Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 81)

b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa

2.3.1.Đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê khai thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế thực hiện khai báo sự hiện diện của mình và nghĩa vụ phải nộp một hoặc một số loại thuế với cơ quan quản lý thuế. Pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định các nội dung gồm: Đối tượng phải đăng ký thuế, thời hạn đăng ký thuế, hồ sơđăng ký thuế, địa điểm nộp hồ sơđăng ký thuế, thời hạn cấp và các loại Giấy chứng nhận đăng ký thuế (cấp mới, cấp lại…). Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế còn quy định về mã số thuế và việc sử dụng mã số thuếđối với người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế với cơ quan liên quan; quy định các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế và thủ tục chấm dứt mã số thuế và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế…

So với trước đây, thủ tục đăng ký thuếđã có nhiều cải cách quan trọng. Đó là việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế, tiếp đến thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một mã số, sau cùng là gộp cả 3 thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, ....được thực hiện theo

cơ chế một cửa liên thông. Hiệu quả nổi bật của việc cải cách về thủ tục hành chính này là thời gian thực hiện 3 thủ tục (trong đó có thủ tục đăng ký thuế) đã rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 5 ngày.

Quản lý được số lượng hộ kinh doanh là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế, có quản lý được hộ kinh doanh thì các công việc tiếp theo để triển khai công tác thu thuế mới tiến hành được tốt, thông qua công tác này giúp cho cơ quan thuế nắm bắt được số lượng hộ kinh doanh đăng ký, kê khai nộp thuế, giúp Lãnh đạo Chi cục nắm bắt được tình hình kinh doanh của các hộ kinh doanh, từđó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả nhất là trong quản lý thuế. Thực chất của việc quản lý hộ kinh doanh đăng ký, kê khai thuế là quản lý bằng mã số thuế, theo quy định của luật thì:

“ Mã s thuế đã cp cho người np thuế là ch h kinh doanh hoc mt cá nhân không thay đổi trong sut cuc đời ca cá nhân đó, k c trường hp đã ngng hot động kinh doanh sau đó kinh doanh tr li”.[10].

Thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh, mức vốn đăng ký kinh doanh tương ứng ngành nghề do Phòng đăng ký kinh doanh thuộc UBND Thị xã cấp, thủ tục đăng ký thuế - mã số thuế do Chi cục Thuế cấp; Thực tế cho thấy sự phối hợp thống nhất để quản lý giữa các cơ quan còn thiếu chặt chẽ, nên nhiều hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh nhưng đến cơ quan thuế đăng ký thuế để được cấp mã số thuế chậm hoặc cố tình không đăng ký thuế, trốn thuế như các hộ kinh doanh vận tải, sản xuất mộc, sản xuất gạch ngói xây dựng. Sự thiếu chặt chẽ thể hiện chưa có sựđồng nhất trong công tác quản lý số lượng hộ kinh doanh thực tế đăng ký kinh doanh tại UBND Thị xã và số lượng hộ đăng ký thuế tại Chi cục Thuế. Số liệu giữa 02 cơ quan thường không thống nhất và cũng chưa có văn bản pháp lý cụ thể nhằm phối hợp để quản lý. Đồng thời, mức độ quản lý lỏng lẻo của Phòng đăng ký kinh doanh là không nắm rõ thực tếđối tượng đăng ký kinh doanh có đăng ký đúng ngành nghề hay không vì chưa có văn bản quy định Phòng đăng ký kinh doanh có quyền kiểm tra thực tế hộ kinh doanh để cấp đăng ký kinh doanh.

Qua thu thập số liệu tại Chi cục Thuế Thị xã Thái Hòa, Bảng 2.4; Bảng 2.5 đã phản ánh chi tiết tình hình thực trạng hộ kinh doanh đăng ký thuế (cấp mã số thuế), kê

khai thuế, sự thất thu về số lượng hộ kinh doanh và số tiền thuế qua các năm theo ngành nghề.

Bảng 2.5 thể hiện rõ tỷ lệ hộ kinh doanh kê khai thuế, nộp thuế so với số hộ kinh doanh thực tế đang kinh doanh là 92,7 % (chênh lệch -122 hộ) năm 2010; 94,5% năm 2011 (chênh lệch -108 hộ); Năm 2012 là 94,1 % (chênh lệch -136 hộ). Như vậy, giai đoạn 2010-2012 ý thức tự giác đến cơ quan thuế khai thuế, đăng ký thuế nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh có phát triển. Nhưng vẫn còn một số hộ kinh doanh đang cố tình trốn thuế, không chấp hành nghĩa vụ thuế. Từđó, dẫn đến kết quả thất thu cho Chi cục số tiền thuế không nhỏ qua phép tính:

Năm 2010, bỏ sót 122 hộ, tương đương số tiền thuế 471.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 690 triệu.

Năm 2011, bỏ sót 108 hộ, tương đương số tiền thuế 426.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 552 triệu.

