b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa
2.3.3. Quản lý thun ộp thuế và quản lý nợ thuế
2.3.3.1. Thực trạng quản lý thu nộp thuế.
Quản lý thu nộp thuế là khâu thiết thực đem lại số thu thực tế cho Ngân sách Nhà nước. Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế, vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành.
Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay, Đội THNVDT- KKKTT&TH ”căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký hoặc Đội trưởng Đội THNVDT-KKKTT&TH ký Thông báo thuế (trong trường hợp được Chi cục trưởng Chi cục Thuế uỷ quyền); chuyển Sổ bộ thuế và Thông báo thuế đã được ký duyệt cho Đội thuế Liên phường xã. Thông báo thuế có thể được cán bộ thuế gửi trực tiếp đến hộ kinh doanh, gửi qua bưu điện hoặc thông qua nhân viên uỷ nhiệm thu (tại các địa bàn vẫn thực hiện uỷ
nhiệm thu). Việc gửi Thông báo thuế được thực hiện chậm nhất là ngày 20/01 hàng năm. “.[21].
Hiện nay, căn cứ vào chức năng các Đội thuế và Quy trình quản lý thuế, Chi cục thuếđã triển khai việc quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tức là mỗi đội quản lý, theo dõi một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuếđến khi nộp thuế vào ngân sách và quyết toán số thuế, do đó, đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp nói riêng. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn đểđánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp.
Xác định công tác quản lý thu nộp thuế là công việc cuối cùng chu trình tính thuế. Việc quản lý khâu thu nộp thuế đối với các hộ kinh doanh được thực hiện như sau. Ngoài công việc Thông báo ổn định 01 năm cho hộ kinh doanh, hàng tháng căn cứ vào sổ bộ thuế sau khi đã trừ miễn giảm, bỏ, điều chỉnh giảm hoặc tăng doanh thu, phát sinh mới bộ phận nghiệp vụ trình lãnh đạo duyệt và phát hành bảng kê nộp thuế đến từng đối tượng nộp thuế. Trong thời gian quy định đối tượng nộp thuế sẽ tiến hành nộp tiền thuế. Đối với các hộ mở sổ sách kế toán, hộ kê khai phải chủ động nộp trực tiếp vào kho bạc. Đối với các hộ khoán doanh thu, hộ kinh doanh nhỏ lẻ cán bộ quản lý gửi bảng kê trực tiếp hộ đi nộp hoặc cán bộ Ủy nhiệm thu đối với
những phường xã có hợp đồng Ủy nhiệm thu thì cán bộ này trực tiếp nhận bảng kê tại cán bộ quản lý và tiến hành phát bảng kê, cuối ngày lập bảng kê nộp thuế tổng hợp đã thu được trong ngày và nộp vào kho bạc. Cán bộ thuế có trách nhiệm đôn đốc theo dõi các hộ trên địa bàn mình phụ trách, đôn đốc hộ kinh doanh và giám sát Ủy nhiệm thu nộp thuế tại kho bạc đúng thời gian quy định ghi trong bảng kê nộp thuế. Sau đó, cán bộ thuế theo dõi kết quả thu hộ kinh doanh để cuối tháng tổng hợp báo cáo vềĐội thuế Liên phường xã để nắm bắt tình hình thực hiện dự toán mà Chi cục đã giao dự toán thu cho Đội. “Đội thuế liên xã, phường, thị trấn ngoài nhiệm vụ
hướng dẫn, quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của ủy nhiệm thu thuế còn phải thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đôn đốc thu tiền thuế nộp của ủy nhiệm thu và thực hiện đôn đốc, cưỡng chế nợ thuếđối với người nộp thuế nộp thuế
qua ủy nhiệm thu”.[22].
Về trình tự, nếu ngày cuối cùng của tháng sau khi cán bộ quản lý hoặc Ủy nhiệm thu đã đôn đốc trực tiếp tại hộ kinh doanh, hộ chưa nộp thuế thì từ ngày 01 đến 05 tháng sau cán bộ quản lý đối chiếu trực tiếp Đội THNVDT-KK-KTT&TH xác định rõ số tiền thuế nợ và tiến hành phát giấy mời lên Đội thuế làm việc, lập biên bản ghi rõ hạn nộp và gửi cho hộ thực hiện. Nếu đến hạn nộp ghi trong biên bản, hộ không nộp thì trích thông báo phạt nộp chậm tiền thuế tại ứng dụng quản lý nợ gửi thông báo lần 1, lần 2, lần 3 và tính tiền phạt nộp chậm tiền thuế 0,05%/ngày.
“Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợđã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT (ban hành kèm theo quy trình cưỡng chế
nợ thuế”.[22].
