b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Thái Hòa
củng cố và xây dựng mới với tổng số vốn đầu tư trên địa bàn trong năm 2010 gần 410 tỷđồng ( Nhà nước 160 tỷđồng, ngoài nhà nước 250 tỷđồng).
Nhìn chung, Thái hòa đã hội tụ các yếu tốđể sớm phát triển trở thành trung tâm kinh tế - xã hội phát triển vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ an. Bởi Thái Hòa là một đô thị trẻ có diện tích đất tự nhiên rộng, lại rất màu mỡ “nam Đắc Lắc - bắc Phủ Quỳ”, người dân Thái Hòa rất năng động, sáng tạo, đời sống dân cư khá, sức dân lớn; hệ thống chính trị đoàn kết thống nhất cao cùng với sự phát triển mạnh của cơ sở hạ tầng là một trong những thế mạnh của Thị xã Thái Hòa trong thời kỳ hội nhập.
2.1.3. Khái quát tình hình phát triển hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Thái Hòa Thái Hòa
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, kinh tế Thị xã Thái Hòa cũng chuyển biến mạnh mẽ. Các hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã ra đời và phát triển một cách nhanh chóng, theo số liệu báo cáo của Chi cục thuế Thị xã về số hộ kinh doanh đang hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: Năm 2010 có 1.547 hộ kinh doanh (trong đó: 1.037 hộ lập bộ quản lý thuếổn định hàng tháng, 510 hộ quản lý thu môn bài).
Năm 2011 có 1.850 hộ kinh doanh (trong đó: 1.227 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 623 hộ quản lý thu môn bài).
Đầu năm 2012 có 2.050 hộ kinh doanh (trong đó: 1.536 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 514 hộ quản lý thu môn bài), đến cuối tháng 10 năm 2012 có 2.175 hộ kinh doanh (trong đó: 1.590 hộ lập bộ quản lý thuế ổn định hàng tháng, 585 hộ quản lý thu môn bài, trong đó loại hình hộ kinh doanh ngành nghề bán lẻ thương nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất là 50,2% (1.093 hộ/2.175 hộ), tiếp đến hộ kinh doanh ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ là 19% (413 hộ/2.175 hộ), hộ kinh doanh ngành ăn uống chiếm tỷ lệ 12,4% (271 hộ/2.175 hộ), hộ kinh doanh ngành nghề vận tải chiếm tỷ lệ 11% (237 hộ/2.175 hộ), cuối cùng là ngành sản xuất chiếm tỷ lệ 7,4% (161 hộ/2175 hộ). (Hình 2.1).
Sản xuất (7,4%) Thương nghiệp (50,2%) Ăn uống (12,4%) Dịch vụ (19%) Vận tải (11%) Hình 2.1. Cơ cấu loại hình ngành nghề hộ kinh doanh (Nguồn : Sổ bộ thuế - Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa)
Các Hộ kinh doanh phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến vận tải, đồng thời bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề như kết hợp cả kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các Hộ kinh doanh đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu Ngân sách cho Thị xã.
Tuy nhiên, phần lớn Hộ kinh doanh có số vốn lớn tương đối ít, chủ yếu số vốn kinh doanh của các doanh nghiệp ở mức vừa và nhỏ. Các Hộ kinh doanh có xu hướng đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu thấp, tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh các hộ kinh doanh làm ăn nghiêm chỉnh, kinh doanh tuân thủ pháp luật của Nhà nước thì vẫn còn không ít các hộ kinh doanh không trung thực, tính tuân thủ pháp luật Nhà nước về tài chính và kinh tế còn kém. Đặc biệt là lợi dụng địa bàn rộng, phức tạp đặc trung của điều kiện tự nhiên của địa phương để trốn thuế, nhất là hộ kinh doanh vận tải. Mặt khác, do việc định hướng kinh doanh ban đầu chưa rõ ràng, nên sau khi được cấp giấy phép kinh doanh hoặc kê khai kinh doanh có một số Hộ kinh doanh không hoạt động, có một số hộ kinh doanh chưa thật sự tổ chức kinh doanh ngay, hoặc hoạt động không có hiệu quả, có khoảng 7% hộ kinh doanh sau khi được thành lập từ 6 - 7 tháng lại xin thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Từ tình hình thực tiễn về sự phát triển của các hộ kinh doanh tại Thị xã Thái Hòa thời gian vừa qua và xu hướng phát triển của nó. Điều này cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh ở khu vực này có vị trí quan trọng cần được tăng cường quản lý và khai thác nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Đồng thời phải tăng cường công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng để đảm bảo tất cả các hộ kinh doanh khi sản xuất kinh doanh đều phải tuân thủ pháp luật. Mặt khác, giúp các hộ kinh doanh phát triển theo định hướng của Nhà nước và quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình quản lý thu thuếđối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh là điều hết sức cần thiết, không chỉ trên phương diện đảm bảo số thu cho ngân sách Thị xã, mà còn có ý nghĩa trên phương diện quản lý.