 người
4. Đội Kiểm tra thuế số 1: 06 người
(Gồm 02 đoàn Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế).
5. Đội Thuế Liên phường xã: 14 người/1590 hộ quản lý thu thuế tháng 6. Đội Kiểm tra, Quản lý nợ &CCNT: 5 người/242 doanh nghiệp 7. Đội HC - NS - TV -AC: 9 người
- Đội trưởng: 01 người - Kế toán ấn chỉ: 01 người - Kế toán chi: 01 người - Văn thư, kho quỹ: 01 người
Hợp đồng:
- Lái xe: 01người - Nấu ăn: 01người - Tạp vụ: 01người - Bảo vệ: 02 người
Số lượng cán bộ ban đầu thành lập Chi cục là 42 người, trình độ chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, trình độđại học và trung cấp chỉ có 30 người chiếm 71%; còn lại là sơ cấp, phổ thông chiếm 29%. Đến nay, tổng số cán bộ công chức là 52 người, trình độđại học 38 người chiếm 73%, trung cấp 9 người chiếm 17,4%, trình độ phổ thông 05 người chiếm 9,6%. Tổ chức bộ máy từ 12 đội trạm thuế năm 2008 đã rút gọn xuống 07 đội thuế năm 2011. Năm 2012 Cục thuế Nghệ an giao chỉ tiêu biên chế cho Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa 52 cán bộ công chức, trong đó trong biên chế 47 cán bộ công chức chiếm 90,3%, hợp đồng dài hạn 5 cán bộ chiếm 9,7%, so với năm
2011 cán bộ công chức giảm 04 người là do số cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu. [17].
Đểđảm bảo khách quan và nắm chắc địa bàn, tình hình phát triển kinh doanh