Thực hiện Luật quản lý thuế, Chi cục đã tổ chức quản lý theo chức năng và áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuếđối với người nộp thuế. Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong các chức năng của luật qui định. Bộ máy quản lý nợ của Chi cục thuế Thị xã Thái Hòa được thực hiện thông suốt và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng với mục tiêu đảm bảo thu và đôn đốc thu nợ thuế vào ngân sách Nhà nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ người nộp thuế ngày càng tốt hơn. Với ứng dụng quản lý thuế hiện đại, công tác
quản lý nợ đã phát huy được hiệu quả góp phần cho Chi cục thuế luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện nhiệm vụ chính trị, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan nên số nợđọng thuế vẫn tăng.( Bảng 2.7)
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả thu nộp hộ kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Sbố hộ lập ộ (hộ) Số tiền thuế hộ lập bộ (ghi thu) Số tiền đã nộp vào NSNN Số tiềnn thuế ợ Tỷ lệ số nộp/số lập bộ (%) 1 2 3 4 5 6 = 5-4 7=5/4 1 2010 1.547 8.760 7.597 1.163 86,7 2 2011 1.850 9.450 8.103 1.347 85,7 3 2012 2.175 10.350 9.125 1.225 88,2 Cộng 5.572 28.560 24.825 3.735 86,9 (Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa)
Toàn Thị xã hiện nay ( tính đến hết năm 2012 là: 2.175 hộ, chỉ có 925 hộ nộp thuế trực tiếp tại Kho bạc (chiếm 42,5% số hộ quản lý), số còn lại (57,5%) cán bộ ủy nhiệm thu thuế trực tiếp thu tiền và tổng hợp bảng kê nộp về kho bạc. Tuy vậy, qua số liệu tại Bảng 2.7 cho thấy số tiền thuế nợđọng nhiều và có chiều hướng tăng lên (Năm 2010: Đọng 1.163 triệu đồng, tỷ lệ thu chỉ đạt 86,7%; Năm 2011: Đọng 1.347 triệu đồng, tỷ lệ thu đạt 86,7%; Năm 2012: Đọng 1.225 triệu đồng, tỷ lệ thu đạt 88,2%).
Mặc dù công tác thu qua kho bạc Nhà nước vẫn có nhiều khó khăn do cán bộ kho bạc ít, do đó không mởđược nhiều điểm thu nên phần lớn thu thuế qua cán bộ ủy nhiệm thu phải trực tiếp thu tiền tại hộ kinh doanh và nộp vào kho bạc. Trong 3 năm qua tổng số thuế thu nộp vào kho bạc chỉ đạt 86,9% so với bộ thuế quản lý nhưng không có trường hợp cán bộđã thu tiền thuế chưa nộp vào kho bạc, không có hiện tượng xâm tiêu lạm dụng tiền thuế. Kế hoạch thu nợ Cục thuế Nghệ an giao Chi cục Thị xã Thái hòa không đạt chỉ tiêu thu nợ ( để vượt quá 5% tổng số thu.)
+ Nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số hộ kinh doanh chưa cao, chưa tự giác. Công tác tuyên truyền, phê phán chưa thường xuyên nên tạo sự không bình đẳng giữa người nộp thuế tốt và người nộp thuế chây ỳ nợđọng thuế. + Mạng công nghệ thông tin cập nhật dữ liệu của người nộp thuế chưa kịp thời. Người nộp thuế nộp sai mục lục ngân sách, sai mã số thuế còn nhiều diễn ra thường xuyên liên tục. Nhiều hộ kinh doanh tự ý bỏ nhưng không thông báo huỷ mà số thuế cán bộ thuế chưa kịp thời phát hiện nên bộ phận nghiệp vụ vẫn căn cứ vào số hộđã duyệt ra thông báo thuế làm tăng số nợđọng ảo.
+ Số bộ phận không nhỏ còn chây ỳ, dây dưa, chiếm dụng tiền thuế; có khi còn suy tính do tỷ lệ phạt chậm nộp thuế trên ngày thấp (0,05% ngày); so sánh có thời điểm thấp hơn lãi suất vay ngân hàng.
+ Cán bộ thuế đôn đốc thu nộp chưa được thường xuyên. Chưa làm hết trách nhiệm, nếu có làm thì chỉ mang tính hình thức.
+ Sự kết hợp của Chi cục thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Công an và các cấp chính quyền trong công tác thu nợ chưa hiệu quả. Chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ chưa đủ mạnh để răn đe các vi phạm nợ thuế.
+ Kinh tế thế giới suy thoái, khủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm gần đây nên tình hình trong nước diễn biến phức tạp, Nhà nước áp dụng các chính sách kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng và quản lý chi tiêu công nên dẫn đến người nộp thuế gặp nhiều khó khăn về huy động vốn nên dẫn đến làm tăng số hộ kinh doanh nợ tiền thuế.
2.3.3.2. Công tác quản lý nợ thuế
Báo cáo số liệu về nợ thuế của các hộ kinh doanh có tại Chi cục thuế, qua các năm tại Bảng 2.8 tổng số nợ thuế trên tổng số thu có chiều hướng tăng 2 năm, năm 2010 là 15,3%; năm 2011 là 16,6%, năm 2012 giảm chỉ còn 13,4%. Tuy nhiên, nợ thuế vẫn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu so với tổng nợ có chiều hướng tăng qua các năm, năm 2010 là 70,9%; năm 2011 là 69,8%; năm 2012 là 78,8%.