Năm 2012, bỏ sót 136 hộ, tương đương số tiền thuế 397.000 đ/tháng/hộ, 01 năm thất thu: 648 triệu.

Bng 2.4. Tng hp kết quảđiu tra, kho sát h kinh doanh đã lp b qun lý so vi h kinh doanh đang thc tế kinh doanh giai đon 2010- 2012

(Ngun: Chi cc Thuế Th xã Thái Hòa) T T Năm S hthc tế kinh doanh (h) S h lp b (h) S tin thuế lp b (triu đồng) Chênh lch sh (h) Bình quân stin thuế 1 h/ 1 tháng (triu đồng) S tin thuế tht thu 1 năm (triu đồng) 1 2 3 4 5 6 = 3-4 7 = 5/4/12 tháng 8 = 7x6x12 tháng 1 2010 1.669 1.547 8.760 122 0,471 690 2 2011 1.958 1.850 9.450 108 0,426 552 3 2012 2.311 2.175 10.350 136 0,397 648 Cng 5.938 5.572 28.560 366 1,294 1.890

Bng 2.5. Chi tiết theo ngành ngh kết quảđiu tra, kho sát h kinh doanh đã lp b qun lý so vi h kinh doanh

đang thc tế kinh doanh giai đon 2010- 2012

Đơn vị tính: Hộ kinh doanh

(Ngun: Chi cc Thuế Th xã Thái Hòa)

2010 2011 2012 TT Ngành nghkinh doanh S hthc tế kinh doanh S h khai, đăng ký thuế lp bChênh lch ( +;-) T l(%) S hthc tế kinh doanh S hkê khai, đăng ký thuế lp bChênh lch ( +;-) T l(%) S hthc tế kinh doanh S h khai, đăng ký thuế lp bChênh lch ( +;-) T l(%) 1 2 3 4 6=4-3 7=4/3 8 9 11=9-8 12=9/8 13 14 16=14-13 17=14/13 1 Sản xuất 161 120 -41 74,5 198 176 -22 88,9 187 161 -26 86,1 2 Thương nghiệp 850 802 -48 94,4 970 920 -50 94,8 1.120 1.093 -27 97,6 3 Ăn uống 171 164 -7 95,9 190 185 -5 97,4 280 271 -9 96,8 4 Dịch vụ 301 286 -15 95,0 365 340 -25 93,2 485 413 -72 85,2 5 Vận tải 186 175 -11 94,1 235 229 -6 97,4 239 237 -2 99,2 Cng 1.669 1.547 -122 92,7 1.958 1.850 -108 94,5 2.311 2.175 -136 94,1

Đánh giá s liu ti Bng 2.4; Bng 2.5 cho thy:

Ngành sn xut: Năm 2010 so với hộ thực tế đang kinh doanh, thất thu 41 hộ, chỉđạt 74,5% so với số lập bộ, năm 2011 thất thu 22 hộ, đạt 88,9%, năm 2012 thất thu 26 hộ, lập bộ chỉđạt 86,1%. Lý giải về số thất thu này một phần là do ý thức không chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, một phần cũng do nguyên nhân khách quan vì Thị xã Thái hòa trước đây là kết quả của sự chia tách huyện miền núi, ngành sản xuất chủ yếu là sản xuất mộc dân dụng và sản xuất gạch, ngói. Đối với ngành sản xuất mộc, vì hộ sản xuất mộc có địa điểm kinh doanh phức tạp, phạm vi sản xuất kinh doanh ở trong 01 gia đình, địa điểm kinh doanh không tập trung, chủ yếu nằm rải rác trên triền đồi, núi. Cho nên, cũng một phần gây khó khăn cho cán bộ thuế quản lý địa bàn được phân công theo dõi, quản lý. Mội lý do nữa, do là các hộ sản xuất mộc trên địa bàn Thị xã Thái hòa trước đây được công nhận là làng nghề, nhưng kể từ khi chia tách làng nghề không hoạt động tập trung nữa mà chia về các hộ gia đình, việc mất điện lại thường xuyên ảnh hưởng đến khâu sản xuất của hộ nên việc lập bộ quản lý thuế hàng tháng chỉ mang tính chất động viên để dần dần đưa họ vào quản lý chứ không thể quản lý chặt chẽđược.

