b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa
2.6.5. Công tác khác
2.6.5.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế
Công tác tuyên truyền hổ trợ người nộp thuế tuy đã có cải tiến những vẫn chưa có nhiều hình thức tuyên truyền - hỗ trợđể mọi người, đặc biệt là đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành, chưa thực sự đáp ứng theo yêu cầu trong thực hiện tuyên truyền về cơ chế tự khai - tự nộp của ngành thuế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế mới.
Mặc dù, Chi cục thuế đã bố trí 01 cán bộ thưòng trực kiêm nhiệm công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, thủ tục hành chính thuế thông qua mô hình “một cửa”. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình này vẫn chưa cao, bởi vì sự phối hợp của bộ phận này với các bộ phận chức năng khác trong quá trình tổ chức thu thuế còn chưa chặt chẽ, việc lựa chọn để bố trí cán bộ có năng lực nghiệp vụ tại bộ phận này để có thể giải đáp và hướng dẫn trực tiếp kịp thời còn yếu và chậm.
Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, cứng nhắc, chưa gây được ấn tượng, thu hút công chúng.
Nội dung tuyên tuyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ đạo lý vì sao phải nộp thuế vì tiền thuế là lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng xã hội. Do đó, các tổ chức, cá nhân trong xã hội chưa coi tiền thuế chính là lợi ích thiết thực thực sự của mình. Nặng về phổ biến các quy định của chính sách thuế mới.
Việc tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, chưa thống nhất, đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
Việc phối kết hợp với các cơ quan quản lý về công tác tuyên truyền như phòng văn hóa của Thị xã và các cơ quan quan thực hiện công tác tuyên truyền như các báo, đài cả trung ương và địa phương chưa được tốt.
Công tác hỗ trợ hộ kinh doanh chưa xây dựng được một hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế chưa đầy đủ, chưa chính xác và chưa nhất quán.
Cách thức hỗ trợ còn thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động. Trong khi đó cơ sở vật chất và phương tiện làm công tác tuyên truyền và hỗ trợ hộ kinh doanh còn nghèo nàn, lạc hậu, chật trội không đáp ứng được yêu cầu của công việc này.
Ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế chưa cao. Do vậy, việc điều tra nhu cầu của đối tượng nộp thuế gặp khó khăn.
Nhu cầu đối thoại của hộ kinh doanh còn lớn nhưng Chi cục chưa thực hiện được thường xuyên hàng quý; công tác chuẩn bị một số cuộc đối thoại chưa chu đáo, do vậy đã hạn chếđến hiệu quả của công tác đối thoại.
Qua phân tích ở phần khảo sát đánh giá của hộ kinh doanh và cán bộ công chức thuế về công tác tập huấn, tuyên truyền hổ trợ cho hộ kinh doanh cho kết quả về sựđánh giá của hộ kinh doanh và cán bộ công chức thuế còn có sự khác nhau. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải có thay đổi cải tiến công tác này. Công tác tập huấn, hổ trợ hộ kinh doanh chiếm vị trí vai trò rất quan trọng, trong việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, công tác tập huấn và giải đáp luật thuếđược thực hiện tốt thì việc chấp hành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh chắc chắn sẽđược nâng lên.
2.6.5.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế
Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai, tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thu thuế. Tuy nhiên hiện nay tại Chi Cục thuế, trình độ cán bộ do quá trình đào tạo còn mang tính chắp vá cho nên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc tổ chức tập huấn nghiệp vụ, trao đổi thông tin còn ít. Chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng nên còn xảy ra tình trạng số liệu theo dõi không thống nhất giữa các bộ phận, đặc biệt là số lượng hộ kinh doanh, số nợ thuế và xác định tình trạng nợ thuế. Từđó, gây khó khăn cho công tác chỉđạo điều hành cũng như công tác phân tích tình trạng chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế.
Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lượng cán bộ không tăng mà số lượng hộ kinh doanh tăng nhanh dẫn đến việc
không nắm bắt kịp thời tình hình biến động về số lượng hộ kinh doanh cũng như biến động về sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh. Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin vềđối tượng nộp thuế để áp dụng các công nghệ quản lý tiên tiến và tra cứu thông tin nhanh chóng, chính xác.
Cán bộ công chức thuế tuy đã được chuyển đổi theo mô hình chức năng nhưng kỹ năng quản lý thuế theo từng chức năng chưa được đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp; trình độ sử dụng khai thác các chương trình ứng dụng tin học của cán bộ thuế, kể cả cán bộ lãnh đạo cơ quan thuế còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa; Vẫn còn có sai phạm về đạo đức nghề nghiệp, vi phạm kỷ luật...trong cán bộ công chức.
Kết luận Chương 2
Nói tóm lại, Chương 2 đã giới thiệu cụ thể từ cơ cấu bộ máy hoạt động, đến các yếu tố tự nhiên có thểảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, khái quát hóa được những thành tựu đã đạt được trong công tác thực hiện dự toán thu đồng thời nêu được thực trạng công tác quản lý thuế bao gồm: Công tác đăng ký thuế, kê khai thuế; Công tác quản lý doanh thu và thuế; Công tác quản lý thu nộp và quản lý nợ thuế; Công tác kiểm tra thuế và các công tác quản lý khác. Đồng thời, để chứng minh sự khách quan trong việc chấp hành pháp luật thuế, phần nội dung Chương 2 đã phân tích số liệu qua việc sử dụng phiếu điều tra khảo sát sự chấp hành pháp luật thuế của các hộ kinh doanh nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn Thị xã Thái Hòa theo định hướng nội dung công tác quản lý thuế nêu trên.
Đã phân tích và có dẫn chứng chứng minh các tồn tại trong công tác quản lý thuế, bao gồm tồn tại do yếu tố chủ quan và do yếu tố khách quan. Mục đích là nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục ở nội dung Chương 3.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THUẾĐỐI VỚI CÁC HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ
THỊ XÃ THÁI HÒA