Bảng 2.8. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2010-2012 ĐVT : Triệu đồng Năm Tổthu ng số Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Tổng số nợ/Tổng số thu (%) Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) 1 2 3 4 5= 3/4 6 = 4/3 2010 7.597 1.163 825 15,3 70,9 2011 8.103 1.347 940 16,6 69,8 2012 9.125 1.225 965 13,4 78,8 Cộng 24.825 3.735 2.730 15,0 73,0 (Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa)
Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay nếu hộ kinh doanh chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm rất thấp chỉ có 0,05%/ ngày nộp chậm, nếu hộ kinh doanh nợ thuế trên 90 ngày cơ quan thuế mới được làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để cưởng chế, trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được 1 hộ kinh doanh vi phạm rất phức tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được. Vì vậy, khi đến thời gian cưỡng chếđược có hộ kinh doanh đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó để cưỡng chế. Mặt khác, số tiền thuế nợ của hộ kinh doanh ít rất nhiều so với số tiền thuế nợ của Doanh nghiệp, nên để thành lập một hội đồng cưỡng chế bao gồm các cơ quan để phối hợp cưỡng chế xem ra là không khả quan.
Về mặt chính sách, chưa đủ mức độ răn đe cho nên hộ kinh doanh cố tình chậm nộp, cố tình không nộp để chiếm dụng tiền thuế. Chính vì vậy, ngày 20 tháng 11 năm 2012 Quốc Hội đã ban hành Luật số 21/2012/QH13” Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Theo đó, điều 106 được sửa đổi bổ sung như sau:
“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm
nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá 90 ngày; 0,07%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn 90 ngày.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.”[20].
Về phía chủ quan của cơ quan thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa chủđộng thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp đểđôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện nộp số thuế nợđọng vào Ngân sách. Do đó, các hộ kinh doanh cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợđọng nhằm chiếm dụng tiền thu.
2.3.4. Công tác kiểm tra thuế
Công tác thanh tra kiểm tra thuế là khâu nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó vừa liên quan đến mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vừa có tác dụng đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và sự nghiêm minh của pháp luật. Thông qua công tác kiểm tra phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực.
Việc hộ kinh doanh tự khai thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực để tăng cường công tác, kiểm tra việc thu nộp thuế và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh theo quy định; giải quyết các khiếu nại về thuế kịp thời, đã góp phần giảm tiêu cực trong ngành thuế và tăng lòng tin và tính tuân thủđối với hộ kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các hộ kinh doanh.
Căn cứ vào danh sách thống kê tổng hợp các hộ có đơn tạm nghỉ kinh doanh, các hộ không chấp hành kê khai thuế (nhất là đối với các hộ kinh doanh vận tải) Đội kiểm tra nội bộ phối hợp đội thuế liên phường xã lập kế hoạch kiểm tra hàng tháng sau khi có sự phê duyệt của Chi cục trưởng hoặc Chi cục phó phụ trách.
Bảng 2.9. Tình hình kiểm tra thuế tại địa điểm hộ kinh doanh Số lượng hộ kinh
doanh kiểm tra ( hộ ) Kết quả xử lý (triệu đồng) Truy thu và phạt Năm KH TH T% ỷ lệ Phạt VPHC qua đơn tạm nghỉ kinh doanh Phạt VPHC hành vi trốn lậu thuế Cộng Thuế xử lý bình quân 1 hộ kinh doanh 2010 215 110 51,1 32,5 89,6 122,1 1,11 2011 240 210 87,5 55,6 76,5 132,1 0,63 2012 301 270 89,7 65,3 91,2 156,5 0,58
(Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa)
Số liệu Bảng 2.9 cho thấy, thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế năm 2010 là 51,1%, năm 2011 là 87,5%, năm 2012 là 89,7%; Tương đương là kết quả xử lý truy thu và phạt năm 2010 thuế bình quân 1,11 triệu đồng, năm 2011 thuế bình quân 0,63 triệu đồng, năm 2012 thuế bình quân 0,58 triệu đồng. Số thuế truy thu và phạt chủ yếu là do lỗi phạt vi phạm đối với hộ kinh doanh có đơn nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh và hộ kinh doanh có hành vi trốn lậu thuế như kê khai thuế chậm trên 90 ngày, xuất hóa đơn khống...
2.3.4.1. Phạt vi phạm hành chính qua đơn tạm nghỉ kinh doanh
Hộ nghỉ kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số thu của Chi cục, đương nhiên việc nghỉ kinh doanh là việc không tránh khỏi song nhiều trường hợp dựa vào đó để trốn thuế.
Quản lý hộ nghỉ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Thái hòa là rất phức tạp đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ và am hiểu về địa bàn, địa chỉ thực hộ kinh doanh. Hàng năm, qua theo dõi của Chi cục thì số lượt hộ cá thể xin nghỉ kinh doanh là tương đối lớn, năm 2010 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 1.800 lượt, thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên 110 hộ, năm 2011 con số lượt hộ nghỉ kinh doanh là 2.500 lượt,