Ngành thương nghip: Đây là ngành chủ yếu chiếm tỷ trọng cao 50,2% so với tổng các ngành mà hộ kinh doanh đang hoạt động, có số lượng các hộ kinh doanh lớn nhất và số hộ thất thu cũng không nhỏ. Năm 2010 bỏ sót 48 hộ tương ứng 94,4%, năm 2011 bỏ sót 50 hộ, lập bộ chỉđạt 94,8%, năm 2012 bỏ sót 27 hộ, lập bộ chỉ đạt 97,6. Việc quản lý ngành này khá phức tạp, đó là tỷ lệ GTGT của ngành thương nghiệp quá thấp (khu vực 1: 7%, khu vực 2: 4%), thuế suất 5% đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc thú ý, thuốc chữa bệnh, mặt hàng còn lại là: 10%. Cho nên, cơ quan thuế rất e ngại khi phải tổ chức điều tra doanh thu ngành này, vì nếu tổ chức điều tra doanh thu thì phần lớn doanh thu sẽ không tương ứng với mức thuế hộ đang nộp, phần thua sẽ thuộc về cơ quan thuế. Quản lý đối với ngành này phương pháp tối ưu là qua hội đồng tư vấn thuế phường xã xếp loại A,B,C sau đó ấn theo mức thuế tương ứng loại mà hộ kinh doanh đã bỏ phiếu bình bầu. Qua điều tra khảo sát, nguyên nhân thất thu số lượng hộ chủ yếu ở Chợ Hiếu chiếm 70% chủ yếu các hộ bán thịt. Đặc thù của mặt hàng này là sau khi đã giết mổ trâu, bò, lợn... tại các lò mổ, hộ ra kinh doanh tại chợ vào lúc mờ sáng và kết thúc

trước 07 giờ (giờ cơ quan nhà nước làm việc), cho nên gây khó khăn cho cơ quan thuế trực tiếp làm việc. 30% thất thu số lượng hộ còn lại do hộ kinh doanh có địa điểm không tập trung nên cán bộ thuế không quản lý hết được.

Ngành ăn ung: Năm 2010 bỏ sót 07 hộ tương ứng 95,9%, năm 2011 bỏ sót 05 hộ, đạt 97,4%, năm 2012 bỏ sót 09 hộ đạt 96,8%. Hoạt động của ngành này hết sức phức tạp và đa dạng, phân bố rộng khắp, việc thất thu số lượng hộ kinh doanh ngành này chủ yếu là hộ không cố định về địa điểm cũng như thời gian nên khó khăn trong công tác quản lý. Chủ yếu, số lượng hộ thất thu là các hộ kinh doanh buổi tối và kinh doanh các hẻm, ngõ cụt, không treo biển hiệu.

Ngành dch v: Năm 2010 bỏ sót 15 hộ, lập bộ chỉ đạt 95%, năm 2011thất thu 25 hộ, tương ứng 93,2%, đặc biệt năm 2012 thất thu 72 hộ, lập bộ chỉđạt 85,2%. Các loại hình dịch vụ thất thu chủ yếu trên địa bàn Thị xã là cho thuê nhà trọ, tắm nóng lạnh, giặt là, cắt tóc, gội sấy, photocopy, rửa xe máy, cầm đồ... Hoạt động của các đối tượng này không ổn định, có tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết. Thông thường các hộ này không đứng tên riêng mà hoạt động đi kèm với dịch vụ khác. Trong những năm gần đây, thất thu các loại hình dịch vụ này có xu hướng tăng lên. Mặc dầu cơ quan thuế đã có công văn phối hợp với Công an các phường xã lập lại trật tự các hộ kinh doanh ngành này nhưng hiệu quả không đáng kể. Việc chấp hành nộp thuế của các hộ mang tính chất chống đối và không hợp tác với cơ quan nhà nước.

Ngành vn ti: Năm 2010 thất thu 11 hộ tương ứng 94,1%, năm 2011 thất thu 06 hộ, tương ứng 97,4%, năm 2011 thất thu 02 hộ, tương ứng 99,2% So với các ngành khác, Chi cục thuế Thị xã Thái Hòa đã quản lý khá chặt chẽ đối với ngành. Đặc điểm cuả ngành này là địa điểm kinh doanh không cố định. Các chủ phương tiện nhiều khi không hoạt động thường xuyên trên địa bàn... Năm 2010 thất thu số hộ lớn với lý do thời gian này, cán bộ thuế quản lý hoạt động của các đối tượng này thất thường, khó kiểm soát. Có khi chạy vào ban ngày, khi lại chạy vào ban đêm, khi thì chạy trong giờ hành chính khi lại chạy ngoài giờ hành chính. Quản lý đối tượng này phụ thuộc vào ý thức tự giác của hộ thông qua chính quyền địa phương và khối xóm, động viên giải thích để hộ kê khai doanh thu tính thuế. Bước vào đầu năm 2011, Cục thuế Tỉnh Nghệ an đã có Công văn phối hợp với Sở giao thông vận tải

Nghệ an, đó là trước lúc các hộ có kinh doanh vận tải khám lưu hành định kỳ xe phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với cơ quan thuế địa phương thì mới cho khám. Song song với việc phối hợp, Chi cục Thuế đã yêu cầu chủ hộ kinh doanh kê khai thuế trước khi làm thủ tục trước bạ sang tên, đổi chủ hay đăng ký mới. Như vậy, công tác quản lý đối với ngành vận tải khá hiệu quả đã giảm thất thu cho ngành. Một số ít thất thu do xe đã gần hết thời gian lưu hành nên hộ cố tình không chấp hành.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 81)